KTTC1 - Trắc nghiệm tổng hợp 90

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
891. Công thức sau được sử dụng ở phương pháp khấu hao nào?
(Nguyên giá - Giá trị thanh lý ước tính) ÷ Thời gian sử dụng ước tính:
A. Phương pháp khấu hao đường thẳng
B. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
C. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
D. Cả 3 câu trên đều đúng

892. Công ty V mua một máy mới để sản xuất một loại sản phẩm. Giá mua máy là 650.000.000đ, chi phí lắp đặt là 25.000.000đ. Thời gian sử
dụng ước tính là 10 năm và giá trị thanh lý ước tính là 75.000.000đ. Công ty V dự tính trong tám năm đầu, mỗi năm sản xuất được 8.250 sản
phẩm từ máy này và 7.000 sản phẩm mỗi năm trong hai năm cuối. Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, tính chi phí khấu hao cho
năm đầu tiên:
A. 67,500,000
B. 65,000,000
C. 60,000,000
D. 57,500,000

893. Tại Công ty X vào ngày 06/11/N tăng một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 72.000.000đ. Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian sử dụng ước tính ban đầu là 5 năm. Ngày 01/01/N+2 hoàn thành việc nâng cấp TSCĐ này, chi phí nâng cấp được
tính vào nguyên giá là 12.400.000đ. Việc nâng cấp này sẽ kéo dài thời gian sử dụng TSCĐ ước tính đến 31/12/N+6. Giả sử giá trị thanh lý ước
tính của tài sản này trước và sau khi nâng cấp là 0đ. Khấu hao TSCĐ này tính trong tháng 11/N là:
A. 1.200.000
B. 1.000.000
C. 200.000
D. a, b, c sai
(Vì thời gian này chưa có sự nâng cấp nên tính giá trị hao mòn theo khấu hao đầu)

894. Cuối niên độ kế toán có thể xem xét để thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hoặc thay đổi phương pháp khấu hao đối với từng loại tài sản cố định . Điều này:
A. Được phép thực hiện vì khấu hao là một ước tính kế toán
B. Không được phép thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam
C. Không tuân thủ nguyên tắc nhất quán
D. Sẽ làm tiết kiệm chi phí về thuế

895. Tài sản cố định đã mua về nhưng giá trị của nó chỉ được phân bổ một cách có hệ thống vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời kỳ
mà nó sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, đó là do quy định của nguyên tắc kế toán nào dưới đây:
A. Phù hợp
B. Giá gốc
C. Hoạt động liên tục
D. Thận trọng

896. Chọn câu sai:
A. Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế
B. Giá trị sổ sách của TSCĐ chính là Giá trị còn lại
C. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì mức khấu hao giữa các kỳ kế toán của 1
tài sản phải như nhau không được quyền thay đổi
D. Nếu 1 TSCĐ đã khấu hao đủ Nguyên giá thì Giá trị sổ sách = 0

897. CTY S có số dư nợ phải thu khó đòi vào ngày 1/1/x là 10,000. Trong đó năm X, công ty xóa nợ phải thu khó đòi là 7,200, và thu được 2,100 nợ phải thu đã xóa sổ. Số dư phải thu khách hàng là 200,000 và 1/1 và 240,000 vào ngày 31/12. Vào ngày 31/12/X cty S ước tính 5% số dư phải thu khó có khả năng thu hồi. Hỏi chi phí liên quan đến lập dự phòng nợ khó đòi phát sinh tròn kỳ liên quan đến các nghiệp vụ trong ký là :
- Thu được nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ:
Nợ TK 2293: 7,200
Có TK 131: 7,200
- Nợ phải thu khó đòi khi đánh giá lại = 10,000 – 7,200 = 2,800
- Cuối năm lập dự phòng phải thu khó đọ = 5% x 240,000 = 12,000

Nợ TK 542/Có TK 2293: 9,200 = ( 12,000 - 2,800)
Tại ngày kết thúc niên độ, cổn ty ABC có số dư tài khoản Phải thu của khách hàng là 500 triệu đồng. Qua phân tich tuổi nợ , ABC ước tính khoản 93 triệu sẽ khó có thể thu được. Biết TK Dự phòng phải thu khó đòi có số dư đầu năm là 25 triệu đồng, trong năm công ty có sử dụng 10 tr để xóa sổ một số khoản nợ khó đòi. Vậy cách ghi nào sau đây là đúng?
Ghi Có TK Dự phòng phải thu khó đòi : 78 tr đồng
Khi xóa sổ 10 trđ: Nợ 2293/Có TK 131: 10.000.000
Dự phòng : Nợ TK 642/ Có TK 2293: 78.000.000


898. Chi phí sửa chữa nhằm khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ đang dùng vào hoạt động CS kinh doanh được ghi nhận:
A. Chi phí khác( 811)
B. Chi phí hdkd( tk 6*)
C. Tất cả đều đúng
D. Nguyên giá TSCĐ
( Các chi phí bảo dưỡng nhằm khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của TSCĐ theo trạng thái ban đầu được tính vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ)

899. Kế toán trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTHTC theo 3 nội dung:
Giá trị còn lại, nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế. Trong đó:
A. Nguyên giá
B. Giá trị hao mòn lũy kế ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …)
C. Giá trị còn lại được ghi âm

900. Tất cả các TSCĐ có liên quan đến quá trình SXKD đều phải trích khấu hao:
A. Sai
B. Đúng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top