Hướng dẫn mới nhất về đối thoại tại nơi làm việc

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Ngoài nội dung về quy trình tổ chức hội nghị người lao động, Hướng dẫn số 1360 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 28/8/2019 còn bổ sung thêm về nội dung đối thoại tại nơi làm việc.

thue lđ.jpg

Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Đối thoại tại nơi làm việc là một trong những hình thức cơ bản nhằm thực hiện dân chủ tại nơi làm việc. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2013/NĐ-CP, trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thuộc về NSDLĐ (do NSDLĐ chủ trì), phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Ban chấp hành CĐCS hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập CĐCS) thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động (năm 2012); khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày...
Theo đó, để xây dựng nội dung đối thoại tại nơi làm việc một cách bình đẳng, thiện chí và hợp tác giữa các bên, công đoàn cơ sở cần đề xuất thêm vào quy chế:

Đối thoại định kỳ:

- Ưu tiên các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động như tiền lương, tiền thưởng; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; chất lượng bữa ăn giữa ca; tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…

- Số lượng và thành phần tham gia sẽ do công đoàn cơ sở và người lao động lựa chọn nhưng đảm bảo ít nhất mỗi bên có 03 thành viên;

- Người tham gia đối thoại phải là người có hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, hiểu về luật lao động, công đoàn, chế độ, chính sách, có khả năng thuyết phục và được người lao động tín nhiệm…

Đối thoại đột xuất

- Quy trình, thủ tục và thời gian nhanh, gọn, khẩn trương hơn đối thoại định kỳ; tránh việc bên yêu cầu đối thoại phải chờ đợi, tạo bức xúc trong quá trình giải quyết;

- Thời hạn trả lời đối thoại tối đa không quá 24 giờ kể từ khi gửi yêu cầu đối thoại…

Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 10/9/2019.

Tài liệu tham khảo:
- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top