Hàng hủy bỏ

DIDI

New Member
Hội viên mới
Hàng đã hủy bỏ do vỡ, mất phẩm chất, hết hạn sử dụng ..trong năm, nhưng đến cuối năm mới làm biên bản hủy có được ko ạh
 
Ðề: Hàng hủy bỏ

Hàng đã hủy bỏ do vỡ, mất phẩm chất, hết hạn sử dụng ..trong năm, nhưng đến cuối năm mới làm biên bản hủy có được ko ạh

Được - bạn làm biên bản kiểm kê cuối năm xác định số hàng hóa tổn thất và xin ý kiến BGĐ về quyết định xử lý số hàng trên !! nhưng bạn chú ý là CP NVL,NL + năng lượng, hàng hóa bị tổn thất hoặc hư hỏng(trừ phần được bồi thường) thì được đưa vào CP tính thuế TNDN theo TT134/2007. :happy3:

Thôn Tư 134 /2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:
2.2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng đã được các tổ chức, cá nhân bồi thường.
Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do cơ sở kinh doanh tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng mức tiêu hao hợp lý thì mức tiêu hao được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô tương tự.
 
Ðề: Hàng hủy bỏ

Hàng đã hủy bỏ do vỡ, mất phẩm chất, hết hạn sử dụng ..trong năm, nhưng đến cuối năm mới làm biên bản hủy có được ko ạh

Thông tư 13/2006:
a. Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng ... như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hoá khác phải huỷ bỏ thì xử lý như sau:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
b. Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật

Túm lại, khi muốn hủy hàng hóa phải lập Hội đồng Hủy và phải có Biên bản Hủy, biên ản này phải lập trước khi Hủy. Hội đồng Hủy phải có người đại diện của chi cục thuế (đề phòng trường hợp Doanh nghiệp trốn thuế) nên nhất thiết biên bản phải lập tr'c khi Hủy hàng hóa, tài sản đó.
 
Ðề: Hàng hủy bỏ

Túm lại, khi muốn hủy hàng hóa phải lập Hội đồng Hủy và phải có Biên bản Hủy, biên ản này phải lập trước khi Hủy. Hội đồng Hủy phải có người đại diện của chi cục thuế (đề phòng trường hợp Doanh nghiệp trốn thuế) nên nhất thiết biên bản phải lập tr'c khi Hủy hàng hóa, tài sản đó.

Nếu khi hủy phải có đại diện của chi cục thuế thì chắc bạn đợi đến già, một năm mình kiểm kê kho 4 lần => lập biên bản hủy 4 lần => đợi các cụ xuống thì :confuse1: DN nào cũng như vậy thì Thuế lấy đâu ra người .... mà cái quy định này trong "thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006 Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp" đâu có nhắc đến nhở :sweatdrop:
 
Ðề: Hàng hủy bỏ

Thủ tục xin huỷ hàng hoá tồn kho:
- Đề nghị huỷ hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng: số lượng, tên hàng, ngày nhập, ngày hết hạn sử dụng.
- Biên bản kiểm tra hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng.
- Quyết định cho phép huỷ hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng của lãnh đạo công ty.
- Biên bản huỷ hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến và của lãnh đạo công ty.
Nhưng nếu việc hủy hàng hóa này có gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải có giấy phép / giấy xác nhận cách thức hủy hàng hóa của cơ quan chức năng.
Thực ra người chứng kiến không nhất thiết phải là đại diện của chi cục thuế. Có thì càng tốt và dễ dàng hơn sau này. Nhưng ban lãnh đạo công ty phải chịu trách nhiệm về việc này với các cơ quan chức năng.

anh Kid coi lại Mục II.1.4 đi
 
Ðề: Hàng hủy bỏ

Túm lại, khi muốn hủy hàng hóa phải lập Hội đồng Hủy và phải có Biên bản Hủy, biên ản này phải lập trước khi Hủy. Hội đồng Hủy phải có người đại diện của chi cục thuế (đề phòng trường hợp Doanh nghiệp trốn thuế) nên nhất thiết biên bản phải lập tr'c khi Hủy hàng hóa, tài sản đó.

Thực ra người chứng kiến không nhất thiết phải là đại diện của chi cục thuế. Có thì càng tốt và dễ dàng hơn sau này. Nhưng ban lãnh đạo công ty phải chịu trách nhiệm về việc này với các cơ quan chức năng.

Àh !! vì tớ thấy 2 cái màu đỏ của bạn mâu thuẫn nên hỏi vậy thôi vì ko có quy định nào phải có sự có mặt của đại điện bên Thuế cả - Lãnh Đạo công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc này :cheers1:

* Cái 1.4 này thì liên quan gì đến sự có mặt của cán bộ thuế nhỉ :sweatdrop:


Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006
II. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
1.4. Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
a. Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng ... như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hoá khác phải huỷ bỏ thì xử lý như sau:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá).
b. Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
c. Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top