Hợp lý lương trong công trình xây dựng

soul

Member
Hội viên mới
Các bạn cho mình hỏi:
Bên công ty mình thường có hợp đồng làm thạch cao trong khoảng 15 dến 30 ngày là xong
Vậy mình nên làm lương cho nhân công xây lắp như thế nào cho hợp lý mà không phải đóng BHXH hay thuế TNCN, dựa theo thông tư hay nghị quyết nào và cần những chứng từ ,giấy tờ gì ?
Rất mong mọi người chỉ giáo
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Bạn làm Hợp đồng thời vụ cho công nhân, làm giấy cam kết thu nhập dưới mức nộp thuế TNCN (hình như mẫu số 23), rối chấm công, rối tính lương, rồi chi lương. Mình nghĩ như thế.
 
BHXH trường hợp này không phải đóng, nếu muốn được tính là chi phí hợp lý thì phải đóng thuế TNCN và khấu trừ tại nguồn luôn.
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Các bạn cho mình hỏi:
Bên công ty mình thường có hợp đồng làm thạch cao trong khoảng 15 dến 30 ngày là xong
Vậy mình nên làm lương cho nhân công xây lắp như thế nào cho hợp lý mà không phải đóng BHXH hay thuế TNCN, dựa theo thông tư hay nghị quyết nào và cần những chứng từ ,giấy tờ gì ?
Rất mong mọi người chỉ giáo

Bạn làm Hợp đồng lao động cho công nhân thực hiện công trình dưới 3 tháng sẽ không phải đóng BHXH, làm cam kết Mẫu số: 23/CK-TNCN để không khấu trừ thuế TNCN của công nhân.

Thân !
 
Ðề: Re: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

BHXH trường hợp này không phải đóng, nếu muốn được tính là chi phí hợp lý thì phải đóng thuế TNCN và khấu trừ tại nguồn luôn.
Cái này là sao nhỉ, bạn có thể nói rõ hơn đc không?
 
Ðề: Re: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Nguyên văn bởi ketoan acs
BHXH trường hợp này không phải đóng, nếu muốn được tính là chi phí hợp lý thì phải đóng thuế TNCN và khấu trừ tại nguồn luôn.
Cái này là sao nhỉ, bạn có thể nói rõ hơn đc không?

Ý nói là lúc bạn chi lương cho công nhân, lao dộng vãng lai nếu từ 1 triệu trở lên thì bạn phải trừ lại thuế TNCN 10% để nộp cho cơ quan thuế.
Nhưng nếu bạn làm giấy cam kết (mẫu 23) thì khỏi phải trừ thuế TNCN 10% đối với khoản chi lương này.
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Mình có hỏi 1 chị đã làm quyết toán với bên thuế, chị í bảo bản cam kết theo mẫu 23 TT62 đều bị thuế loại đi, cái vụ này làm mình xì troét quá đj
Sếp bảo phải làm để không phải đóng bảo hiểm và khấu trừ thuế TNCN
 
help me, làm bản cam kết theo mẫu 23-TT62 với những chứng từ như thế nào là hợp lý, mà không lo khi quyết toán thuế thì bị loại hả các bạn??????????????
 
Ðề: Re: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

mình thường làm lương cho công trình là trả trọn gói 1 ngày 12.000 hơặc 13000 sau đó chấm công cho đủ số tiền rồi chi thôi minhg làm hợp đồng dưới ba tháng nếu tháng sau còn dùng còn k thì bạn làm hợp đồng theo từng thời điểm phát sinh và cuối năm làm cam kết 23 là xong mình làm như thế đó ạn chị nào có cách khác k xin chỉ giúp
 
help me, làm bản cam kết theo mẫu 23-TT62 với những chứng từ như thế nào là hợp lý, mà không lo khi quyết toán thuế thì bị loại hả các bạn??????????????
?????????????????????????????????????????????????????????????
 
Theo dõi nguyên vật liệu

Chào các bạn! Mình đang làm kế toán trong một công ty xây lắp điện. Mình mới đi làm nên cũng không có kinh nghiệm gì cả. Mình có một số thắc mắc như sau, mong các bạn dành chút thời gian giải đáp giúp mình với nhé! Mình xin cảm ơn các bạn rất nhiều :

- Thứ nhất: Trên thực tế, khi thi công một công trình có thể phát sinh thừa, thiếu hoặc có thêm hoặc không có những vật tư, thiết bị trong dự toán. Nhưng về công tác kế toán, khi lấy hoá đơn GTGT đầu vào phải lấy đúng vật tư thiết bị có trong dự toán (số lượng và giá trị vật tư đó có thể nhỏ hơn so với dự toán nhưng nếu cao hơn thì phải lập bảng điều chỉnh giá đối đưa cho bên chủ đầu tư xem xét lại và ký duyệt chấp nhận với sự điều chỉnh giá đó và lúc nó mình mới có thế lấy hoá đơn vật tư với số lượng và đơn giá cao hơn so với dự toán. Bên thuế cũng không thể nói gì được mình). Còn nếu lấy hoá đơn GTGT đầu vào vật tư thiết bị khác chủng loại với dự toán thì cần phải lập "biên bản thay đổi vật tư thiết bị" có chữ ký và dấu của đại diện pháp luật của hai bên chấp nhận đồng ý thay đổi. Chứ mình không thể tuỳ ý thay đổi vật tư được. Mình nghĩ như vậy, không biết có đúng không? Mong các bạn giải đáp giúp.

- Thứ 2:Công ty mình khi làm Hợp đồng kinh tế, vật tư thiết bị mua vào phải viết giống y chang như trong dự toán. Và khi lấy HĐGTGT đầu vào cũng phải yêu cầu bên bán xuất giống như vậy không sai một từ một chữ.
Mình ví dụ nhé: Trong hợp đồng, mình ghi: Cột bê tông LT 12mB (trong dự toán cũng ghi như thế), HĐGTGT đầu vào viết: LT 12B. Về mặt nghĩa thì cùng chỉ một loại cột bê tông, nhưng về mặt câu chữ thì nó không chính xác từng từ từng chữ một nên cái hóa đơn đó không được công ty mình chấp nhận và phải làm biên bản hủy hóa đơn, yêu cầu bên bán xuất lại HĐGTGT khác.
Các bạn cho mình hỏi, bên mình làm như thế có đúng không? Có bạn nào công ty đã được bên thuế đến kiểm tra rồi thì trả lời giúp mình là: bên thuế có phải họ sẽ soi và không chấp nhận HĐGTGT đó?

- Thứ 3: Nhân công bên mình đi thuê ngoài. Nhân công để được là chi phí hợp lý của DN minh phải làm hợp đồng giao khoán với 1 ông đội trưởng, làm hợp đồng LĐ thời vụ, đăng ký MST cá nhân (đối với những công nhân chưa có MST) với từng công nhân trong nhóm của ông đội trưởng đó. Phải có bảng chấm công, Bảng thanh toán luơng nhân công giao khoán và bảng thanh toán hợp đồng giao khoán theo nội dung công việc và khối lượng hoàn thành thực tế của từng công trình đúng không ạ? Và đến cuối năm mình phải làm quyết toán thuế TNCN cho từng công nhân đó. Nếu lương trên 48 triệu/năm một người thì phải trích 10% lương đó để đóng thuế TNCN, nếu dưới 48 triệu thì làm bảng kê 23/CK-TNCN và không phải trích 10% để đóng thuế TNCN nữa.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Bạn 8787
Thứ 1: Cơ quan thuế sẽ căn cứ dự toán và chi phí thực tế của bạn để tính thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu chi phí vượt dự toán (số lượng vật tư tiêu hao vượt dự toán) sẽ bị loại. Còn việc giữa cty bạn và khách hàng thỏa thuận với nhau là việc nội bộ mà thôi.
Thứ 2: Trên thực tế cùng một vật tư nhưng tên vật tư giữa cty và các nhà cung cấp có thể khác nhau nên phải linh động trong việc đổi lại tên khi nhập kho cho phù hợp với cty mình. Nếu buộc nhà cung cấp ghi được đúng tên của cty mình thì quá tốt rồi. Cẩn thận trong việc hóa đơn phải ghi đúng quy cách vật tư vì mỗi quy cách vật tư có giá tiền khác nhau và trong công trình xây dựng quy cách vật tư cũng quan trọng, mua không đúng quy cách, chất lượng thì nhà cửa, đường xá hỏng hết.
Thứ 3: Cty bạn ký hợp đồng với 1 ông đội trưởng trả tiền cho 1 ông đội trưởng thì ông đó phải có hóa đơn cho bạn thì mới được đưa vào chi phí hợp lý. Còn nếu ký hợp đồng cho tất cả công nhân thì bạn trả lương cho từng người trừ thuế TNCN như bạn đang làm.

Theo mình nghĩ là như thế.
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Gửi bạn hoaanhdao06!
Đúng là tất cả những vật tư ( về cả số lượng và giá trị ) hay chi phí thực tế nếu vượt quá dự toán sẽ đều bị loại. Nhưng mình muốn hỏi là nếu mình giải thích được cho bên thuế nguyên nhân hợp lý hay bất khả kháng bắt buộc mình phải chi vượt quá dự toán và đã được bên chủ đầu tư chấp nhận trả thêm tiền cho khoản vượt quá đó thì sao ạ? Và có những biện pháp giải quyết như thế nào cho việc cho việc vượt chi hợp lý hay bất khả kháng làm bên thuế chấp nhận tất cả các chi phí để tính thu nhập chịu thuế TNDN. Mình ví dụ:
- Trường hợp A: Giá cả thị trường biến động, giá vật tư tại thời điểm thi công cao hơn rất nhiều so với thời điểm lập dự toán ( tất nhiên về mặt giá trị sẽ cao hơn dự toán ) thì mình sẽ làm một bảng điều chỉnh giá theo giá vật tư ở thời điểm hiện tại, rồi đưa cho chủ đầu tư ký xác nhận đồng ý. Vậy thì, cái vượt chi đó có được bên thuế chấp nhận và không loại chi phí của mình ra. Hay là còn có cách nào khác cho trường hợp này để không bị laọi chi phí bị vượt đó.
- Trường hợp B: Chủ đầu tư muốn thay đổi chủng loại vật tư, thiết bị khác so với dự toán chẳng hạn, thì mình có thể làm "Biên bản thay đổi vật tư thiết bị" có dấu và chữ ký của hai bên chủ đầu tư và đơn vị thi công để làm cơ sở sau này khai báo với thuế về việc xuất và lấy hóa đơn GTGT những loại vật tư khác so với dự toán để thi công công trình.
- Trường hợp C: Công việc phát sinh cần phải tăng thêm vật tư, thiết bị so với dự toán thì sao?........

Mong các bạn giải thích giúp mình với!
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

TH A: Nếu sự tăng giá đó được chủ đầu tư chấp nhận và có sự thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên bạn vẫn phải tham khảo giá cả trên thị trường cũng như giá cả vật liệu được công bô tại thời điểm cty bạn thi công công trình
THB : Đúng như bạn nói
Thì khối lượng công việc phát sinh đó bạn phải được chủ đầu tư xác nhận và phải phù hợp với các điều khoản đã quy định trong hợp đồng xây dựng
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Tại sao gọi là Dự toán, đã là dự toán thì cũng giống như dự tính, sẽ không chính xác như đã thực hiện xong công việc được do đó việc xác định chi phí để tính thuế TNDN dựa vào khối lượng thực tế phát sinh, CP hợp lý hợp lệ.......
 
Ðề: Hợp lý lương trong công trình xây dựng

Nếu bên bạn được chủ đầu tư chấp thuận thì sửa luôn dự toán đỡ phải nghĩ nhiều :dotphao:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top