khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

lienphuongle

New Member
Hội viên mới
Cho mình hỏi khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì cho công ty không hả các bạn? Công ty mình mới mua máy, mình tra trong khung quy định của thuế thì máy này được khấu hao từ 4 - 25 năm, vậy mình khầu hao từ 5-10 năm được chứ các bạn
 
Ðề: khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

Cho mình hỏi khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì cho công ty không hả các bạn? Công ty mình mới mua máy, mình tra trong khung quy định của thuế thì máy này được khấu hao từ 4 - 25 năm, vậy mình khầu hao từ 5-10 năm được chứ các bạn

hi
Khấu hao chi phí càng nhanh thì lấy lại chi phí KH càng nhanh chớ sao bạn, hiện nay nhà nước hạn chế việc khấu hao nhanh và áp dụng khấu hao đường thẳng là nhiều thôi. Bạn trích khấu hao bao nhiêu năm là tùy vào công suất sử dụng máy và hiệu quả và năm trong khung quy định của nhà nước là đựoc rồi. Mình thây thường máy móc sản xuất chỉ trích khấu hao từ 6-10 năm

Thân
 
Ðề: khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

Cho mình hỏi khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì cho công ty không hả các bạn? Công ty mình mới mua máy, mình tra trong khung quy định của thuế thì máy này được khấu hao từ 4 - 25 năm, vậy mình khầu hao từ 5-10 năm được chứ các bạn

Thời gian khấu hao ghi trên thông tin máy là dựa vào công suất hoạt động của máy.
Bạn muốn khấu hao nhanh từ 5 - 10 năm thì bạn phải dựa vào doanh thu của công ty bạn như thế nào.
 
Ðề: khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

Khấu hao nhằm mục đích phân bổ chi phí cho hợp lý. Việc sử dụng khung thời gian nào do DN quyết định (trong khung thời gian cho phép).
Không có vấn đề jì hết bạn.
 
Ðề: khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

Cho mình hỏi khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì cho công ty không hả các bạn?
=>Thu Hồi Vốn Nhanh

Công ty mình mới mua máy, mình tra trong khung quy định của thuế thì máy này được khấu hao từ 4 - 25 năm, vậy mình khầu hao từ 5-10 năm được chứ các bạn
=> Được nếu phù hợp với Quyết định 206/2003 ngày 12/12/2003.
 
Ðề: khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

Cho mình hỏi khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì cho công ty không hả các bạn? Công ty mình mới mua máy, mình tra trong khung quy định của thuế thì máy này được khấu hao từ 4 - 25 năm, vậy mình khầu hao từ 5-10 năm được chứ các bạn

Mức trích khấu hao quy định theo từng loại tài sản, nhà của vật kiến trúc khác, máy móc thiết bị khác.
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

Gồm phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư­ giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao

- Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Mức trích khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x Thời gian sử dụng

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

- Phương pháp khấu hao theo số dư­ giảm dần có điều chỉnh:

Mức trích khấu hao= Giá trị còn lại TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ KH theo PP đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng:





Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm
1,5

Trên 4 đến 6 năm
2,0

Trên 6 năm
2,5





Áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh thõa mãn điều kiện: tài sản cố định đầu tư­ mới (chưa qua sử dụng); Các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo l­ường, thí nghiệm.

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Mức khấu hao năm = Lượng sản phẩm trong năm x Mức KH 1 sản phẩm

Mức KH 1 sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ / Sản lượng theo thiết kế

Áp dụng phương pháp này cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện: Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

4.Khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định



Danh mục các nhóm tài sản cố định
Thời gian

tối thiểu (năm)
Thời gian

tối đa (năm)

A- Máy móc, thiết bị động lực


1. Máy phát động lực
8
10

2. Máy phát điện
7
10

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện
7
10

4. Máy móc, thiết bị động lực khác
6
10

B. Máy móc, thiết bị công tác



1. Máy công cụ
7
10

2. Máy khai khoáng xây dựng
5
8

3. Máy kéo
6
8

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp
6
8

5. Máy bơm nước và xăng dầu
6
8

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại
7
10

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất
6
10

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh
6
8

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác
5
12

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm
7
10

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt
10
15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc
5
7

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy
5
15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lư­ơng thực, thực phẩm
7
12

15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế
6
12

16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình
3
15

17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm
6
10

18. Máy móc, thiết bị công tác khác
5
12

C- Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm



1. Thiết bị đo l­ường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học
5
10

2. Thiết bị quang học và quang phổ
6
10

3. Thiết bị điện và điện tử
5
8

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá
6
10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ
6
10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt
5
8

7. Các thiết bị đo lư­ờng, thí nghiệm khác
6
10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc
2
5

D- Thiết bị và phương tiện vận tải



1. Phương tiện vận tải đường bộ
6
10

2. Phương tiện vận tải đường sắt
7
15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ
7
15

4. Phương tiện vận tải đường không
8
20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống
10
30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng
6
10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác
6
10

E- Dụng cụ quản lý



1. Thiết bị tính toán, đo lư­ờng
5
8

2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý
3
8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác
5
10

F- Nhà cửa, vật kiến trúc



1. Nhà cửa loại kiên cố
25
50

2. Nhà cửa khác
6
25

3. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường; bãi đỗ, sân phơi...
5
20

4. Kè, đập, cống, kênh, m­ương máng, bến cảng, ụ tàu...
6
30

5. Các vật kiến trúc khác
5
10

G- Súc vật, vườn cây lâu năm



1. Các loại súc vật
4
15

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.
6
40

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.
2
8

H- Các loại tài sản cố định khác chưa quy định trong các nhóm trên
4
25
 
Ðề: khấu hao TSCĐ càng nhanh thì có lợi gì

Khấu hao nhanh (áp dụng mức năm tối thiểu trong khung khấu hao theo Quyết định 206/2003QĐ-BTC ngày 12/12/2003.) thì DN có lợi là thu hồi vốn nhanh để mua sắm mới máy móc khác. Nhưng khi hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn giá trị sử dụng thì ko được khấu hao nữa.
Công ty mình mới mua máy, mình tra trong khung quy định của thuế thì máy này được khấu hao từ 4 - 25 năm
Đó là các loại TSCĐ khác chưa quy định trong các nhóm của khung thời gian SD các loại TSCĐ. Bạn áp dụng mức 5-10 năm cũng ko sai.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top