Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
Thành viên BQT
Hội viên mới
E có một bài tập về kế toán khó quá, đòi hỏi tư duy cao. Các bác vào đọc tay phân tích dùm e với.

Tổng quan về hoạt động của công ty A
Dự án nhà máy nước bao gồm các hạng mục cơ bản:
- Trạm bơm nước thô
- Hệ thống xử lý thoát nước
- Hệ thống bơm
- Tuyến ống truyền tải
- Chi phí đền bù giải toả
Các hạng mục đầu tư nói trên được đầu tư để phục vụ cho công suất phát nước 500.000m3 /ngày. Trong đó: Công suất phát nước theo hợp đồng BOO (được phát nước toàn bộ là 400.000m3 /ngày ).
Tuy nhiên, do tuyến ống truyền tải (dài 30,7km) chưa được hoàn thành đồng bộ nên trong năm 2009 nhà máy chỉ mới phát được 45% sông suất (180.000m3 /ngày), dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ ( hạch toán vào chi phí tài chính) có một số điểm khác biệt.

Hạch toán chi phí

1. Chi phí khấu hao: Với công suất phát nước là 45% so với khả năng phát nước thực tế nên có khá nhiều thiết bị măc dù đã đưa vào danh mục TCSĐ nhưng thực tế không sử dụng do phải chờ tuyến ống hoàn thành.
Xét về tính đồng bộ của 1 dự án đầu tư, thì các thiết bị này thực chất vẫn đang trong quá trình đầu tư ( thuộc về hạng mục đầu tư trong rất nhiều hạng mục đầu tư của dự án). Do vậy, đề nghị mức khấu hao TSCĐ là 45% tổng chi phí khấu hao TSCĐ của tất cả các hạng mục đã được đưa vào danh mục TSCĐ.

2. Chi phí tài chính trong kỳ: Tương tự chi phí khấu hao TSCĐ, trong tổng số 1000tỷ đồng vốn vay đã giải ngân thì chỉ có 1/3 (tương đương 333 tỷ đồng) là đã đựơc đưa vào sử dụng . Số tiền 333 tỷ đồng đã được đầu tư để phục vụ cho công suất phát nước mà 400.000m3 /ngày (ví dụ: Tuyến ống chính đã được đầu tư xong nhưng chỉ sử dụng với công suất rất nhỏ). Tuy nhiên, do một số tuyến ống kết nối tiếp theo vẫn chưa hoàn thành nên chỉ mới sử dụng được 45% công suất của toàn hệ thống.
Xét trên tính đồng bộ của cả dự án và trên nguyên tắc tương ứng giữa doanh thu và chi phí, kế toán trưởng công ty A quyết định hạch toán như sau:
- 45% chi phí lãi vay của khoản vay 333 tỷ đồng là được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ
- 55% chi phí lãi vay còn lại được vốn hoá vào chi phí đầu tư của dự án. Sau khi hoàn thành toàn bộ tuyến ống, toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ kế tiếp.

Anh chị hãy phân tích đúng sai trong cách xử lý của kế toán trưởng trên.
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

E có một bài tập về kế toán khó quá, đòi hỏi tư duy cao. Các bác vào đọc tay phân tích dùm e với.

Tổng quan về hoạt động của công ty A
Dự án nhà máy nước bao gồm các hạng mục cơ bản:
- Trạm bơm nước thô
- Hệ thống xử lý thoát nước
- Hệ thống bơm
- Tuyến ống truyền tải
- Chi phí đền bù giải toả
Các hạng mục đầu tư nói trên được đầu tư để phục vụ cho công suất phát nước 500.000m3 /ngày. Trong đó: Công suất phát nước theo hợp đồng BOO (được phát nước toàn bộ là 400.000m3 /ngày ).
Tuy nhiên, do tuyến ống truyền tải (dài 30,7km) chưa được hoàn thành đồng bộ nên trong năm 2009 nhà máy chỉ mới phát được 45% sông suất (180.000m3 /ngày), dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ ( hạch toán vào chi phí tài chính) có một số điểm khác biệt.

Hạch toán chi phí

1. Chi phí khấu hao: Với công suất phát nước là 45% so với khả năng phát nước thực tế nên có khá nhiều thiết bị măc dù đã đưa vào danh mục TCSĐ nhưng thực tế không sử dụng do phải chờ tuyến ống hoàn thành.
Xét về tính đồng bộ của 1 dự án đầu tư, thì các thiết bị này thực chất vẫn đang trong quá trình đầu tư ( thuộc về hạng mục đầu tư trong rất nhiều hạng mục đầu tư của dự án). Do vậy, đề nghị mức khấu hao TSCĐ là 45% tổng chi phí khấu hao TSCĐ của tất cả các hạng mục đã được đưa vào danh mục TSCĐ.

2. Chi phí tài chính trong kỳ: Tương tự chi phí khấu hao TSCĐ, trong tổng số 1000tỷ đồng vốn vay đã giải ngân thì chỉ có 1/3 (tương đương 333 tỷ đồng) là đã đựơc đưa vào sử dụng . Số tiền 333 tỷ đồng đã được đầu tư để phục vụ cho công suất phát nước mà 400.000m3 /ngày (ví dụ: Tuyến ống chính đã được đầu tư xong nhưng chỉ sử dụng với công suất rất nhỏ). Tuy nhiên, do một số tuyến ống kết nối tiếp theo vẫn chưa hoàn thành nên chỉ mới sử dụng được 45% công suất của toàn hệ thống.
Xét trên tính đồng bộ của cả dự án và trên nguyên tắc tương ứng giữa doanh thu và chi phí, kế toán trưởng công ty A quyết định hạch toán như sau:
- 45% chi phí lãi vay của khoản vay 333 tỷ đồng là được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ
- 55% chi phí lãi vay còn lại được vốn hoá vào chi phí đầu tư của dự án. Sau khi hoàn thành toàn bộ tuyến ống, toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ kế tiếp.

Anh chị hãy phân tích đúng sai trong cách xử lý của kế toán trưởng trên.

Vấn đề 1:
Đầu tiên : Căn cứ 203/2009/TT-BTC thì thông tư được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, việc khấu hao của kế toán trưởng hoàn toàn đúng theo quan điểm của kế toán trưởng. Còn việc chứng minh được quan điểm của mình với người khác đó là tài của kế toán trưởng.

Theo quan điểm để tính thuế TNDN :

Căn cứ :
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Như vậy hệ thống dự án nhà máy bơm nước này có thể tách riêng ra từng bộ phận cấu thành để tính khấu hao riêng cho phần đã đưa vào sử dụng
và "Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao"

Về phương pháp khấu hao ở đây kế toán trưởng chọn phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên theo đề bài "công suất phát nước là 45% so với khả năng phát nước thực tế" nên phạm vào "
"Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế."
Như vậy nếu kế toán trưởng đăng ký phương pháp khấu hao là theo khối lượng sản phẩm thì khi tính thuế TNDN thì sẽ phải loại toàn bộ chi phí khấu hao trong năm tài chính. Còn nếu đăng ký phương pháp khấu hao khác thì sẽ được khấu hao bình thường theo khung.

Như vậy sử dụng phương pháp hợp lý có thể làm lợi cho doanh nghiệp trong cách tính thuế TNDN.

Còn phần 2 thì hôm khác trả lời nếu không bận


















 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

E có một bài tập về kế toán khó quá, đòi hỏi tư duy cao. Các bác vào đọc tay phân tích dùm e với.

Tổng quan về hoạt động của công ty A
Dự án nhà máy nước bao gồm các hạng mục cơ bản:
- Trạm bơm nước thô
- Hệ thống xử lý thoát nước
- Hệ thống bơm
- Tuyến ống truyền tải
- Chi phí đền bù giải toả
Các hạng mục đầu tư nói trên được đầu tư để phục vụ cho công suất phát nước 500.000m3 /ngày. Trong đó: Công suất phát nước theo hợp đồng BOO (được phát nước toàn bộ là 400.000m3 /ngày ).
Tuy nhiên, do tuyến ống truyền tải (dài 30,7km) chưa được hoàn thành đồng bộ nên trong năm 2009 nhà máy chỉ mới phát được 45% sông suất (180.000m3 /ngày), dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ ( hạch toán vào chi phí tài chính) có một số điểm khác biệt.

Nhà máy nước này gồm nhiều tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau nên xác định đối tượng ghi TSCĐ là mỗi tài sản riêng rẽ (trạm xử lý nước thô, hệ thống bơm,...)

1. Chi phí khấu hao: Với công suất phát nước là 45% so với khả năng phát nước thực tế nên có khá nhiều thiết bị măc dù đã đưa vào danh mục TCSĐ nhưng thực tế không sử dụng do phải chờ tuyến ống hoàn thành.
Xét về tính đồng bộ của 1 dự án đầu tư, thì các thiết bị này thực chất vẫn đang trong quá trình đầu tư ( thuộc về hạng mục đầu tư trong rất nhiều hạng mục đầu tư của dự án). Do vậy, đề nghị mức khấu hao TSCĐ là 45% tổng chi phí khấu hao TSCĐ của tất cả các hạng mục đã được đưa vào danh mục TSCĐ.

Chi phí khấu hao nên tính cho từng TSCĐ theo đối tượng đã xác định như ở trên. Khi TSCĐ đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng thì bắt buộc phải trích khấu hao, không phân biệt đã sử dụng hay chưa (theo chế độ kế toán hiện hành thì trích vào chi phí khác nếu chưa sử dụng).

2. Chi phí tài chính trong kỳ: Tương tự chi phí khấu hao TSCĐ, trong tổng số 1000tỷ đồng vốn vay đã giải ngân thì chỉ có 1/3 (tương đương 333 tỷ đồng) là đã đựơc đưa vào sử dụng . Số tiền 333 tỷ đồng đã được đầu tư để phục vụ cho công suất phát nước mà 400.000m3 /ngày (ví dụ: Tuyến ống chính đã được đầu tư xong nhưng chỉ sử dụng với công suất rất nhỏ). Tuy nhiên, do một số tuyến ống kết nối tiếp theo vẫn chưa hoàn thành nên chỉ mới sử dụng được 45% công suất của toàn hệ thống.
Xét trên tính đồng bộ của cả dự án và trên nguyên tắc tương ứng giữa doanh thu và chi phí, kế toán trưởng công ty A quyết định hạch toán như sau:
- 45% chi phí lãi vay của khoản vay 333 tỷ đồng là được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ
- 55% chi phí lãi vay còn lại được vốn hoá vào chi phí đầu tư của dự án. Sau khi hoàn thành toàn bộ tuyến ống, toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ kế tiếp.

Xác định đối tựơng ghi riêng rẽ là từng TSCĐ như ở trên. Áp dụng chuẩn mực số 16 cho từng tài sản về thời điểm chấm dứt vốn hoá. (Đây là khoản vay chung, xác định chi phí đi vay được vốn hoá theo phần quy định của khoản vay chung).
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...



Vấn đề 1:
Đầu tiên : Căn cứ 203/2009/TT-BTC thì thông tư được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, việc khấu hao của kế toán trưởng hoàn toàn đúng theo quan điểm của kế toán trưởng. Còn việc chứng minh được quan điểm của mình với người khác đó là tài của kế toán trưởng.

Theo quan điểm để tính thuế TNDN :

Căn cứ :
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Như vậy hệ thống dự án nhà máy bơm nước này có thể tách riêng ra từng bộ phận cấu thành để tính khấu hao riêng cho phần đã đưa vào sử dụng
và "Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao"

Về phương pháp khấu hao ở đây kế toán trưởng chọn phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên theo đề bài "công suất phát nước là 45% so với khả năng phát nước thực tế" nên phạm vào "
"Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế."
Như vậy nếu kế toán trưởng đăng ký phương pháp khấu hao là theo khối lượng sản phẩm thì khi tính thuế TNDN thì sẽ phải loại toàn bộ chi phí khấu hao trong năm tài chính. Còn nếu đăng ký phương pháp khấu hao khác thì sẽ được khấu hao bình thường theo khung.

Như vậy sử dụng phương pháp hợp lý có thể làm lợi cho doanh nghiệp trong cách tính thuế TNDN.

Còn phần 2 thì hôm khác trả lời nếu không bận

cái công suất kia là nó thiết kế cho cả hệ thống cơ mà bác, mà công suất thực tế ở đây chỉ là công suất của một phần thôi, khấu hao ở đây cũng chỉ có phần hoàn thành sử dụng rồi thôi chứ, vậy thì áp dụng pp khấu hao theo sản lượng trong trường hợp này vẫn được mà.
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

cái công suất kia là nó thiết kế cho cả hệ thống cơ mà bác, mà công suất thực tế ở đây chỉ là công suất của một phần thôi, khấu hao ở đây cũng chỉ có phần hoàn thành sử dụng rồi thôi chứ, vậy thì áp dụng pp khấu hao theo sản lượng trong trường hợp này vẫn được mà.

Đọc kỹ lại đi, ai bảo không được vậy?

Công suất thiết kế bao giờ cùng nhỏ hơn công suất thực tế trừ trường hợp muốn phá máy
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...



Vấn đề 1:
Đầu tiên : Căn cứ 203/2009/TT-BTC thì thông tư được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, việc khấu hao của kế toán trưởng hoàn toàn đúng theo quan điểm của kế toán trưởng. Còn việc chứng minh được quan điểm của mình với người khác đó là tài của kế toán trưởng.

Theo quan điểm để tính thuế TNDN :

Căn cứ :
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Như vậy hệ thống dự án nhà máy bơm nước này có thể tách riêng ra từng bộ phận cấu thành để tính khấu hao riêng cho phần đã đưa vào sử dụng
và "Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao"

Về phương pháp khấu hao ở đây kế toán trưởng chọn phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên theo đề bài "công suất phát nước là 45% so với khả năng phát nước thực tế" nên phạm vào "
"Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế."
Như vậy nếu kế toán trưởng đăng ký phương pháp khấu hao là theo khối lượng sản phẩm thì khi tính thuế TNDN thì sẽ phải loại toàn bộ chi phí khấu hao trong năm tài chính. Còn nếu đăng ký phương pháp khấu hao khác thì sẽ được khấu hao bình thường theo khung.

Như vậy sử dụng phương pháp hợp lý có thể làm lợi cho doanh nghiệp trong cách tính thuế TNDN.

Còn phần 2 thì hôm khác trả lời nếu không bận

cái màu đỏ to to đậm đậm ở trên này nè bác, sao lại bị loại ra chứ....:daica:
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

cái màu đỏ to to đậm đậm ở trên này nè bác, sao lại bị loại ra chứ....:daica:

Đọc lại bài, cố gắng hiểu từng câu từng chữ, không có chữ nào thừa hoặc thiếu đâu
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Nhà máy nước này gồm nhiều tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau nên xác định đối tượng ghi TSCĐ là mỗi tài sản riêng rẽ (trạm xử lý nước thô, hệ thống bơm,...)



Chi phí khấu hao nên tính cho từng TSCĐ theo đối tượng đã xác định như ở trên. Khi TSCĐ đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng thì bắt buộc phải trích khấu hao, không phân biệt đã sử dụng hay chưa (theo chế độ kế toán hiện hành thì trích vào chi phí khác nếu chưa sử dụng).



Xác định đối tựơng ghi riêng rẽ là từng TSCĐ như ở trên. Áp dụng chuẩn mực số 16 cho từng tài sản về thời điểm chấm dứt vốn hoá. (Đây là khoản vay chung, xác định chi phí đi vay được vốn hoá theo phần quy định của khoản vay chung).

Many thanks bác Hiền.

E hoàn toàn đồng ý với bác về phần chi phí đi vay được vốn hóa.
Nhưng đọc VAS16 e ko hiểu cách tính!

Bác cho e ý kiến về việc áp dụng pp khấu hao theo sản lượng trong trường hợp này nhé.
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Nhà máy nước này gồm nhiều tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau nên xác định đối tượng ghi TSCĐ là mỗi tài sản riêng rẽ (trạm xử lý nước thô, hệ thống bơm,...)



Chi phí khấu hao nên tính cho từng TSCĐ theo đối tượng đã xác định như ở trên. Khi TSCĐ đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng thì bắt buộc phải trích khấu hao, không phân biệt đã sử dụng hay chưa (theo chế độ kế toán hiện hành thì trích vào chi phí khác nếu chưa sử dụng).



Xác định đối tựơng ghi riêng rẽ là từng TSCĐ như ở trên. Áp dụng chuẩn mực số 16 cho từng tài sản về thời điểm chấm dứt vốn hoá. (Đây là khoản vay chung, xác định chi phí đi vay được vốn hoá theo phần quy định của khoản vay chung).

Bác có thể giải thích rõ dùm e trạng thái” trạng thái sẵn sàng sử dụng” được ko ạ?

Ví dụ hệ thống nhà máy nước chỉ còn phần tuyến ống dẫn nước.
Các tài sản khác như nhà máy, máy bơm… đã hoàn thành. Nhưng chưa xong tuyến ống nên vẫn chưa thể chạy nước được.
Vậy các tài sản khác như nhà máy, máy bơm… đó có thể nói là ở tráng thái sẵn sàng sử dụng chưa?!
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Bác có thể giải thích rõ dùm e trạng thái” trạng thái sẵn sàng sử dụng” được ko ạ?

Ví dụ hệ thống nhà máy nước chỉ còn phần tuyến ống dẫn nước.
Các tài sản khác như nhà máy, máy bơm… đã hoàn thành. Nhưng chưa xong tuyến ống nên vẫn chưa thể chạy nước được.
Vậy các tài sản khác như nhà máy, máy bơm… đó có thể nói là ở tráng thái sẵn sàng sử dụng chưa?!


Trạng thái sẵn sàng sử dụng hay trạng thái có thể hoạt động theo dự kiến của nhà quản lý là trạng thái mà tài sản đó có thể hoạt động bình thường được.

Ở tình huống trên nếu gộp toàn bộ hệ thống làm 1 tài sản thì khi cả hệ thống có thể hoạt động được thì khi đó TSCĐ mới coi là ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tuy nhiên tình huống phức tạp ở chỗ là mặc dù hệ thống ống chưa thể vận hành toàn bộ nhưng có thể vận hành một phần. Do vậy theo tôi nếu công ty áp dụng chính sách khấu hao chung cho toàn bộ hệ thống (không hợp lý lắm) thì khi bắt đầu vận hành cần tính khấu hao. Mức tính khấu hao không tính căn cứ vào công suất phát nước mà kỳ đầu nên căn cứ vào giá trị của các công trình đã thực hiện (các chi phí đã phát sinh của công trình) thời gian khấu hao xác định chung.

Trong trường hợp này khi mà các bộ phận của hệ thống này có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau thì nên áp dụng tính khấu hao riêng rẽ cho từng tài sản. Khi đó từng tài sản riêng rẽ sẽ xác định thời điểm bắt đầu tính khấu hao khác nhau khi từng tài sản riêng rẽ đó đã sẵn sàng sử dụng
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Trạng thái sẵn sàng sử dụng hay trạng thái có thể hoạt động theo dự kiến của nhà quản lý là trạng thái mà tài sản đó có thể hoạt động bình thường được.

Ở tình huống trên nếu gộp toàn bộ hệ thống làm 1 tài sản thì khi cả hệ thống có thể hoạt động được thì khi đó TSCĐ mới coi là ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tuy nhiên tình huống phức tạp ở chỗ là mặc dù hệ thống ống chưa thể vận hành toàn bộ nhưng có thể vận hành một phần. Do vậy theo tôi nếu công ty áp dụng chính sách khấu hao chung cho toàn bộ hệ thống (không hợp lý lắm) thì khi bắt đầu vận hành cần tính khấu hao. Mức tính khấu hao không tính căn cứ vào công suất phát nước mà kỳ đầu nên căn cứ vào giá trị của các công trình đã thực hiện (các chi phí đã phát sinh của công trình) thời gian khấu hao xác định chung.

Trong trường hợp này khi mà các bộ phận của hệ thống này có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau thì nên áp dụng tính khấu hao riêng rẽ cho từng tài sản. Khi đó từng tài sản riêng rẽ sẽ xác định thời điểm bắt đầu tính khấu hao khác nhau khi từng tài sản riêng rẽ đó đã sẵn sàng sử dụng

Trong trường hợp này, các tài sản như nhà máy, máy bơm đã hoàn thành. Nhưng do ống nước chỉ mới hoàn thành 45% nên công suất của nhà máy nước chưa chạy đc so với kế hoạch.

Nếu trích khấu hao riêng rẽ cho từng tài sản, theo ý bác là sẽ trích khấu hao cho:
toàn bộ nhà máy và máy bơm và phần đường ống đã hoàn thành (45%)

Nếu trích như vậy, phần nhà máy máy bơm đã hoàn thành, nhưng do hạn chế về ống nước, nên chỉ hoạt động được 45% công suất. Vậy có thể nói toàn bộ nhà máy, máy bơm đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng 100% chưa? Việc trích khấu hao nhà máy, máy bơm như như các tài sản đã sẵn sàng sử dụng có hợp lý ko (trong khi nó chỉ chạy đc 45% do hạn chế tuyến ống)? :ngaytho: :ngaytho:

Theo e thì dự án này gồm nhà máy, máy bơm và tuyến ống, phải có tuyến ống mới chạy nước được. Chứ ko thể nói: nhà máy, máy bơm đã sẵn sàng sử dụng. Tuyến ống thì chưa. :e1::e1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Trong trường hợp này, các tài sản như nhà máy, máy bơm đã hoàn thành. Nhưng do ống nước chỉ mới hoàn thành 45% nên công suất của nhà máy nước chưa chạy đc so với kế hoạch.

Nếu trích khấu hao riêng rẽ cho từng tài sản, theo ý bác là sẽ trích khấu hao cho:
toàn bộ nhà máy và máy bơm và phần đường ống đã hoàn thành (45%)

Nếu trích như vậy, phần nhà máy máy bơm đã hoàn thành, nhưng do hạn chế về ống nước, nên chỉ hoạt động được 45% công suất. Vậy có thể nói toàn bộ nhà máy, máy bơm đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng 100% chưa? Việc trích khấu hao nhà máy, máy bơm như như các tài sản đã sẵn sàng sử dụng có hợp lý ko (trong khi nó chỉ chạy đc 45% do hạn chế tuyến ống)?

Theo e thì dự án này gồm nhà máy, máy bơm và tuyến ống, phải có tuyến ống mới chạy nước được. Chứ ko thể nói: nhà máy, máy bơm đã sẵn sàng sử dụng. Tuyến ống thì chưa.

Đúng là hệ thống này thì để vận hành được thì tất cả các bộ phận của nó đều phải cùng hoạt động. Tuy nhiên khi các thành phần của hệ thống có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau thì nên tính khấu hao riêng cho từng thành phần của hệ thống.

Khi nhà máy, máy bơm đã hoàn thành, và một bộ phận đường ống đã hoàn thành thì có thể coi là nó đã có thể sẵn sàng sử dụng như dự tính, vì khi này máy bơm đã bơm đươc nước vào hệ thống đừơng ống.

Kể cả khi hoàn thành nhà máy nhưng hết tiền chưa có tiền làm đường ống thì nhà máy đã coi là sẵn sàng sử dụng theo dự tính và phải trích khấu hao chứ không để đến khi nào có đường ống, chạy vận hành mới trích khấu hao.

Tuyến ống mặc dù chưa hoàn thành toàn bộ nhưng đã có thể sử dụng được một phần thì sẽ trích khấu hao với phần chi phí đã phát sinh (phần chi phí của ống nước đã vận hành, tính một cách tương đối, hoặc có thể lấy toàn bộ chi phí đã phát sinh của hệ thống ống nước).

Nếu đã tính khấu hao theo đường thẳng thì việc khấu hao không phụ thuộc vào cá công suất 45% kia mà tính theo từng tài sản, theo nguyên giá và thời gian sử dụng hữu ích của nó.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Theo e thì dự án này gồm nhà máy, máy bơm và tuyến ống, phải có tuyến ống mới chạy nước được. Chứ ko thể nói: nhà máy, máy bơm đã sẵn sàng sử dụng. Tuyến ống thì chưa. :e1::e1:

Theo pác nếu ở đây ko phải tuyến ống đã chạy được 45%, mà là tuyến ống chưa chạy đc gì hết (hoặc chỉ mới chạy đc 1% thôi) thì nhà máy, máy bơm đã được gọi là ở trạng thái sẵn sàng sử dụng chưa? Và có ghi nhận tạm tăng TSCD, trích khấu hao ko?:dancing::dancing:
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Theo pác nếu ở đây ko phải tuyến ống đã chạy được 45%, mà là tuyến ống chưa chạy đc gì hết (hoặc chỉ mới chạy đc 1% thôi) thì nhà máy, máy bơm đã được gọi là ở trạng thái sẵn sàng sử dụng chưa? Và có ghi nhận tạm tăng TSCD, trích khấu hao ko?:dancing::dancing:

Kể cả khi tuyến ống chưa xây dựng thì nếu trạm bơm đã xây xong và có thẻ hoạt động thì nó được coi là đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng - hay có thể sử dụng theo dự tính(tất nhiên chẳng ông nào hâm đến mức độ vậy - xây xong trạm bơm rồi mới xây dựng hệ thống đừơng ống- điều này chỉ xảy ra khi gặp những sự cố ngoài dự kiến thôi).
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Kể cả khi tuyến ống chưa xây dựng thì nếu trạm bơm đã xây xong và có thẻ hoạt động thì nó được coi là đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng - hay có thể sử dụng theo dự tính(tất nhiên chẳng ông nào hâm đến mức độ vậy - xây xong trạm bơm rồi mới xây dựng hệ thống đừơng ống- điều này chỉ xảy ra khi gặp những sự cố ngoài dự kiến thôi).

E ko đồng ý với ý này của a, :noel1::noel1:
Nếu trạm bơm đã xây xong, nhưng chưa hề có ống nước thì nhà máy nước ( bao gồm trạm bơm và ống dẫn nước ) chưa thể làm ăn gì đc. Nên ko thể tách ra mà nó trạm bơm đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng rồi trích khấu hao cho trạm bơm trong khi chẳng chạy đc giọt nước nào.

Việc trích khấu hao TSCD trạm bơm khi mà tuyến ống chưa chạy đc gì hết, a thấy có hợp lý ko ?! :khonghiu::khonghiu:
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...


E ko đồng ý với ý này của a, :noel1::noel1:
Nếu trạm bơm đã xây xong, nhưng chưa hề có ống nước thì nhà máy nước ( bao gồm trạm bơm và ống dẫn nước ) chưa thể làm ăn gì đc. Nên ko thể tách ra mà nó trạm bơm đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng rồi trích khấu hao cho trạm bơm trong khi chẳng chạy đc giọt nước nào.

Việc trích khấu hao TSCD trạm bơm khi mà tuyến ống chưa chạy đc gì hết, a thấy có hợp lý ko ?! :khonghiu::khonghiu:

Thế cuối cùng là để áp dụng chính sách khấu hao tính chi phí khi xác định thuế TNDN hay là nghiên cứu lý thuyết khấu hao tài sản trong quản lý tài chính doanh nghiệp?
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Thế cuối cùng là để áp dụng chính sách khấu hao tính chi phí khi xác định thuế TNDN hay là nghiên cứu lý thuyết khấu hao tài sản trong quản lý tài chính doanh nghiệp?

Là để áp dụng chính sách khấu hao tính chi phí khi xác định thuế TNDN và chi phí kế toán đó bác.
Nên rất cần câu trả lời của các pác Thuế.

Đây là tình huống thực tế e đã gặp.
Tháng 1/2009 hoàn thành xong trạm bơm,
nhưng đến tháng 7/2009 mới hoàn thành được một phần hệ thống ống nước ==> tháng 7 mới chạy nước và có doanh thu.

Ý kiến của bác về khấu hao trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009 và giai đoạn 6 tháng cuối năm 2009? :noel1: :noel1:
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Là để áp dụng chính sách khấu hao tính chi phí khi xác định thuế TNDN và chi phí kế toán đó bác.
Nên rất cần câu trả lời của các pác Thuế.

Đây là tình huống thực tế e đã gặp.
Tháng 1/2009 hoàn thành xong trạm bơm,
nhưng đến tháng 7/2009 mới hoàn thành được một phần hệ thống ống nước ==> tháng 7 mới chạy nước và có doanh thu.

Ý kiến của bác về khấu hao trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009 và giai đoạn 6 tháng cuối năm 2009? :noel1: :noel1:
Trước hết, ở công ty này mỗi hạng mục công trình, hoặc mỗi tài sản trong hạng mục công trình đều có thể là một tài sản riêng biệt để tính trích khấu hao tuỳ theo đơn vị hạch toán. (ngay cả hệ thống ống cũng có thể tách ra theo hạng mục đầu tư. Vì rằng một công ty cấp nước thì toàn bộ hệ thống ống là liền nhau, nhưng người ta đầu tư theo từng dự án do đó có thể tập hợp riêng theo dự án).
Tài sản mang khấu hao đăng ký theo phương pháp nào thì khấu hao tính chi phí hợp lý theo phương pháp đó.
Nếu theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì mỗi tài sản căn cứ vào sản lượng thực hiện để khấu hao. Xong!
Riêng trường hợp khấu hao theo đường thẳng thì hạng mục nào dùng trước khấu hao trước không cần chờ đợi gì ráo, chờ lâu nguy hiểm lắm! :dotphao:
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Trước hết, ở công ty này mỗi hạng mục công trình, hoặc mỗi tài sản trong hạng mục công trình đều có thể là một tài sản riêng biệt để tính trích khấu hao tuỳ theo đơn vị hạch toán. (ngay cả hệ thống ống cũng có thể tách ra theo hạng mục đầu tư. Vì rằng một công ty cấp nước thì toàn bộ hệ thống ống là liền nhau, nhưng người ta đầu tư theo từng dự án do đó có thể tập hợp riêng theo dự án).
Tài sản mang khấu hao đăng ký theo phương pháp nào thì khấu hao tính chi phí hợp lý theo phương pháp đó.
Nếu theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì mỗi tài sản căn cứ vào sản lượng thực hiện để khấu hao. Xong!
Riêng trường hợp khấu hao theo đường thẳng thì hạng mục nào dùng trước khấu hao trước không cần chờ đợi gì ráo, chờ lâu nguy hiểm lắm! :dotphao:

Cháu khấu hao theo phươg pháp đường thẳng đóa. Ý bác là 6 tháng đầu năm vẫn khấu hao bình thường ạ?

Tự nhiên người ta đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa chạy đc giọt nước nào muh bắt ng ta khấu hao là seo? :noel1::noel1::noel1:
 
Ðề: Khấu hao TSCD đang xd dở dang, vốn hóa chi phí lãi vay...

Cháu khấu hao theo phươg pháp đường thẳng đóa. Ý bác là 6 tháng đầu năm vẫn khấu hao bình thường ạ?

Tự nhiên người ta đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa chạy đc giọt nước nào muh bắt ng ta khấu hao là seo? :noel1::noel1::noel1:

Chưa chạy sao khấu hao!
Tháng 7 chạy thì khấu hao, tài sản nào dùng không cần biết nó đạt bao nhiêu công suất mà khấu hao theo khung quy định.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top