“Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa?”, câu hỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đặt ra cho ứng viên.
Và hầu hết câu trả lời của những sinh viên vừa tốt nghiệp là: mới ra trường làm gì có kinh nghiệm...
“Bao vây” nhà tuyển dụng sau tọa đàm để tìm thêm kinh nghiệm
Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm giữa học và làm” của các bạn Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức vào chiều 13-3 trở nên nóng hơn bởi “gãi” đúng tâm tư của sinh viên: kinh nghiệm.
Đòi hỏi có vô lý?
“Sinh viên mới ra trường, chưa kinh qua một công việc nào thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”, một bạn nữ phát pháo về bức bối của mình và bạn bè, khi doanh nghiệp luôn yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc. Như vậy có phải doanh nghiệp đã đóng hẹp cánh cửa tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp?
“Phỏng vấn là để nhà tuyển dụng kiểm tra điều kiện ở ứng viên có đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ nắm sơ bộ những điều cần đầu tư cho ứng viên về lâu dài. Nếu ứng viên yếu kỹ năng và không có kinh nghiệm buộc chúng tôi phải đầu tư lại tất cả. Khoản đầu tư này sẽ là uổng phí vì các bạn đã được đào tạo ở trường” - ông Huỳnh Tuấn Anh, giám đốc điều hành Công ty du lịch Việt Thái, chia sẻ.
Nhưng vấn đề là tìm ở đâu kinh nghiệm cho sinh viên? Băn khoăn này được chị Bùi Song Mỹ Anh (giám đốc marketing Công ty TNHH Tân Đại Dương) chia sẻ bằng chính kinh nghiệm của mình: Khi đi du học tại Hà Lan bằng học bổng, Mỹ Anh xin đi làm thêm về tư vấn viên giáo dục với mức lương 0 euro, dù bạn bè của mình làm những công việc khác “bèo” nhất cũng được 35 euro/giờ. Nhưng bù lại công việc tư vấn giúp Mỹ Anh mở rộng mối quan hệ, học được rất nhiều thứ và đi được nhiều nơi...
“Với tôi khoản lương 0 euro cho một giờ làm việc là chi phí cho cơ hội, đầu tư cho tương lai. Đó có phải là kinh nghiệm không? Câu trả lời là có đấy. Những công việc bán thời gian sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm mà bạn không ngờ tới” - chị Mỹ Anh nói.
Tích lũy kỹ năng cứng và mềm
Hai cuộc tuyển dụng thử cũng được thực hiện ngay tại buổi tọa đàm với các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc đã giúp các bạn vỡ ra nhiều điều về cách trả lời ứng xử, sự tự tin, trang phục... “Ngại giao tiếp nên mình đâm ra mất tự tin. Đây mới chỉ là phỏng vấn thử, phỏng vấn thật là mình rớt rồi” - Đinh Thị Kim Hoàng, cô sinh viên có thành tích học tập ba học kỳ trên 9,0 bộc bạch.
“Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm đều rất cần nhưng sinh viên chúng ta đầu tư chưa đúng đắn. Vì sao các bạn phải đợi ra trường rồi mới đi làm? Vì sao phải đợi ra trường rồi mới đi học thêm tiếng Anh, vi tính? Các bạn phải chuẩn bị tất cả cho mình từ thời sinh viên. Sự thiếu tự tin cũng làm các bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng” - ông Phạm Công Anh (Công ty Nestlé Việt Nam) chia sẻ thêm.
Đi làm bán thời gian hơn một năm nay, từng đi phỏng vấn nhiều nơi, giờ đây cô bạn Trần Thị Cẩm Hường, sinh viên năm nhất ngành quản trị kinh doanh, mới vỡ ra nhiều điều. “Lần thứ nhất đi phỏng vấn mình rớt vì kém tự tin. Lần thứ hai mình lại thua vì trang phục và cách trả lời. Ngay từ bây giờ mình sẽ không bỏ phí thời gian nữa, học thêm, làm thêm... phải tự tích lũy và trang bị cho mình thôi!” - Hường cho biết.
www
***************
Và hầu hết câu trả lời của những sinh viên vừa tốt nghiệp là: mới ra trường làm gì có kinh nghiệm...
“Bao vây” nhà tuyển dụng sau tọa đàm để tìm thêm kinh nghiệm
Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm giữa học và làm” của các bạn Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức vào chiều 13-3 trở nên nóng hơn bởi “gãi” đúng tâm tư của sinh viên: kinh nghiệm.
Đòi hỏi có vô lý?
“Sinh viên mới ra trường, chưa kinh qua một công việc nào thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”, một bạn nữ phát pháo về bức bối của mình và bạn bè, khi doanh nghiệp luôn yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc. Như vậy có phải doanh nghiệp đã đóng hẹp cánh cửa tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp?
“Phỏng vấn là để nhà tuyển dụng kiểm tra điều kiện ở ứng viên có đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ nắm sơ bộ những điều cần đầu tư cho ứng viên về lâu dài. Nếu ứng viên yếu kỹ năng và không có kinh nghiệm buộc chúng tôi phải đầu tư lại tất cả. Khoản đầu tư này sẽ là uổng phí vì các bạn đã được đào tạo ở trường” - ông Huỳnh Tuấn Anh, giám đốc điều hành Công ty du lịch Việt Thái, chia sẻ.
Nhưng vấn đề là tìm ở đâu kinh nghiệm cho sinh viên? Băn khoăn này được chị Bùi Song Mỹ Anh (giám đốc marketing Công ty TNHH Tân Đại Dương) chia sẻ bằng chính kinh nghiệm của mình: Khi đi du học tại Hà Lan bằng học bổng, Mỹ Anh xin đi làm thêm về tư vấn viên giáo dục với mức lương 0 euro, dù bạn bè của mình làm những công việc khác “bèo” nhất cũng được 35 euro/giờ. Nhưng bù lại công việc tư vấn giúp Mỹ Anh mở rộng mối quan hệ, học được rất nhiều thứ và đi được nhiều nơi...
“Với tôi khoản lương 0 euro cho một giờ làm việc là chi phí cho cơ hội, đầu tư cho tương lai. Đó có phải là kinh nghiệm không? Câu trả lời là có đấy. Những công việc bán thời gian sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm mà bạn không ngờ tới” - chị Mỹ Anh nói.
Tích lũy kỹ năng cứng và mềm
Hai cuộc tuyển dụng thử cũng được thực hiện ngay tại buổi tọa đàm với các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc đã giúp các bạn vỡ ra nhiều điều về cách trả lời ứng xử, sự tự tin, trang phục... “Ngại giao tiếp nên mình đâm ra mất tự tin. Đây mới chỉ là phỏng vấn thử, phỏng vấn thật là mình rớt rồi” - Đinh Thị Kim Hoàng, cô sinh viên có thành tích học tập ba học kỳ trên 9,0 bộc bạch.
“Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm đều rất cần nhưng sinh viên chúng ta đầu tư chưa đúng đắn. Vì sao các bạn phải đợi ra trường rồi mới đi làm? Vì sao phải đợi ra trường rồi mới đi học thêm tiếng Anh, vi tính? Các bạn phải chuẩn bị tất cả cho mình từ thời sinh viên. Sự thiếu tự tin cũng làm các bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng” - ông Phạm Công Anh (Công ty Nestlé Việt Nam) chia sẻ thêm.
Đi làm bán thời gian hơn một năm nay, từng đi phỏng vấn nhiều nơi, giờ đây cô bạn Trần Thị Cẩm Hường, sinh viên năm nhất ngành quản trị kinh doanh, mới vỡ ra nhiều điều. “Lần thứ nhất đi phỏng vấn mình rớt vì kém tự tin. Lần thứ hai mình lại thua vì trang phục và cách trả lời. Ngay từ bây giờ mình sẽ không bỏ phí thời gian nữa, học thêm, làm thêm... phải tự tích lũy và trang bị cho mình thôi!” - Hường cho biết.
www