Hưởng Chế độthai sản của BHXH

ThanhhằngHN

Member
Hội viên mới
Anh chị cho em hỏi em sinh con lần đầu muốn được hưởng tiền chợ cấp BHXH vậy cần những thủ tục và giấy tờ gì để nộp lên BHXH và có cần công ty ký gì không ạ?
Có anh chị nào biết và đã từng làm qua thì kể cho em biết với ạ hoặc gửi vào hòm thư cho em ạ. nguyenthihanghn@gmail.com em xin cảm ơn anh chị nhiều ạ.
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

chị tham khảo đoạn trích này xem sao nhaĐiều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
............
Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 36. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;
b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;
c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này.
Việc trước tiên chị cần liên hệ trực tiếp đến cơ quan BHXH nơi bạn đăng ký tham gia BHXH để được hướng dẫn giải quyết.
Hồ sơ được hưởng chế độ BHXH
Điều 113. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.
3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.
4. Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Việc cty bạn không giải quyết BHXH thai sản cho bạn là đã vi phạm luật theo điều 135
Điều 135. Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
1. Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật này.
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Anh chị cho em hỏi em sinh con lần đầu muốn được hưởng tiền chợ cấp BHXH vậy cần những thủ tục và giấy tờ gì để nộp lên BHXH và có cần công ty ký gì không ạ?
Có anh chị nào biết và đã từng làm qua thì kể cho em biết với ạ hoặc gửi vào hòm thư cho em ạ. nguyenthihanghn@gmail.com em xin cảm ơn anh chị nhiều ạ.
Bạn đang tham gia BHXH cà hỏi về chế độ cũng như thủ tục để dc hưởng đúng ko? Bạn chỉ cần nộp giấy chứng sinh của bé sau khi bạn xuất viện cho cty,các việc còn lại là của cty làm tất và khi nào đi làm bạn mới dc nhận tiền thai sản này.Khi đi làm lại bạn còn dc hưởng chế độ nghĩ dưỡng sức sau thai sản, nếu sinh mổ bạn nộp giấy chứng nhận phẫu thuật và tiền này 3 thág sau mới nhận dc.
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Không cần nộp sổ BHXH nữa hả chị. chỉ cần giấy khia sinh và giấy ra viện là xong hả chị.
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Không cần nộp sổ BHXH nữa hả chị. chỉ cần giấy khia sinh và giấy ra viện là xong hả chị.

Bạn không phải nộp sổ BH đâu, chỉ cần giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của bé thôi bạn nhé!
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Mình cảm ơn bạn nhé!
Minh đến giữa tháng 4 dương lịch này mình sinh e bé, mà làm ở cty này 4 năm rồi lại làm kt tổng hợp nữa công việc cũng nhiều, mình ở HN lương dc 1tr700 thực sự khó sống quá lại thuê nhà nữa đang có ý định nghỉ đẻ xong thì xin chỗ khác, bạn biết cty nào tuyển KT tổng hợp mách mình nhé vì công ty mình làm ăn khó khăn lên nghỉ suốt một tuần đi làm có 3 buổi thôi vì không có việc cho nhân viên làm.
liên hệ với hằng qua số máy : 0983.007.643
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Bạn không phải nộp sổ BH đâu, chỉ cần giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của bé thôi bạn nhé!

KO biết bên anh thế nào, chứ như em thuộc BHXH Đống Đa quản lý. Nếu không có sổ BHXH họ không làm chế độ thai sản cho đâu. Phải đợi cấp sổ mới làm :-((. Công ty em mấy người chưa được hưởng thai sản cũng chỉ vì chưa có sổ nè
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Cho mình hỏi với. Trường hợp mình mới đóng bảo hiểm được 9 tháng, đến tháng thứ 9 mình sinh em bé, và trong trường hợp này mình chưa được công ty cấp sổ bảo hiểm. Như vậy mình có được hưởng chế độ thai sản ko? (vì mình thấy bạn ở trên nói phải có sổ bảo hiểm?)
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Mình thuộc BHXH quận Cầu giấy mình có sổ đc 1 năm nay rồi bạn ạ.

---------- Post added at 08:56 AM ---------- Previous post was at 08:46 AM ----------

Cho mình hỏi thêm chút vì ở công ty có mỗi mình làm kế toán ko có ai cả thì mình nghỉ sinh em bé sau 4 tháng mình quay lại cty để làm giấy tờ lĩnh tiền thai sản àh? vì công ty mình có mỗi mìnhlà con gái vậy thì 4 tháng ở nhà sinh em bé mà ko có tiền BH, sau 4 tháng quay lại cty làm thủ tục giấy tờ lấy tiền BH, mình lại nghe nói sau 3 tháng họ mới chuyển tiền về đợn vị mình.Như vậy thì tháng 5 sinh bé + nghỉ 4 tháng nghỉ sinh e bé = là tháng 9 + 3 tháng chờ lấy tiền BH vậy thì đến tận cuối tháng 12 năm 2011 mình mới có tiền BHXH àh? Vậy thì chắc mẹ con mình đói mất. Như vậy thì chẳng cần đóng BHXH nữa cho mệt.
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Nhận tiền 4thang lương cơ bản và 2 tháng lương của công ty,ngoài ra còn có các khoản tiền trợ cấp như là khám trước và sau khi sinh,nhớ mang giấy tờ đến nhận^^
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Nhận tiền 4thang lương cơ bản và 2 tháng lương của công ty,ngoài ra còn có các khoản tiền trợ cấp như là khám trước và sau khi sinh,nhớ mang giấy tờ đến nhận^^

Công ty cũngtrả ho mình 2 tháng lương sao bạn, mình tưởng công ty ko trả tháng nào cũng ko cho 1 đòngnoà trong thờigian nghỉ sinh e bé. Bạn có quy định hay hướng dẫn nào ko?
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

Trời ah,bạn làm kế toán mà ko biết mấy cái này thì "chết",hehe,có trong luật lao động,có trong các topic của danketoan,bạn tự tìm nhé.
 
Ðề: Hưởng Chế độthai sản của BHXH

I. Điều kiện hưởng:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong những trường hợp sau:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;

- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Đối với lao đông nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

II. Quyền lợi được hưởng:

2.1. Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản: Người lao động được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho thời gian nghỉ (kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) như sau:

- Sinh con được nghỉ 4 tháng nếu làm việc ở điều kiện bình thường; 5 tháng nếu làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp phụ vực 0,7 trở lên; 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật. Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ nêu trên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày;

- Sau khi sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày kể từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian được nghỉ khi sinh con theo quy định;

- Đối với trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết:

+ Nếu cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;

+ Nếu chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;

- Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên;

- Khi đặt vòng tránh thai được nghỉ 7 ngày và khi thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ 15 ngày;

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho một lần đi khám thai; thời gian nghỉ khám thai không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

2.2. Mức hưởng: Mức trợ cấp được xác định bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc; trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người cha; trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.

2.3. Quyền lợi khác:

- Trợ cấp một lần: lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con; trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

- Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ do sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày một năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe; mức hưởng cho mỗi ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

- Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu không hưởng trợ cấp hàng tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

III - Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản (quy định tại Điều 113 Luật Bảo hiểm xã hội)

1 - Lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai:

a. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai là: Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao)

b. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu và thực hiện các biện pháp tránh thai là: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do cơ sở y tế cấp (mẫu số C65-HD);

2 - Lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, hồ sơ gồm:

a. Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Trường hợp sau khi sinh con, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con.

Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc Giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao)

* Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì hồ sơ có thêm:

+ Người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động;

+ Người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh, hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm bản sao Giấy chứng nhận thương tật hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).

3 - Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, hồ sơ gồm:

a. Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động nhận con nuôi thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con;

b. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;

c. Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao);

d. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để nuôi con nuôi.

4 - Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi con đủ 4 tháng tuổi :

a - Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian hưởng khi người mẹ còn sống);

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi người mẹ chết) ;

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con;

+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con;

+ Bản sao Giấy chứng tử của mẹ.

b- Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con;

+ Bản sao Giấy chứng tử của mẹ;

+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nuôi con (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đến khi con đủ 4 tháng tuổi) (mẫu số 11A-HSB)

c- Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người cha thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước nghỉ việc để nuôi con;

+ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con;

+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con;

+ Bản sao Giấy chứng tử của mẹ.

* Ngoài các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 nêu trên đối với từng loại đối tượng, hồ sơ hưởng chế độ thai sản còn kèm theo:

+ Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc tháng (mẫu số C67a-HD).

+ Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do tổ chức Bảo hiểm xã hội duyệt (mẫu số C67b-HD).

5 - Người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ hoặc của người nhận con nuôi, thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao);

+ Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú) (mẫu số 11B-HSB).

* Lưu ý:

+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khám thai tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

+ Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng BHXH.

+ Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia BHXH, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.

+ Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH. (Thông tư số 41 ngày 30/12/2009 của Bộ LĐTB&XH)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top