Kinh nghiệm làm kế toán sản xuất

hang.dinh

Member
Hội viên mới
Để làm tốt một công việc nào đó, người làm nghề cần tích lũy cho mình được những kinh nghiệm quý báu. Với kế toán giá thành sản xuất thì một số kiến thức cần nắm vững như: các phương pháp tính giá thành sản xuất, những tài khoản thường xuyên trong kế toán sản xuất... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về kinh nghiệm làm kế toán sản xuất.

1. Những kiến thức cần nắm vững khi làm kế toán sản xuất
Muốn làm tốt công việc của một kế toán sản xuất thì bạn phải nắm vững 1 số kiến thức cơ bản phục vụ công việc này như:
• Cách tính giá thành sản phẩm theo quyết định 48/2006 và TT200
• Nắm vững quy trình xây dựng định mức nguyên vật liệu
• Hiểu rõ nguyên tắc và cách phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất.
• Cách tính lương, hạch toán tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất
• Tập hợp chi phí, phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm
• Cân đối nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
• Báo cáo lãi lỗ chi tiết cho từng thành phẩm sản xuất và xuất bán. Và báo cáo hoạt động kinh doanh cho mảng sản xuất
Đây là những kiến thức cơ bản nhất, bạn cần nắm vững và thực hành chúng nhiều để nhớ công thức cũng như sử dụng linh hoạt trong các trường hợp.

bai%20F6_anh%20trong.png


2. Nghiệp vụ và hệ thống tài khoản khi làm kế toán sản xuất
Với kế toán sản xuất thì nhiệm vụ lớn nhất của kế toán cần làm được là tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành.
Từ đó có thể kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất. Cuối cùng kế toán sản xuất cần xác định chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm – dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Từ đó phản ảnh được lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ.
Với công việc này, hệ thống tài khoản được sử dụng như sau:
- Tài khoản 111 - Tiền mặt
- Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Tài khoản 142 - Chi phí trả trước
- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
- Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Tài khoản 155 - Thành phẩm
- Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ
- Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
- Tài khoản 335 - Chi phí phải trả
- Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
- Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.

3. Một số yêu cầu công việc cần làm trong kế toán sản xuất
• Đầu tiên luôn là định khoản các nghiệp vụ phát sinh
• Từ các số liệu đã có cần Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
• Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
• Nhiệm vụ cuối kỳ là kiểm tra số liệu và lên các báo cáo
• Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng cty.
• Cung cấp số liệu cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.
• Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng KT-TV.
• Và những công việc khác theo yêu cầu của cấp trên
Khi mỗi kế toán sản xuất nắm vững được các vấn đề trên thì chắc chắn việc làm sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn và học cách sử dụng phần mềm quản lý sản xuất cũng giúp bạn hoàn thành công việc tốt.

Nguồn: nghiepvuketoandoanhnghiep
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top