hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Ðề: hàng bị cháy

Theo mình thì hàng tổn thất đó nếu do nguyên nhân khách quan, và cty phải chịu chi phí thì hạch toán:
Nợ 632
Có Hàng tồn kho
Còn nếu quy được trách nhiệm cho ông nào, hoặc có bảo hiểm thì hạch toán:
Nợ 138 - Chi tiết ông A,B,C
Có Hàng tồn kho

Nếu hàng cháy vào năm 2009 thuộc vào trường hợp bất khả kháng, thiên tai thì đc tính vào chi phí hợp lý nếu cty chịu chi phí mà ko có ai bồi thường. Nhưng không được khấu trừ VAT đầu vào tương ứng.
 
Ðề: hàng bị cháy

Theo mình thì hàng tổn thất đó nếu do nguyên nhân khách quan, và cty phải chịu chi phí thì hạch toán:
Nợ 632
Có Hàng tồn kho
Còn nếu quy được trách nhiệm cho ông nào, hoặc có bảo hiểm thì hạch toán:
Nợ 138 - Chi tiết ông A,B,C
Có Hàng tồn kho

Nếu hàng cháy vào năm 2009 thuộc vào trường hợp bất khả kháng, thiên tai thì đc tính vào chi phí hợp lý nếu cty chịu chi phí mà ko có ai bồi thường. Nhưng không được khấu trừ VAT đầu vào tương ứng.

Sao lại treo vào 632, tk 632 phải tương ứng với doanh thu hàng bán.
Khi cháy thì hạch toán vào 811, sau khi xem xét đúng là nguyên nhân khach quan hay nguyên nhân khác thì cơ quan thuế sẽ xem xét và đưa khoản chi phí này vào chi phí hợp lý.
Còn khi được bảo hiểm bồ thường thì hạch toán vào 711

Thân
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Em chả treo cái gì cả, mà em ghi nhận thẳng nó vào chi phí rồi. Bác cho vào 811 là do bác không đọc kĩ chế độ. Hiện này chế độ quy định rồi, còn trước khi bị bỏ, thông tư 89 cũng quy định hạch toán vào 632. Em xin trích cái chế độ, phần kết cấu và nội dung TK 632, trang 448:

Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Em chả treo cái gì cả, mà em ghi nhận thẳng nó vào chi phí rồi. Bác cho vào 811 là do bác không đọc kĩ chế độ. Hiện này chế độ quy định rồi, còn trước khi bị bỏ, thông tư 89 cũng quy định hạch toán vào 632. Em xin trích cái chế độ, phần kết cấu và nội dung TK 632, trang 448:

Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

Nguyên văn bởi Thích Đủ Thứ
Theo mình thì hàng tổn thất đó nếu do nguyên nhân khách quan, và cty phải chịu chi phí thì hạch toán:
Nợ 632

Ack, mình nói TĐT treo vào 632 theo bài của bạn mà, vậy chớ nguyên văn trên là của ai, chả treo là gì.
Cái dòng gạch đỏ đó bạn đọc kỹ chưa vậy, hao hụt NVL trong SX đưa vào 632 là chuyện bình thường rồi, mất mát do cá nhân gây ra là mất mát chủ quan, giá trị không nhiều và sau khi trừ khoản bồi thường có thể đem vào phần còn lại chung giá vốn.
Còn ở đây chủ Topic hỏi là cháy hàng hóa mà cháy thì giá trị tổn thất rất lớn. Chưa biết đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Các hư hao như bão lụt, cháy... đều phải được xem xét trước khi nó được chấp nhận là chi phí hợp lý.
Cách đây khoảng hơn 1 tháng, cty Newtoyo VN ở Bình Dương cháy thiệt hại khoảng vài chục tỷ, bạn sẽ đưa nó vào 632 àh!
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Nếu công ty đó bị cháy, thế cái thiệt hại đó là cái gì? Vài chục tỷ toàn bộ là hàng tồn kho hay có cả tài sản cố định ở đó? Cty đó có mua bảo hiểm chưa? Có quy trách nhiềm cho bảo vệ hay cho ai không? Có ai cố tình đốt không?
Nếu đơn thuần chỉ là hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu, công cụ bị cháy ko có bồi thường, ko quy trách nhiệm. Thì theo em đưa vào 632.
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

thế tại sao lại không cho vào tk 415 (quỹ dự phòng tài chính) ạ?
Dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, mất mát, hư hỏng, rủi ro trong kinh doanh
N tk415
C tk 111,112
mong mọi người chỉ bảo thêm
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

thế tại sao lại không cho vào tk 415 (quỹ dự phòng tài chính) ạ?
Dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, mất mát, hư hỏng, rủi ro trong kinh doanh
N tk415
C tk 111,112
mong mọi người chỉ bảo thêm

1. Mình chưa thấy có bút toán nào ghi giảm hàng tồn kho ở đây. Vì chủ để là hàng bị cháy thì đương nhiền phải có bút toán ghi giảm hàng tồn kho.

2. Theo Nghị định 09 áp dụng với cty nhà nước, điều 13 thì:
"3. Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ."

Nếu quỹ dự phòng không đủ bạn đưa vào đâu? 632 hay 811?
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Nếu công ty đó bị cháy, thế cái thiệt hại đó là cái gì? Vài chục tỷ toàn bộ là hàng tồn kho hay có cả tài sản cố định ở đó? Cty đó có mua bảo hiểm chưa? Có quy trách nhiềm cho bảo vệ hay cho ai không? Có ai cố tình đốt không?
Nếu đơn thuần chỉ là hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu, công cụ bị cháy ko có bồi thường, ko quy trách nhiệm. Thì theo em đưa vào 632.

Sai rồi bạn, như khoinhat mới đúng"tk 632 phải tương ứng với doanh thu hàng bán".Và cái vụ này ghi N811
Bạn nghĩ thử xem, nếu NVL bị cháy ( nhưng cty vẫn còn đủ NPL tiếp tục SX:nongqua:) bạn ghi N632 vô tình giá vốn tăng lên 1 khoản đáng kể dẫn đến giá thành tăng cao, ko lẻ vì NPL bị cháy mà bạn bắt KH chịu phải chịu mua giá cao hả???
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Sai rồi bạn, như khoinhat mới đúng"tk 632 phải tương ứng với doanh thu hàng bán".Và cái vụ này ghi N811
Bạn nghĩ thử xem, nếu NVL bị cháy ( nhưng cty vẫn còn đủ NPL tiếp tục SX:nongqua:) bạn ghi N632 vô tình giá vốn tăng lên 1 khoản đáng kể dẫn đến giá thành tăng cao, ko lẻ vì NPL bị cháy mà bạn bắt KH chịu phải chịu mua giá cao hả???

Thế nào là giá thành? Giá thành khác giá vốn thế nào? Theo ý của bạn thì hạch toán vào giá vốn như vậy thì giá thành sản phẩm sẽ bị tăng đúng không? Thế thì bạn đồng nhất giá thành và giá vốn là một rồi. Thế những chi phí vượt trên mức bình thường tại sao người ta lại hướng dẫn hạch toán thẳng vào 632 vậy? :mocmui:
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

giá thành và giá vốn khác nhau. sx xong mình mới tính được giá thành, và khi xuất kho bán mình dựa trên giá thành đó để ghi giá vốn. nhưng mà mình vẫn không hiểu tại sao những chi phí vượt mức bình thường lại đem vào 632?
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Thế nào là giá thành? Giá thành khác giá vốn thế nào? Theo ý của bạn thì hạch toán vào giá vốn như vậy thì giá thành sản phẩm sẽ bị tăng đúng không? Thế thì bạn đồng nhất giá thành và giá vốn là một rồi. Thế những chi phí vượt trên mức bình thường tại sao người ta lại hướng dẫn hạch toán thẳng vào 632 vậy? :mocmui:

đưa vào 632 những chi phí vượt trên mức bình thường nhưng không phải là chi phí lớn như là thiệt hại tài sản (chỉ có thể là mất mát hoặc hao hụt nhỏ). nếu đưa cái chi phí đó vào 632 thì khi tính ra lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh ấy, thì lợi nhuận đó sẽ bị âm, khi nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh thì sẽ không thấy được là lợi nhuận âm là do đâu, dễ gây hiểu nhầm là chi phí bất thường cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, các nhà đầu tư sẽ có nhận định sai về tình hình hoạt động của cty...
do đó đưa vào 811 là hợp lý hơn cả...
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Là nhà đầu tư nếu các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất cháu thích đưa vào 632 hơn vì nó cho cháu biết năng lực sản xuất, củng như quá trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp ấy.Do sản xuất yếu kém ,bảo quản ko tốt dẩn đến ko có hàng để bán, làm cho giá vốn tăng lên tại chổ doanh thu thuần Doanh thu trừ giá vốn =lãi gộp ngay chổ đó thì quản lý sản xuất củng như kiểm soát chi phí sản xuất dể nhìn thấy hơn.Vài dòng suy nghĩ chưa kỹ mong cô Phươngthu chỉ bảo .
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Là nhà đầu tư nếu các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất cháu thích đưa vào 632 hơn vì nó cho cháu biết năng lực sản xuất, củng như quá trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp ấy.Do sản xuất yếu kém ,bảo quản ko tốt dẩn đến ko có hàng để bán, làm cho giá vốn tăng lên tại chổ doanh thu thuần Doanh thu trừ giá vốn =lãi gộp ngay chổ đó thì quản lý sản xuất củng như kiểm soát chi phí sản xuất dể nhìn thấy hơn.Vài dòng suy nghĩ chưa kỹ mong cô Phươngthu chỉ bảo .

"cháu" hiểu giá vốn là sao nà???:nheo:
giá vốn là toàn bộ những phí tổn mà dn phải bỏ ra để có được doanh thu, vì vậy mới có nguyên tắc phù hợp trong hạch toán đấy thôi.
khoản thiệt hại đó là bất thường, chứ đâu phải muốn có doanh thu thì phải có thiệt hại đâu?????:chuanbidiedi:
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

Sai rồi bạn, như khoinhat mới đúng"tk 632 phải tương ứng với doanh thu hàng bán".Và cái vụ này ghi N811
Bạn nghĩ thử xem, nếu NVL bị cháy ( nhưng cty vẫn còn đủ NPL tiếp tục SX:nongqua:) bạn ghi N632 vô tình giá vốn tăng lên 1 khoản đáng kể dẫn đến giá thành tăng cao, ko lẻ vì NPL bị cháy mà bạn bắt KH chịu phải chịu mua giá cao hả???

theo ý kiến bản thân m. cái khoản này đưa nó vô 811, trường hợp này bạn nghĩ xem nó có giống với bị mất hàng trong kho, nếu tổn thất nhỏ doanh nghiệp tính vào chi phí thì 632, còn nếu lớn quá thì 811,(sau khi xác đinhj được nguyên nhân). cái đó không bắt buộc, chỉ sao cho phù hợp.
giá vốn và giá thành là khác nhau bạn à, và khi bán cho khách hàng ta sử dụng giá bán nó chỉ phụ thuộc một phần vào giá thành, và phù hợp với giá cả thị trường, nếu bán với giá cao quá thì làm gì có khách hàng, và điều này dn phải bán với giá phù hợp => DN chịu lỗ giảm lợi nhuận
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

đơn vi em bị ngập lụt kho hàng nên một số hàng hoá bị hỏng và phải tiêu huỷ. Trong trường hợp này em phải làm những thủ tục gì để kiểm toán chấp nhận chi phí đó. E có phải làm PXK với lý do hàng hàng đem đi tiêu huỷ + Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá + Quyết định tiêu huỷ hàng hoá của giám đốc không? Giúp em với các bác ơi....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

đơn vi em bị ngập lụt kho hàng nên một số hàng hoá bị hỏng và phải tiêu huỷ. Trong trường hợp này em phải làm những thủ tục gì để kiểm toán chấp nhận chi phí đó. E có phải làm PXK với lý do hàng hàng đem đi tiêu huỷ + Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá + Quyết định tiêu huỷ hàng hoá của giám đốc không? Giúp em với các bác ơi....
-----------------------------------------------------------------------------------------
đơn vi em bị ngập lụt kho hàng nên một số hàng hoá bị hỏng và phải tiêu huỷ. Trong trường hợp này em phải làm những thủ tục gì để kiểm toán chấp nhận chi phí đó. E có phải làm PXK với lý do hàng hàng đem đi tiêu huỷ + Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá + Quyết định tiêu huỷ hàng hoá của giám đốc không? Giúp em với các bác ơi....
địa chỉ của em là: tuyethongttgl@gmail.com

đúng rùi, phải có biên bản chứ, nếu không thì thuế ko chấp nhận đâu.
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

To Hongtuyet: Bạn tham khảo bài giảng mình tập huấn thuế:

"Hàng hoá tổn thất phải tiêu huỷ hoặc huỷ bỏ thì doanh nghiệp phải lập hội đồng thanh huỷ trong đó có biên bản xác định rõ mức độ, nguyên nhân và trách nhiệm; biên bản phải ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị hàng huỷ, giá trị thanh lý có thể thu hồi được (trừ các mặt hàng có quy định mức hư hỏng được cơ quan có thẩm quyền quy định thì được trừ theo định mức), Giám đốc doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền".
Một lưu ý là Cty bạn cứ làm các thủ tục cần thiết, không nhất định phải mời các bác thuế xuống chứng kiến buổi huỷ hàng đó và Bác nào là người đại diện theo pháp luật của cty thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đợt trước mình làm các thủ tục huỷ gồm có:
- Giấy đề nghị huỷ hàng;
- Quyết định huỷ hàng;
- Quyết định kiểm kê hàng huỷ;
- Biên bản kiểm kê hàng hàng huỷ;
- Biên bản huỷ hàng.
Giờ không biết để đâu mà đưa cho bạn.
 
Ðề: hàng bị cháy

Theo mình thì hàng tổn thất đó nếu do nguyên nhân khách quan, và cty phải chịu chi phí thì hạch toán:
Nợ 632
Có Hàng tồn kho
Còn nếu quy được trách nhiệm cho ông nào, hoặc có bảo hiểm thì hạch toán:
Nợ 138 - Chi tiết ông A,B,C
Có Hàng tồn kho

Nếu hàng cháy vào năm 2009 thuộc vào trường hợp bất khả kháng, thiên tai thì đc tính vào chi phí hợp lý nếu cty chịu chi phí mà ko có ai bồi thường. Nhưng không được khấu trừ VAT đầu vào tương ứng.

TK 632 hình như có tên là: Giá vốn hàng bán hay sao ấy, chứ có phải là chi phí trong kỳ đâu Thích Đủ Thứ ơi!
Hàng bị cháy rồi thì có bán đâu mà cho vào đấy nhỉ?
Hạch toán Nợ 811 - Có chỗ bị cháy!
Nếu có đủ thủ tục thì chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.
 
Ðề: hàng bị cháy hạch toán thế nào?

"Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết)."

các sư huynh giải thích hộ mình với:các khoản mất mát đã được bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra>>>>vậy khoản bồi thường này có tương đương với tài sản bị mất ko?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top