Học tại trường danh tiếng có thực sự cần thiết?

trandoremon

New Member
Hội viên mới
Phải thừa nhận là 5 năm trước đây, tôi đã rất thất vọng khi con trai tôi, Vineet, nói với tôi với rằng nó không mặn mà gì với việc đăng ký vào bất cứ trường nào mà tôi cho là danh tiếng. Vineet cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu nó học ở một trường công bình thường. Nó không tin rằng lựa chọn đó sẽ làm giảm cơ hội thành công trong sự nghiệp sau này.

Có lẽ chính thành kiến của các nhà đầu tư mạo hiểm của công ty tôi đối với đội ngũ lãnh đạo tốt nghiệp từ những trường hàng đầu đã khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ. Dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa, thì ít nhất tôi thấy mình cũng không cần phải lo lắng.

Các nhà sáng lập và ngôi trường của họ

Tôi không tốt nghiệp từ một trường danh tiếng- tôi muốn nói về các trường như Ivy League, Stanford, Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) và các học viện hàng đầu khác trên toàn thế giới. Nhưng tôi đã xây dựng được 2 công ty công nghệ hoạt động thành công.

Cái nhìn mới của tôi không chỉ đơn thuần dựa trên kinh nghiệm. Sau khi vào Đại học Duke và nghiên cứu vấn đề này, tôi nhận thấy đa số các nhà sáng lập những công ty công nghệ đến từ những nơi khác đều không tốt nghiệp từ những trường có thứ hạng cao hay được coi là danh tiếng, dựa theo những tiêu chuẩn xét tuyển đầu vào. Những trường như MIT và Stanford không sản sinh ra nhiều các nhà sáng lập hơn Học viên công nghệ Stevens hay Đại học bang Arizona. Thậm chí Học viện Công nghệ Ấn Độ (IITs) cũng chỉ là cái nôi của 15% các nhà sáng lập gốc Ấn của các công ty tại thung lũng Silicon.

Phát hiện của chúng tôi dựa trên phỏng vấn với 317 các công ty công nghệ và engineering thành lập từ 1995 đến 2005 với các nhà sáng lập là người sinh ra ở nước ngoài. Một trong những bất ngờ lớn nhất là không ai trong số họ tốt nghiệp từ một trường hàng đầu nào; họ đã theo học trong những trường khác nhau với cấp bậc khác nhau ở Mỹ cũng như ở đất nước của họ.

Sự hưng thịnh của các nhà khởi nghiệp sinh ra ở nước ngoài

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những nhà sáng lập được sinh ra ở nước ngoài. Có thể việc học hành của các nhà khởi nghiệp ở Mỹ sẽ khác, vì thế, cần nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Nhưng nhóm những người nhập cư này chiếm số phần trăm đáng kể trong tất cả khởi nghiệp về công nghệ. Trong một dự án nghiên cứu trước đây, chúng tôi tìm ra rằng 1/4 trong số các công ty công nghệ kĩ thuật được thành lập trong phạm vi cả nước và 1/2 ở thung lũng Silicon từ 1995 đến 2005 có giám đốc điều hành hay kỹ thuật viên chính là người sáng lập được sinh ở nước ngoài. Những công ty này có lượng bán hàng đạt 52 triệu $ và 450 000 việc làm trong năm 2005.

Có phải giáo dục ở những ngôi trường danh tiếng không được đánh giá cao trong thế giới công nghệ? Tôi đã hỏi một vài người bạn, đa số đang là quản lý trong ngành công nghệ để tìm câu trả lời. Tôi hy vọng những người tốt nghiệp từ những trường thuộc top đưa ra lời biện hộ. Nhưng đáng ngạc nhiên là cả tá người tôi hỏi đều đồng ý. Hầu hết những người tốt nghiệp từ các trường danh tiếng nói rằng chính các mối quan hệ và mạng lưới họ tạo được khi còn ngồi trên ghế nhà trường mới là lợi ích thực sự, chứ không phải chất lượng giáo dục mang lại.

Suy nghĩ của các nhà doanh nghiệp và những người khởi nghiệp

Jim Duggan, một nhà phân tích công nghiệp công nghệ giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp kỹ sư tại MIT và thạc sĩ khoa học công nghệ từ Princeton đã nghiên cứu sâu hơn. Ông viết cho tôi rằng ông không hề ngạc nhiên về những gì chúng tôi tìm được. Thực tế, ông cho rằng theo học tại những trường hàng đầu thậm chí có thể gây cản trở cho thành công khi khởi nghiệp kinh doanh. Những trường này thường tập trung đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học, viện sĩ nghiên cứu chứ không phải để khởi nghiệp. Ông tin rằng danh tiếng và sự tự tin những ngôi trường này nuôi dưỡng có thể sẽ phát huy tác dụng trong những tập đoàn lớn, nhưng không phải cho sự khởi đầu trong ngành công nghệ.

Theo John Trumpbour, giám đốc nghiên cứu chương trình Labor & Worklife của Đại học Luật Harvard, rất nhiều thạc sĩ quản trị kinh doanh mong muốn khởi nghiệp kinh doanh, nhưng chỉ 1 số ít đi theo con đường đó. Ông cho rằng bằng cấp danh giá khiến người ta chọn cho mình con đường an toàn, chứ không nhất thiết phải không là kinh doanh, để đi đến thành công. Cùng với mức lương cao và những khoản thưởng khổng lồ từ những doanh nghiệp hàng đầu, mạo hiểm tất cả để bắt đầu một cuộc phiêu lưu công nghệ thật sự là một quyết định khó khăn.

Một phần nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đúng đắn giữa thứ hạng khởi nghiệp có thể nảy sinh từ quy mô trường học. Shudhakar Shenoy, tốt nghiệp từ IIT và là chủ tịch Information Management Consultants, nói rằng thật không công bằng khi so sánh ngôi trường của ông với những ngôi trường lớn hơn nhiều. Ông chỉ ra rằng số sinh viên tốt nghiệp từ IITs chỉ là 5.000 so với 176.000 trên toàn Ấn Độ mỗi năm, và căn cứ theo số lượng công ty được những sinh viên tót nghiệp của trường sáng lập, khả năng thành lập công ty công nghệ của họ cao hơn 5 lần so với những người khác.

Để có được những phản hồi từ cộng đồng học thuật, tôi gửi một thông điệp khiêu khích đến Sloan Industry Studies listserv (hệ thống cho phép tạo lập, quản lý và kiểm tra các Hộp thư điện tử (Mailing List) trên mạng Internet), nơi quy tụ hơn 1000 giáo sư và chủ nhiệm khoa. Trong nhóm thảo luận này, thách thức quy phạm và truyền thống học thuật chẳng khác nào khuấy động một tổ ong. Tôi nhận được cả tá email giận dữ bất cứ khi nào tôi đủ can đảm để check mail. Nhưng ngạc nhiên là lần này, chỉ có một ý kiến học thuật được phản hồi, và không có ai tiếp tục tranh cãi về vấn đề này cả.

Đừng chú ý vào bằng cấp

Giáo sư tại Đại học bang North Carolina Subhash Batra, tốt nghiệp từ MIT, không đồng ý với phát hiện của chúng tôi, mà tự hỏi liệu chúng tôi đã đặt câu hỏi đúng hay chưa. "Nếu bạn thay đổi mục tiêu của câu hỏi, "Học viện nào sẽ sản sinh ra nhiều học giả, giảng viên, nhà tư tưởng cho tương lai?", có lẽ kết quả sẽ khác. Tôi nghĩ rất nguy hiểm nếu đánh giá chỉ dựa trên thước đo một chiều là thành công của các nhà khởi nghiệp."

Tôi quyết định xin ý kiến của Carl Schramm, người rất có thể là chuyên gia hàng đầu của thế giới về giáo dục và khởi nghiệp. Schramm đứng đầu tổ chức Kauffman, tập trung vào phát triển các doanh ngiệp khởi nghiệp và cải thiện giáo dục cho thanh thiếu niên. Tổ chức đã ủng hộ tôi rất nhiều. Schramm cho rằng các nhà đầu tư mạo hiểm thường tìm kiếm những tài năng bị đặt nhầm chỗ, họ thậm chí thuê nhầm người cho chính công ty của họ khi chỉ nhìn vào dòng dõi.

Trường đại học sản sinh ra nhiều CEO của các công ty có cổ phiếu chất lượng cao và các giáo sư đại học, những tình nguyện viên của Peace Corps, những sáng chế chất lượng không phải là Stanford hay MIT, mà chính là Đại học Winconsin. Những sinh viên "theo con đường MBA danh giá gặp khó khăn để từ chối những đề nghị béo bở và chấp nhận rủi ro", Schramm cho biết. Những người tốt nghiệp từ các trường danh tiếng thường học giỏi và có điểm SAT rất cao, nhưng họ thiếu sự nhanh nhạy thực tế và sáng tạo. Thêm vào đó, họ thường có quyền và năng lực tốt hơn dẫn đến kết quả không tốt khi làm việc cùng người khác.

Vineet mới đây đã có tốt nghiệp Đại học North Carolina ở Wilmington. Vineet đã khởi nghiệp với một công ty công nghệ ở Washington D.C. Thành công hay thất bại của Vineet tùy thuộc vào sự nỗ lực của bản thân. Tôi không nghĩ rằng có ai đó quan tâm đến việc Vineet tốt nghiệp từ trường nào. Tôi không thể nhớ được lần cuối cùng ai đó hỏi tên trường của tôi.
 
Ðề: Học tại trường danh tiếng có thực sự cần thiết?

tuy nhiên môi trường cũng quan trọng chứ nhỉ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top