Kế toán mới ra trường cần làm gì để có kinh nghiệm?

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ? hay bạn đã tốt nghiệp rồi mà bạn chưa tìm được việc kế toán. Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Tại sao một ứng viên lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm kế toán cho mình.

Hoc-ke-toan-thue.jpg


Đây là câu hỏi đặt ra nhà tuyển dụng lúc nào cũng yêu cầu "
KINH NGHIỆM THỰC TẾ " vậy thì những SINH VIÊN sắp và mới ra trường lấy đâu ra " KINH NGHIỆM ?" để đáp ứng những yêu cầu đó. Có những người ra trường từ rất lâu mà vẫn chưa được làm đúng chuyên ngành chỉ vì ko có kinh nghiệm.

Vấn đề này ai sẽ giải quyết ? Vẫn một câu nói hiện tại nước ta thừa nhân lực mà vẫn thiếu lao động.

Ví dụ những nhà tuyển dụng hay hỏi :

NTD: Hãy trình bày đôi điều về em?
Tôi: Em tốt nghiệp loại khá chuyên ngành kế toán được hơn 1 năm rồi
NTD: Em ra trường đã hơn 1 năm rồi, từ đó đến giờ em đã làm kế toán ở đâu chưa?
Tôi: Dạ, chưa.

.....

Buổi phỏng vấn kết thúc , như các bạn đã học lý thuyết rất nhiều nhưng mà các bạn chưa bao giờ "Thực hành thực tế " Sao mà tuyển dụng bạn được chứ. Cái quan niệm của các doamnh nghiệp là tìm những bạn có kinh nghiệm để làm báo cáo số sách, còn tuyển các bạn chưa có kinh nghiệm thì cần phải đào tạo lại mất thời gian.

Đây là cái ám ảnh của các bạn khi đi xin việc " Em có kinh nghiệm chưa? "

Các bạn cần chú ý những điều sau nhé đây là những yêu cầu của nhà tuyển dụng :
1. Giỏi nghiệp vụ kế toán (yếu tố này đòi hỏi cả kiến thức và kinh nghiệm)
2. Cập nhật liên tục các thông tư, nghị định về thuế (yếu tố này thuộc về kiến thức)
3. Thành thạo vi tính: Word, excel, các phần mềm kế toán thông dụng ( Misa, excel, fast, ...)
4. Giải quyết vấn đề (yếu tố này thuộc về kinh nghiệm)
5. Làm việc với cơ quan thuế (yếu tố này thuộc về kinh nghiệm)

Từ Nhận biết trên các bạn phải tìm đâu đâu là câu trả lời cho mình
1. Giỏi nghiệp vụ kế toán - Bạn tham gia các khoá ngắn hạn về kế toán để trang bị kiến thức thật vững, tìm kiếm những cơ hội dù là nhỏ nhất để biến kiến thức thành kinh nghiệm (tham gia những bài tập nhóm, cố gắng tiếp xúc càng nhiều càng tốt các thầy cô giáo tại trung tâm, biết đâu bạn sẽ có những công việc bán thời gian thú vị)

2. Giải quyết vấn đề - Tham gia khoá học về giải quyết vấn đề, đọc sách về kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng vào cuộc sống thường ngày.

3. Làm việc với cơ quan thuế - Để làm tốt việc này cần sự kết hợp giữa kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề, tiếp tục học hỏi các thầy cô và bạn bè tại các khoá học ngắn hạn.


Vì sao bạn lại thành công, xin thống kê với các bạn rằng

Thứ nhất: Bạn đam mê nghề kế toán
Thứ hai: Bạn không kêu ca, than vãn khi bị gắn mác "chưa có kinh nghiệm" mà biến nó trở thành bài toán để tìm lời giải:
Như tham gia các khóa học để có kinh nghiệm ( về nghiệp vụ cũng như rành về phần mềm)
Thứ ba: Bạn biết chấp nhận đi đường vòng để đạt được mục tiêu của mình.

Theo thống kê về lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thì 15% các bạn mới ra trường có được việc làm đúng chuyên môn ngay, 50% các bạn đi làm tạm thời công việc không đúng chuyên ngành, 35% thất nghiệp.

Nếu bạn thuộc nhóm 15% thì xin chúc mừng bạn. Hãy không ngừng học hỏi để tiếp tục thăng tiến trên con đường nghề nghiệp của mình

Nếu bạn thuộc nhóm 50% thì hãy mở rộng tưu tưởng của mình ra và biến công việc tạm thời đó trở thành những cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm cho nghề nghiệp của mình. Cơ hội được làm việc đúng chuyên ngành sẽ đến với bạn.

Nếu bạn thuộc nhóm 35% thì hãy ngừng than vãn, hãy làm theo cách trên để đưa mình vào nhóm 50%. Chỉ cần quyết tâm và kiên nhẫn, nhóm 15% sẽ chào đón bạn.

Chúc bạn thành công!

Theo Giasuketoantruong
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top