Hàng tồn thực tế và hàng tồn trên sổ sách

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Hàng tồn thực tế và hàng tồn trên sổ sách
Khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán tại doanh nghiệp có kiểm tra hàng tồn kho hay không?
Mức độ rủi ro như thế nào?
+++ Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế: Khi cơ quan thuế vào thanh quyết toán thuế tai doanh nghiệp, khi kiểm tra tại doanh nghiệp thì cơ quan thuế Kiểm tra kho hàng hóa thực tế nếu thấy hàng hóa trong kho thiếu không khớp so với sổ sách tồn kho đến thời điển hiện tại, cơ quan thuế có quyền kết luận:
–Doanh nghiệp bán hàng cho khách lẻ không xuất hóa đơn
–Doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn có thể quy tội trốn thuế và ra quyết định xử lý: ra quyết định là phạt hành vi bán hàng không xuất hóa đơn cho khách hàng, và làm tăng: giá vốn hàng tồn đã bán + tăng doanh thu hàng bán + truy thuế GTGT + truy thu thuế TNDN.

***Các trường hợp bị Ấn định thuế & truy thu thuế
++Căn cứ:
– Điểm e khoản 01 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
– Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC - Hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế

1. Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:

d) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
đ) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;
e) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;

2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.
= = > Do đó:
– Do đó, cán bộ thuế khi kiểm tra đủ chứng cứ để chứng minh là doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn. Cơ quan thuế sẽ ra văn bản xử lý người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm
+ Qua kiểm tra kho hàng hoá thực tế đối chiếu với tồn kho trên sổ sách chênh lệch không khớp với sổ sách: tồn kho thực tế < nhỏ hơn tồn kho trên sổ sách của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp không chứng minh được lý do hàng hóa trong kho thực tế không khớp với sổ sách.
+ Giá trị tồn kho ảo trên sổ chênh lệch quá lớn so với sổ sách kế toán
+++ Xử lý vi phạm hành vi bán hàng không xuất hóa đơn:
***Căn cứ:

Điều 200 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 thay thế Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 47. Sửa đổi, bổ sung Điều 200 của Luật số 12/2017/QH14 Ngày 20/6/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (sau đây gọi gọn là Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017)
Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013.
***Nội dung pháp lý:

– Hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với các hành vi sau:
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
***Phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
+++ Căn cứ
: Theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định xử phạt hành chính về thuế thì doanh nghiệp có các hành vi sau đây sẽ bị coi là trốn thuế:
Truy thu toàn bộ VAT đầu vào 10% tương ứng
Truy thu toàn bộ thuế TNDN 20% nếu phát sinh tương ứng doanh thu
Phạt hành vi kê khai sai 20% / tổng tiền thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
Chậm nộp theo mức 0.05%, 0.07%, 0,03%/ngày(từ ngày 1/7/2016) theo thời điểm hiệu lực ở các văn bản pháp luật tương ứng
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận : Nghị định 129/2013/NĐ-CP, Thông tư 166/2013/TT-BTC.
– Phạt hành vi bán hàng không xuất hóa đơn: Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trung bình là 15 triệu tại điểm b khoản 4 điều 11 thông tư 10/2013/TT-BTC
+ Ví dụ : Câu hỏi của bạn Mai Lan trên Group: Gia Đình Kế Toán
Mình nhờ các bạn giúp mình trường hợp này với: Cty minh vừa thanh quyết toán từ năm 2012-2016 xong, khi kiểm tra tại doanh nghiệp thì cơ quan thuế Kiểm tra kho hàng thấy hàng hóa trong kho thiếu so với sổ sách tồn kho đến thời điển hiện tại, cơ quan thuế kết luận là doanh nghiệp bán hàng cho khách lẻ không xuất hóa đơn vào Tháng 12/2016 và đã ra quyết định là phạt 15tr tiền do không xuất hóa đơn cho khách hàng, và làm tăng: giá vốn: 231.884.249 đ, tăng doanh thu hàng bán là 841.500.000 đ,thuế GTGT là 84.150.000. truy thu thuế TNDN là 100.031.217 đ. Nhờ mọi người định khoản giúp mình.

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top