Hàng hóa trả lại sau ngày 01/01/2023 áp dụng thuế suất 8% hay 10%?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Trong quá trình hoạt động SXKD có nhiều trường hợp hàng bán bị trả lại do những nguyên nhân khác nhau. Hàng bán bị trả lại là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ nhưng do vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại. Doanh thu hàng bán bị trả lại là một khoản làm giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ.

1.webp

(Ảnh: Internet)

Vậy, khi Doanh nghiệp có hàng bán bị trả lại, họ phải xử lý hóa đơn bán hàng của họ như thế nào, chúng ta cùng tham khảo các quy định trong bài viết này nhé.

1. Có phải xuất hóa đơn đối với trường hợp hoàn trả hàng hóa không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Như vậy, cả khi bán hàng mới hay khi xuất hàng dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì bên bán có trách nhiệm xuất hóa đơn trả lại hàng.

Công văn số 7589/CTTPHCM-TTHT ngày 30/06/2022:

Căn cứ các quy định nêu trên: Trường hợp Công ty và Nhà cung cấp của Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , Thông tư số 78/2021/TT-BTC , Công ty mua hàng của Nhà cung cấp và phát sinh nghiệp vụ kinh tế hoàn trả một phần hàng đã mua của Nhà cung cấp thì Công ty thực hiện lập hóa đơn điện tử giao cho Nhà cung cấp: Trên hóa đơn ghi số lượng hàng hóa trả lại, thuế suất trả lại và tiền thuế GTGT (số dương). Căn cứ hóa đơn trả lại hàng hóa, Công ty và Nhà cung cấp thực hiện kê khai điều chỉnh giảm doanh thu thuế GTGT đầu ra, đầu vào theo pháp luật về thuế GTGT.

Công văn số 1860/CTBDI-TTHT của Cục thuế Tỉnh Bình Định:

- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh, có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì:

+ Về sử dụng hóa đơn: Khi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà người bán đã xuất bán, người mua xuất hóa đơn ghi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa cho người bán.

- Trường hợp người mua là cá nhân, không có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì:

+ Khi nhận trả lại một phần hàng hóa của hóa đơn mà Chi nhánh đã xuất bán thì Chi nhánh xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đúng với thực tế một phần hàng hóa đã nhận lại;

+ Khi nhận trả lại toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà Chi nhánh đã xuất bán thì Chi nhánh thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập cho người mua đúng với thực tế.

2. Xuất hóa đơn khi phát sinh hoàn trả hàng hóa

Công văn số 7972/CTHN-TTHT ngày 27/02/2023:


Căn cứ các quy định trên, trường hợp người nộp thuế là tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh việc hoàn trả hàng hóa theo quy định của pháp luật thì khi hoàn trả hàng hóa, người nộp thuế thực hiện lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, thuế suất thuế GTGT của hàng hóa hoàn trả tương ứng với thuế suất của hàng hóa đó ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng.

Công văn số 9301/CTHN-TTHT ngày 06/03/2023:

Trường hợp Công ty là tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh việc hoàn trả hàng hóa theo quy định của pháp luật thì khi hoàn trả hàng hóa, người nộp thuế thực hiện lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, thuế suất thuế GTGT của hàng hóa hoàn trả tương ứng với thuế suất của hàng hóa đó ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng.

Công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/05/2023:

Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.

Như vậy, theo hướng dẫn trên thì khi hàng hóa trả lại sau khi đã hết thời gian giảm thuế GTGT cụ thể là sau ngày 01/01/2023 thì bên bán và bên mua sẽ thỏa thuận về hàng hóa trả lại ghi trên hóa đơn, đối với thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn bán hàng thì người bán sẽ phải lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa với thuế suất 8%.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top