Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

TRANG.KT

New Member
Hội viên mới
Mọi người ơi giúp em giải đáp thắc mắc này với nhé, em mới vô nghề tay nghề còn kém
Công ty em mới thành lập. nhờ bên luật sư làm giúp giấy phép đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ công ty là 7 tỷ, nhưng trên thức tế không có tiền trong tài khoản, và em cũng không có giấy tờ nào để hoạch toán số tiền 7 tỷ đó cả, Vậy làm thế nào để để hoạch toán số vốn này hợp lý anh chị, nhờ anh chị giúp cho ạ
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

thì trước tiên em lập phiếu thu vốn điều lệ đó rồi mới có chứng từ mà hoạch toán chứ
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

Nộp thuế môn bài chưa e?
Mở tài khoản ngân hàng chưa?
EM chỉ hạch toán khi nào các thành viên góp vốn và hạch toán đúng số vốn góp của họ thôi.
Mà loại hình công ty e là công ty gì?
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

Vốn điều lệ còn thiếu chưa bổ sung thì bạn có thể cho treo ở tài khoản phải thu khác.

Vậy theo bạn là vẫn hạch toán đủ nguồn vốn là 7 tỷ sao?
Nguồn vốn 411 chỉ hạch toán theo số vốn đã góp bạn nhé.
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

dạ em chào mọi người, công ty em là công ty TNHH 2 thành viên ạ, như vậy là mình chỉ hoạch toán vào tài khoản 411 đúng số tiền công ty có thôi phải không ạ, còn số tiền còn lại chưa góp thì mình treo vô 3338 ạ, công ty đã nộp thuế môn bài và có tài khoản ngân hang rồi ạ

---------- Post added at 02:45 ---------- Previous post was at 02:41 ----------

dạ anh chị cho em hỏi 1 vấn đề nữa nha, công ty em mới thành lập, làm bên quản lý bất động sản, hiện tại công ty mới ký hợp đồng quản lý 1 chung cư gồm 200 căn hộ, bắt đầu từ tháng 6công ty sẽ quản lý tòa nhà và hàng tháng thu phí quản lý chung cư 300k/1 hộ, vậy em phải kê khai thuế VAT thế nào cho đúng ạ, hàng tháng chỉ xuất thông báo thu tiền và xuất phiếu thu cho căn hộ chứ không xuất vat ạ
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

mọi người ơi giúp em với ạ
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

vè vấn đề gì nhỉ
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

dạ số vốn góp tay thực tế chỉ do 1 người góp, nhưng trong giấy phép có người góp, số tiền góp thực tế nhỏ hơn rất nhiều so với vốn trong giấy phép kinh doanh, vậy em nên hoạch toán đủ vốn 7 tỷ trong giấy phép kinh doanh hay chỉ hoạch toán đúng số tiền thực thu. Giả dụ tới thời hạn 3 năm vẫn không góp đủ vốn thì sử lý như thế nao ạ. mong mọi người giải đáp giúp em ạ
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

dạ số vốn góp tay thực tế chỉ do 1 người góp, nhưng trong giấy phép có người góp, số tiền góp thực tế nhỏ hơn rất nhiều so với vốn trong giấy phép kinh doanh, vậy em nên hoạch toán đủ vốn 7 tỷ trong giấy phép kinh doanh hay chỉ hoạch toán đúng số tiền thực thu. Giả dụ tới thời hạn 3 năm vẫn không góp đủ vốn thì sử lý như thế nao ạ. mong mọi người giải đáp giúp em ạ

vốn góp kinh doanh phần đã góp (hay đã thực thu) thì ghi nhận bình thường, còn phần chưa góp thì ghi nợ tk 1388. nếu như không góp đủ nhưu trong hợp đồng thì công ty sẽ bị phạt và chi phí lãi vay sẽ không được tính vào chi phí hợp lý tương ứng với phần vốn chưa góp đó mà chi phí lãi vay đó chủ sở hữu doanh nghiệp tự chịu.
chúc may măn ^^!
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

Bạn đọc kỹ quy định hạch toán tài khoản 411 nhé.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN LOẠI NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Các doanh nghiệp hạch toán vào TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh” theo số vốn thực tế đã góp bằng tiền, bằng tài sản khi mới thành lập, hoặc huy động thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
b/ Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH, công ty hợp danh thì nguồn vốn kinh doanh được hạch toán chi tiết như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Là khoản vốn góp của các thành viên góp vốn;
- Vốn khác: Là nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hoặc được tặng biếu, viện trợ.

Vì vậy, bạn chỉ hạch toán nguồn vốn đúng bằng số vốn đã góp thôi nhé.
Hết 3 năm mà chưa góp đủ thì trong Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định cách xử lý và lúc đó ban quản trị quyết định xử lý như thế nào thì ta mới hạch toán.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

vốn góp kinh doanh phần đã góp (hay đã thực thu) thì ghi nhận bình thường, còn phần chưa góp thì ghi nợ tk 1388.

Mình nêu suy nghĩ của mình về việc ghi nợ TK 1388 của bạn rồi mọi người cùng thảo luận nhé.

THứ nhất: Theo đoạn 29 chuẩn mực chung số 01 về vốn chủ sở hữu không hề nói đến vốn cam kết góp của các thành viên.
Vốn chủ sở hữu
29. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;
b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;
c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;
d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;
đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;
e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm:
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng;
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.
g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.

THứ 2: Cũng theo nguyên tắc thận trọng tại chuẩn mực chung số 01 là:
08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

THứ 3: Nếu ta ghi nhận vào 1388 và tăng 411 thì khi nhìn BCTC lập tại thời điểm cuối năm chẳng hạn sẽ k đánh giá đúng được tình hình tài chính của DN.
Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm mà ta lập báo cáo. Vậy lúc này, tổng tài sản hiện có của DN ta phản ánh trên BCĐKT là 7 tỷ liệu có hợp lý không???

Đó là ý kiến của mình, mong mọi người góp ý.
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

:thodai: mấy cái nguyên tắc kế toán em học thì chỉ biết vậy chứ còn vận dụng thì....:gaitai:
 
Ðề: Hoạch toán vốn chủ sở hữu như thế nào là hợp lý

Mình nêu suy nghĩ của mình về việc ghi nợ TK 1388 của bạn rồi mọi người cùng thảo luận nhé.

THứ nhất: Theo đoạn 29 chuẩn mực chung số 01 về vốn chủ sở hữu không hề nói đến vốn cam kết góp của các thành viên.


THứ 2: Cũng theo nguyên tắc thận trọng tại chuẩn mực chung số 01 là:


THứ 3: Nếu ta ghi nhận vào 1388 và tăng 411 thì khi nhìn BCTC lập tại thời điểm cuối năm chẳng hạn sẽ k đánh giá đúng được tình hình tài chính của DN.
Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm mà ta lập báo cáo. Vậy lúc này, tổng tài sản hiện có của DN ta phản ánh trên BCĐKT là 7 tỷ liệu có hợp lý không???

Đó là ý kiến của mình, mong mọi người góp ý.

theo những gì mà t biết và t được học thì khoản vốn góp kinh doanh còn thiếu chưa góp đủ đó sẽ được ghi nhận nợ 1388/có 411. khoản chưa góp này còn phả góp trong vòng 3 năm tiếp theo và tiến độ góp thì theo doanh nghiệp tự cam kết với nhà thuế. nếu góp ko đúng tiến độ thì khoản lãi vay tương ứng với phần chưa góp đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top