Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) được nhận định là sẽ mang đến sự thay đổi cơ bản trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có ngành kế toán - kiểm toán. Các công nghệ số sẽ ngày càng phổ biến và tác động lên doanh nghiệp làm thay đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính, kế toán cũng như đặt ra những đòi hỏi nhất định về năng lực đối với đội ngũ các chuyên gia tài chính...
Cơ hội của dịch vụ kế toán, kiểm toán từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 :
Cuộc CMCN 4.0 đã, đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành, lĩnh vực với tốc độ công nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ không nằm ngoài cuộc Cách mạng mang tính toàn cầu này.
Cuộc CMCN4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa.
Kế toán viên sẽ không mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kế toán quốc tế.
Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số hiện đại, kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ khó thu thập được; Có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo, tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan; Nâng cao độ tin cậy và hợp lý của việc báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm…
Cuộc CMCN4.0 với mạng internet giúp cho công việc kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, nếu kế toán đó đáp ứng đủ điều kiện làm kế toán...
Cuộc CMCN4.0 sẽ mang đến một hệ thống các dữ liệu thông tin điện tử sẽ đa dạng và khó nắm bắt. Nếu không am hiểu, các kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện kiểm toán.
Mặt khác, thách thức mới về bảo mật thông tin kế toán quản trị, trong nghiệp vụ thanh toán, trong các hoạt động đầu tư chính là những lỗ hổng dễ xảy ra trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu kế toán số trong doanh nghiệp. Hơn nữa, thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung. Các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp và gây những hậu quả khó lường.
Cuộc CMCN4.0 giúp cho kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, thì ngược lại bất cứ kế toán ở quốc gia nào cũng có thể hành nghề ở Việt Nam. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lao động kế toán, nếu kế toán Việt Nam không cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để có thể đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề thì sẽ bị đào thải.
Một thách thức đặt ra nữa là kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kiểm toán viên, cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Với công nghệ mới người lao động kế toán phải không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, ví dụ: Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, kê khai nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử.
Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật.
Cuộc CMCN 4.0 đã, đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành, lĩnh vực với tốc độ công nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ không nằm ngoài cuộc Cách mạng mang tính toàn cầu này.
Cuộc CMCN4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa.
Kế toán viên sẽ không mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kế toán quốc tế.
Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số hiện đại, kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ khó thu thập được; Có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo, tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người có lợi ích liên quan; Nâng cao độ tin cậy và hợp lý của việc báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm…
Cuộc CMCN4.0 với mạng internet giúp cho công việc kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, nếu kế toán đó đáp ứng đủ điều kiện làm kế toán...
Cuộc CMCN4.0 sẽ mang đến một hệ thống các dữ liệu thông tin điện tử sẽ đa dạng và khó nắm bắt. Nếu không am hiểu, các kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện kiểm toán.
Mặt khác, thách thức mới về bảo mật thông tin kế toán quản trị, trong nghiệp vụ thanh toán, trong các hoạt động đầu tư chính là những lỗ hổng dễ xảy ra trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu kế toán số trong doanh nghiệp. Hơn nữa, thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung. Các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp và gây những hậu quả khó lường.
Cuộc CMCN4.0 giúp cho kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, thì ngược lại bất cứ kế toán ở quốc gia nào cũng có thể hành nghề ở Việt Nam. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lao động kế toán, nếu kế toán Việt Nam không cải thiện năng lực cũng như điều kiện của bản thân để có thể đáp ứng điều kiện hành nghề quốc tế, nâng cao vị thế bản thân và mở rộng phạm vi hành nghề thì sẽ bị đào thải.
Một thách thức đặt ra nữa là kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kiểm toán viên, cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Với công nghệ mới người lao động kế toán phải không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, ví dụ: Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, kê khai nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử.
Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật.