hạch toán tỷ giá như thế nào

Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Trước khi trả lời nên phân tích văn các đồng chí ơi rồi mới có câu trả lời chính xác nhất cho khán giả

Với ví dụ trên chúng ta đi từ từ thôi:

- Kế toán trưởng bảo chọn mức 17.000 là tỷ giá hạch toán cho cả năm => Kế toán trưởng quyết định kế toán ngoại tệ theo phương pháp sử dụng tỷ giá hạch toán => trong kỳ cứ cái nào liên quan tới ngoại tệ bạn sử dụng tỷ giá này hạch toán (17.000) còn lại phần chênh lệch bạn sử dụng tài khoản 515 hoặc 635 để xử lý. Cuối năm tài chính bạn sẽ sử dụng tài khoản 413 (cụ thể là 4131) để hạch toán và xử lý phần ngoại tệ còn tồn nếu có.

Mình sẽ hạch toán như sau (mình bỏ qua các thuế, tài khoản ngoài bảng cho đỡ phức tạp)

+ 1/8/09 cty xuất hàng trị giá 40.000usd :
Bạn ghi : Nợ 131/Có 511 : 40.000 x 17.000 = 680 triệu.

+ Đến 20/9/09 khách hàng thanh toán 40.000usd(08/10/09 cty nhận được báo có)
Bạn ghi : Nợ 1122/Có 131 : 680 triệu đồng. (lúc này trong tài khoản USD của bạn có 40.000 usd)

+đến 15/10/09 cty bán 20.000usd cho NHg tỷ giá ngân hàng mua là 17.832 (Thêm một chút: Bạn bán USD cho ngân hàng và tiền ngân hàng trả vào tài khoản tiền VND của bạn)
Bạn ghi:
Nợ 1121 : 20.000 x 17.832
Có 1122 : 20.000 x 17.000.
Có 515 : 20.000 x 832

Ví dụ công ty bạn không còn nghiệp vụ nào liên quan đến ngoại tệ, đến cuối năm tài chính bạn căn cứ tỷ giá liên ngân hàng hoặc ngân hàng bạn có giao dịch để bạn đánh giá lại cái 20.000 USD của bạn còn lại trong tài khoản. Ví dụ tỷ kế toán trưởng bảo theo cái liên ngân hàng (18.000), Bạn ghi

Nợ 1122/Có 413 (18.000 - 17.000)x 20.000 USD.

Rồi bạn kết chuyển :Nợ 413/Có 515 số tiền trên là ok.

Riêng phần tỷ giá mà đơn vị kê khai khi nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và tính đúng tỷ giá liên quan tới thuế cho bạn và việc tính tỷ giá đó chỉ liên quan tới việc xác định các sắc thuế liên quan tới xuất nhập khẩu.

Nhận xét bài của các đồng chí khác:

To phinguyen :
Bạn không nên hướng dẫn bỏ qua các tài khoản trung gian bởi như vậy không phản ánh được đúng nghiệp vụ của nó. Tiếp đến nếu gặp người kiểm tra cóc cáy thì bạn vẫn có thể bị phạt vì vi phạm Luật kế toán.

To bác Mướn : bác dẫn chứng cái tài liệu của bác ra đây để em gô cổ nó lại. Làm gì có chuyện tạm ghi vào 413. Bác dẫn chứng tài liệu ra em tranh luận với bác tiếp.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Giảm nộp thuế là chuyện đương nhiên. Từ ngày xửa ngày xưa đã như thế rồi.
Vì thế nói rằng kế toán "mục tiêu hướng thuế" thì cũng như không nói. Không nói thì nó cũng vẫn xảy ra như thường.
Vì rằng nói thế thì hóa ra có kế toán nào đó nhằm mục tiêu nộp nhiều thuế hay sao?
VIệc bỏ tài khoản trung gian để thuận tiện trong kế toán không liên quan gì đến chuyện thuế cả.

Đúng vậy, Muontennguoi.Ngay cả Bạn, nói thế cũng như k nói. Bởi vì k nói cũng xảy ra như thường?.! Mỗi người có cách định nghĩa khác nhau về một vấn đề. Kế toán chỉ có một mục tiêu vì doanh nghiệp, còn vận dụng mục tiêu như thế nào là do mỗi người kế toán trên cơ sở lĩnh vực hoạt động của DN có ảnh hưởng đến các cơ quan quản lý chuyên ngành nào . Nếu theo nội dung topic và các tình huống Hiensummit đưa ra thì theo CMKT có hạch toán thẳng vào 515 hoặc 635 đc k?. Tai sao nói hướng thuế bởi ,hạch toán vì mục tiêu thuế là sự quan tâm của phần lớn dân kế toán nhà mình, phải k?. Thuế k quan tâm đến CMKT mà chỉ quan tâm đến việc mình ghi nhận doanh thu và xác định chi phí hợp lý ntn. KToán theo CMực ( cùng lắm mới đến cấp Quyết định ), thuế theo Luật, vậy mình phải theo Luật thôi. Bạn nhỉ?
-----------------------------------------------------------------------------------------


Nhận xét bài của các đồng chí khác:

To phinguyen :
Bạn không nên hướng dẫn bỏ qua các tài khoản trung gian bởi như vậy không phản ánh được đúng nghiệp vụ của nó. Tiếp đến nếu gặp người kiểm tra cóc cáy thì bạn vẫn có thể bị phạt vì vi phạm Luật kế toán.

Rất thán phục gã sẹo, nghe danh gã sẹo đã lâu. Gã sẹo nên đọc lại #13 của Hiensummit. Ý gã sẹo thế nào?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

bạn căn cứ vào ngày báo có để hạch toán, theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 08/10/09 trên trang Web của NH Nhà nước Việt Nam (16964):
Có 131: 678.600.000(40000 X 16965)
Nợ 1122: 678.560.000(40000 X 16964)
Nợ 635: 40.000 (chênh lệch tỷ giá lỗ)

ngày 15/10/09 bán 20.000USD:

Nợ 1111: 356.640.000 (20000 X 17832)
Có 1122: 339.280.000 (20000 X 16964)
Có 515: 17.360.000 (chênh lệch tỷ giá lãi)

cái này có nói rõ trong chế độ kế toán theo QĐ 15 hoặc 48 rồi mà, bạn có rãnh mở ra xem chổ tài khoản 413

vậy là cụ thể lắm rồi, mong bạn hiểu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Mình sẽ hạch toán như sau (mình bỏ qua các thuế, tài khoản ngoài bảng cho đỡ phức tạp)

+ 1/8/09 cty xuất hàng trị giá 40.000usd :
Bạn ghi : Nợ 131/Có 511 : 40.000 x 17.000 = 680 triệu.

+ Đến 20/9/09 khách hàng thanh toán 40.000usd(08/10/09 cty nhận được báo có)
Bạn ghi : Nợ 1122/Có 131 : 680 triệu đồng. (lúc này trong tài khoản USD của bạn có 40.000 usd)

+đến 15/10/09 cty bán 20.000usd cho NHg tỷ giá ngân hàng mua là 17.832 (Thêm một chút: Bạn bán USD cho ngân hàng và tiền ngân hàng trả vào tài khoản tiền VND của bạn)
Bạn ghi:
Nợ 1121 : 20.000 x 17.832
Có 1122 : 20.000 x 17.000.
Có 515 : 20.000 x 832
680.000.000
Ví dụ công ty bạn không còn nghiệp vụ nào liên quan đến ngoại tệ, đến cuối năm tài chính bạn căn cứ tỷ giá liên ngân hàng hoặc ngân hàng bạn có giao dịch để bạn đánh giá lại cái 20.000 USD của bạn còn lại trong tài khoản. Ví dụ tỷ kế toán trưởng bảo theo cái liên ngân hàng (18.000), Bạn ghi

Nợ 1122/Có 413 (18.000 - 17.000)x 20.000 USD.

Rồi bạn kết chuyển :Nợ 413/Có 515 số tiền trên là ok.

Riêng phần tỷ giá mà đơn vị kê khai khi nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và tính đúng tỷ giá liên quan tới thuế cho bạn và việc tính tỷ giá đó chỉ liên quan tới việc xác định các sắc thuế liên quan tới xuất nhập khẩu.
.

Ở ví dụ trên cần thêm thông tin tỷ giá BQLNH ngày viết hóa đơn (1/8/09) giả sử là 16.500đ/USD.
Hạch toán theo tỷ giá hạch toán:
Nợ 131: 680tr (4.000USD x 17.000)
Có 511: 660tr (4.000USD x 16.500)
Có 515 : 20tr

So sánh với hạch toán theo tỷ giá thực tế thì:
Nợ 131: 660tr (4.000USD x 16.500)
Có 511: 660tr (4.000USD x 16.500)

Đến thời điểm này ta thấy Lãi do ch/l tỷ giá hoàn toàn là do KTT định tỷ giá hạch toán là bao nhiêu.
Nếu tỷ giá hạch toán là 16.000 thì lại sẽ là Lỗ ch.l tỷ giá.
Nếu tỷ giá hạch toán là 100.000 thì lãi sẽ rất lớn.

Định tỷ giá hạch toán là việc của KTT và nó không phải là 1 hoạt động tài chánh, chỉ đơn thuần là kỹ thuật ghi chép mà thôi.

Đương nhiên là đến trước khi lập BCTC thì lãi-lỗ do ch.l tỷ giá sẽ bù trừ và kết quả giữa hạch toán theo tỷ giá hạch toán hay theo tỷ giá thực tế vẫn khớp đúng nhau.

Vấn đề là: nếu tỷ giá hạch toán là 16.000 thì ngày 1/8/09 sẽ thể hiện lỗ - ghi Nợ 635 - là 20tr để rồi đến ngày bán ngoại tệ (15/10/09) hoặc ngày cuối năm đánh giá lại sẽ thể hiện lãi bù trở lại.
Như vậy cũng là nghiệp vụ bán hàng đó mà đồng thời phát sinh Nợ 635 và Có 515.

Vậy kỹ thuật ghi chép như thế có hợp lý?
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Trên thuế người ta sẽ ko đồng ý với mức tỷ giá tự chọn đâu bạn ơi.
Bạn vào trang WEB cua Vietcombank đăng ký nhận tỷ giá đi, hàng ngày nó sẽ cập nhật tỷ giá về mail cho ban. Còn khi hạch toán bạn phải lấy tỷ giá của ngày phát sinh bút toán để mà kê khai bạn ạ.
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

các bác nói thế làm em thấy lại có vấn đề để nói. em cũng có cái khó là ở chỗ: em là kế toán chịu trách nhiệm báo cáo thuế cho công ty A (là cty con nhưng hạch toán độc lập,công ty mẹ (B) bên Trung Quốc).A chuyên gia công quần áo và trực tiếp xuất khẩu hàng cho khách hàng ở các nước(nguyên vật liệu do B cung cấp) nhưng khách hàng thanh toán tiền cho B,B thanh toán tiền gia công cho A.Tại thời điểm xuất hàng A viết hóa đơn theo tỷ giá BQ liên ngân hàng, B chuyển tiền USD về cho A nhưng ngân hàng A giao dịch không cung cấp tỷ giá(tổng giám đốc bên A không cho ktoán đăng ký dịch vụ cung cấp tỷ giá hàng ngày), Giám đốc tài chính (coi như là kế toán trưởng) A bảo chọn tỷ giá 17000 để hạch toán. khi B chuyển tiền về thì ngân hàng gửi báo có USD (tài khoản ngoại tệ). khi A cần đổi tiền ngoại tệ sang tiền việt(chuyển từ TK tiền đô sang TK tiền việt) thì báo có ngân hàng có ghi rõ tỷ giá ngân hàng mua.em làm như các bác nói thì chênh lệch tỷ giá bên em lãi qua nhiều, mỗi tháng lãi những hơn 100 triệu nên kế toán trưởng bên em không đồng ý. em thì mới vào nghề từ trước đến nay kế toán cũ bên em vẫn lấy tỷ giá trên hóa đơn để hạch toán nhưng không chọn tỷ giá hạch toán để ghi sổ
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Ở ví dụ trên cần thêm thông tin tỷ giá BQLNH ngày viết hóa đơn (1/8/09) giả sử là 16.500đ/USD.
Hạch toán theo tỷ giá hạch toán:
Nợ 131: 680tr (4.000USD x 17.000)
Có 511: 660tr (4.000USD x 16.500)
Có 515 : 20tr

So sánh với hạch toán theo tỷ giá thực tế thì:
Nợ 131: 660tr (4.000USD x 16.500)
Có 511: 660tr (4.000USD x 16.500)

Đến thời điểm này ta thấy Lãi do ch/l tỷ giá hoàn toàn là do KTT định tỷ giá hạch toán là bao nhiêu.
Nếu tỷ giá hạch toán là 16.000 thì lại sẽ là Lỗ ch.l tỷ giá.
Nếu tỷ giá hạch toán là 100.000 thì lãi sẽ rất lớn.

Định tỷ giá hạch toán là việc của KTT và nó không phải là 1 hoạt động tài chánh, chỉ đơn thuần là kỹ thuật ghi chép mà thôi.

Đương nhiên là đến trước khi lập BCTC thì lãi-lỗ do ch.l tỷ giá sẽ bù trừ và kết quả giữa hạch toán theo tỷ giá hạch toán hay theo tỷ giá thực tế vẫn khớp đúng nhau.

Vấn đề là: nếu tỷ giá hạch toán là 16.000 thì ngày 1/8/09 sẽ thể hiện lỗ - ghi Nợ 635 - là 20tr để rồi đến ngày bán ngoại tệ (15/10/09) hoặc ngày cuối năm đánh giá lại sẽ thể hiện lãi bù trở lại.
Như vậy cũng là nghiệp vụ bán hàng đó mà đồng thời phát sinh Nợ 635 và Có 515.

Vậy kỹ thuật ghi chép như thế có hợp lý?

Em nói thực với bác chứ cái loại kế toán trưởng mà đưa tỷ giá hạch toán bằng 100.000 ý. Cái loại đó đuổi ngay khỏi công ty, thuê nó làm gì cho mất công, mất tiền mất của. Mà trước khi đuổi nhớ lấy lá chuối lót tay dắt nó ra đường cho đỡ bẩn tay mình bác à.

Còn cái đoạn sau bác nói đúng rồi đó, kỹ thuật ghi chép này được chấp nhận và hợp tình hợp lý đối với các công ty có kế toán trưởng tốt, chứ không phải là cái loại kế toán trưởng như trên
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

anh chị ơi cho em hỏi nếu đơn vị em là đơn vị hành chính sự nghiệp, không sản xuất kinh doanh gì cả, trong hệ thống tài khoản ko có 515 hay 635 thì em phải hạch toán cái chênh lệch tỷ giá này vào đâu ạ.
VD ngày 1/1/09 nhận 1.000 USD từ nhà tài trợ, nhân giấy báo có của ngân hàng với TK tiền USD, tỷ giá của ngân hàng ngày đó là 16.000
Ngày 1/2/09 chuyển 500 USD từ TK tiền USD sang TK tiền VND, tỷ giá của ngân hàng ngày đó là 17.000
Cả cái số 500 USD còn lại trong TK tiền USD hàng tháng cũng có lãi, giả sử ngày 28/2/09 nhân giấy báo có của NH là lãi tháng 2 của TK tiền USD là 1 USD.
Em phải hạch toán thế nào ạ
em cảm ơn anh chị giúp em với.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Em nói thực với bác chứ cái loại kế toán trưởng mà đưa tỷ giá hạch toán bằng 100.000 ý. Cái loại đó đuổi ngay khỏi công ty, thuê nó làm gì cho mất công, mất tiền mất của.


Vậy nếu em là KTT thì em sẽ định tỷ giá HT là bao nhiêu? 16.000 hay 18.000?
Dù em có định giá nào thì bác cũng đuổi cổ em khỏi công ty ngay lập tức.
Nhưng không phải chỉ đuổi em vì em không biết cái nào có lợi cho cty hơn, đuổi em vì câu phát biểu này của em:

"Riêng phần tỷ giá mà đơn vị kê khai khi nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và tính đúng tỷ giá liên quan tới thuế cho bạn và việc tính tỷ giá đó chỉ liên quan tới việc xác định các sắc thuế liên quan tới xuất nhập khẩu".

Bác nói như vậy để em thấy là Luật kế toán có quy định dùng tỷ giá BQLNH để hạch toán kế toán và lập BCTC chứ không phải KTT muốn định giá tài sản cty mình bao nhiêu cũng được đâu.

VIệc áp dụng tỷ giá hạch toán hay tỷ giá thực tế cũng không ảnh hưởng đến BCTC, không ảnh hưởng đến giá trị cty.
Cả 2 đều cho cùng kết quả và vì thế cả 2 đều được công nhận là phương pháp kế toán ngoại tệ, bất kể KTT định tỷ giá hạch toán là bao nhiêu.

Trở lại bài của Hien Summit:
mọi người nói thế em chỉ tạm công nhận mà vẫn chưa hiểu. em lấy ví dụ thực tế luôn: 1/8/09 cty xuất hàng trị giá 40.000usd, theo tờ khai Hải quan tỷ giá là 16965;đến 20/9/09 khách hàng thanh toán 40.000usd(08/10/09 cty nhận được báo có) đến 15/10/09 cty bán 20.000usd cho NHg tỷ giá ngân hàng mua là 17832; kế toán trưởng bảo chọn mức tỷ giá 17000 làm tỷ giá hạch toán cho cả năm. như vậy trong trường hợp này em sẽ định khoản thế nào.nhờ mọi người chỉ bảo cho em biết

Tỷ giá ngày 1/8 trên tờ khai Hải quan chính là tỷ giá BQLNH của ngày hôm đó.

Nếu hạch toán theo tỷ giá thực tế:

Ngày 1/8:
Nợ 131: 40.000 USD x 16.965đ
Có 511: 40.000 USD x 16.965đ ( trừ thuế XK nếu có)
(Phần thuế tự tính tiếp nhé).

Ngày 8/10:
Nợ 1122: 40.000 USD x tỷ giá BQLNH ngày 8/10
Có 131: 40.000 USD x 16.965đ (<- là tỷ giá đã ghi tăng Nợ 131 hôm 1/8, lúc này người ta gọi 16.965đ là tỷ giá ghi sổ)
Có 515 hoặc 635: phần chênh lệch.

Ngày 15/10:
Nợ 1121: 20.000 USD x 17.832đ
Có 1122: 20.000 USD x tỷ giá BQLNH ngày 8/10 (<- cũng gọi là tỷ giá ghi sổ, là tỷ giá đã ghi khi phát sinh tăng 1122)
Có 515 hoặc 635: phần chênh lệch.

Nếu hạch toán theo tỷ giá hạch toán 17.000đ/USD:

Ngày 1/8:
Nợ 131: 40.000 USD x 17.000đ
Có 511: 40.000 USD x 16.965đ ( trừ thuế XK nếu có)
Có 515: 40.000 USD x 35đ
(Phần thuế tự tính tiếp nhé).

Ngày 8/10:
Nợ 1122: 40.000 USD x 17.000đ
Có 131: 40.000 USD x 17.000đ

Ngày 15/10:
Nợ 1121: 20.000 USD x 17.832đ
Có 1122: 20.000 USD x 17.000đ
Có 515 : 20.000 USD x 832đ

(Cuối năm bạn phải đánh giá lại ngoại tệ và khi đó BCĐKT sẽ có kết quả giống nhau ở cả 2 PP hạch toán tỷ giá).

Vài nguyên tắc cần nhớ khi hạch toán theo tỷ giá hạch toán:
- Các khoản nợ (phải thu, phải trả) và vốn bằng tiền ngoại tệ: ghi theo tỷ giá hạch toán kể cả khi phát sinh tăng lẫn phát sinh giảm.
- Các khoản chi phí doanh thu: ghi theo tỷ giá BQLNH hoặc tỷ giá thực tế.

Lưu ý - tỷ giá thực tế ở trên là số tiền thực tế đã bỏ ra hoặc thu được bằng tiền VND.
Tỷ giá do NH giao dịch công bố ngày hôm đó chưa phải là tỷ giá thực tế bởi vì NH báo giá là chuyện của NH, ngày hôm đó ta đâu có mua bán chi với NH đâu.
Đối với ta giá đó chỉ là để tham khảo. Chỉ khi nào ta có thực sự mua bán ngoại tệ với NH thì tỷ giá đó mới trở thành tỷ giá thực tế được.


Vài nguyên tắc cần nhớ khi hạch toán theo tỷ giá thực tế:
- Các khoản nợ (phải thu, phải trả) và vốn bằng tiền ngoại tệ:
+++ ghi tăng theo tỷ giá thực tế phát sinh (hoặc tỷ giá BQLNH)
+++ ghi giảm theo các phương pháp FIFO, LIFO, Bình quân hoặc thực tế đích danh (giống hàng tồn kho).
- Các khoản chi phí doanh thu: ghi theo tỷ giá BQLNH hoặc tỷ giá thực tế.

Như vậy ở ví dụ trên nếu bạn hạch toán theo phương pháp tỷ giá thực tế thì khi nhận GBC ngày 8/10 bạn phải vào các trang web của NH hoặc chứng khoán hoặc đọc báo mà lấy tỷ giá BQLNH.
Một lưu ý nữa: trong cả 2 phương pháp thì tỷ giá trên hóa đơn bạn đều phải lấy tỷ giá BQLNH của ngày viết hóa đơn.
Nếu ngày khai hải quan là ngày khác với ngày viết hóa đơn thì tiền thuế sẽ được tính lại theo tỷ giá BQLNH của ngày hôm đó.
Nếu trường hợp đó xảy ra thì tiền thuế và doanh thu theo VND sẽ không còn đúng tỷ lệ thuế suất nữa.
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Theo như chuẩn mực kế toán thì rất phức tạp,chung quy lại như thế này,các bạn cứ áp dụng mà làm:
-Ghi tăng tài khoản nào thì ghi theo tỷ giá thực tế.
-Ghi giảm tài khoản nào thì ghi theo tỷ giá ghi số sách.
ví dụ:nợ 152:tỷ giá thực tế
nợ 133:tỷ giá thực tế
có 331:tỷ giá ghi sổ
nếu xảy ra chênh lệch thì đưa vào tài khoản 515,635.
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Khi nhận được giấy báo có !
em lấy tỷ giá hạch toán vào ngày đó !
chêch lệcl xử lý như sau !
lãi do vào 515
lõ cho vào 635
413 là sai với chế độ kế toán hiện hành
413 chỉ dùng cho xây dựng cơ bản và đánh giá lại ngoại tệ vào cuối năm tài chính
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

hạch toán ngoại tệ có 3 loại tỷ giá: khi ghi tăng vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả, tài sản thì ghi theo tỷ giá thực tế (tỷ giá do nhnn công bố). ghi giảm vốn bằng tiền ghi theo tỷ giá xuất quỹ. Ghi giảm nợ phải thu ghi theo tỷ giá ghi nhận nợ.
lãi tỷ giá ghi vào 515
lỗ ghi vào 635
cuối kỳ đánh giá lại cho vào 413 phần chênh lệch
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Tôi xin co chút ý kiến về việc này nhe!
1. Việc hạch toán ngoại tệ được quy định 2 loại tỷ giá
-tỷ giá ghi sổ: ghi nhận theo giá bình quân gia quyền, hoặc nhâph trươc xuất trước,..( hạch toán như hàng tồn kho) không có chuyện kế toán ấn định một tỷ giá cụ thể nào đó, giả sử giá USD thế giới lên tới 50.000 đ/USD thì sao?
-tỷ giá thực tế: là tỷ giá tại thời điểm thanh toán
trường hợp của bạn nếu bạn nhận $ cao hơn tỷ giá hơn tỷ giá ghi sổ 16965/17832 trong khi tỷ giá ghi sổ là 17000 thì bạn ghi nhận khoản lãi giữa 17000/17832 vào TK 515
-Nguoc lại nếu lỗ tỷ giá giưa ...../17000 thi hạch toán vào tk 635
Đối với trường hợp XDCB trước khi bàn giao TSCD và SD thì khOẢN chênh lệch tỷ giá được ghi vào bên nợ hoặc bên có TK 413 sau dó chuyển vào 515 hay 635 . Nếu chênh lệch lớn sẽ được phân bôr dấn, trong thời hạn không quá 5 năm
-----------------------------------------------------------------------------------------
còn nguyên tệ đương nhiên bạn vẫn chỉ có vậy, không thay đổi, bạn ghi nhận nhw binh thường
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Vậy nếu em là KTT thì em sẽ định tỷ giá HT là bao nhiêu? 16.000 hay 18.000?
Dù em có định giá nào thì bác cũng đuổi cổ em khỏi công ty ngay lập tức.
Nhưng không phải chỉ đuổi em vì em không biết cái nào có lợi cho cty hơn, đuổi em vì câu phát biểu này của em:

"Riêng phần tỷ giá mà đơn vị kê khai khi nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và tính đúng tỷ giá liên quan tới thuế cho bạn và việc tính tỷ giá đó chỉ liên quan tới việc xác định các sắc thuế liên quan tới xuất nhập khẩu".

Bác nói như vậy để em thấy là Luật kế toán có quy định dùng tỷ giá BQLNH để hạch toán kế toán và lập BCTC chứ không phải KTT muốn định giá tài sản cty mình bao nhiêu cũng được đâu.

VIệc áp dụng tỷ giá hạch toán hay tỷ giá thực tế cũng không ảnh hưởng đến BCTC, không ảnh hưởng đến giá trị cty.
Cả 2 đều cho cùng kết quả và vì thế cả 2 đều được công nhận là phương pháp kế toán ngoại tệ, bất kể KTT định tỷ giá hạch toán là bao nhiêu.

Trở lại bài của Hien Summit:


Tỷ giá ngày 1/8 trên tờ khai Hải quan chính là tỷ giá BQLNH của ngày hôm đó.

Nếu hạch toán theo tỷ giá thực tế:

Ngày 1/8:
Nợ 131: 40.000 USD x 16.965đ
Có 511: 40.000 USD x 16.965đ ( trừ thuế XK nếu có)
(Phần thuế tự tính tiếp nhé).

Ngày 8/10:
Nợ 1122: 40.000 USD x tỷ giá BQLNH ngày 8/10
Có 131: 40.000 USD x 16.965đ (<- là tỷ giá đã ghi tăng Nợ 131 hôm 1/8, lúc này người ta gọi 16.965đ là tỷ giá ghi sổ)
Có 515 hoặc 635: phần chênh lệch.

Ngày 15/10:
Nợ 1121: 20.000 USD x 17.832đ
Có 1122: 20.000 USD x tỷ giá BQLNH ngày 8/10 (<- cũng gọi là tỷ giá ghi sổ, là tỷ giá đã ghi khi phát sinh tăng 1122)
Có 515 hoặc 635: phần chênh lệch.

Nếu hạch toán theo tỷ giá hạch toán 17.000đ/USD:

Ngày 1/8:
Nợ 131: 40.000 USD x 17.000đ
Có 511: 40.000 USD x 16.965đ ( trừ thuế XK nếu có)
Có 515: 40.000 USD x 35đ
(Phần thuế tự tính tiếp nhé).

Ngày 8/10:
Nợ 1122: 40.000 USD x 17.000đ
Có 131: 40.000 USD x 17.000đ

Ngày 15/10:
Nợ 1121: 20.000 USD x 17.832đ
Có 1122: 20.000 USD x 17.000đ
Có 515 : 20.000 USD x 832đ

(Cuối năm bạn phải đánh giá lại ngoại tệ và khi đó BCĐKT sẽ có kết quả giống nhau ở cả 2 PP hạch toán tỷ giá).

Vài nguyên tắc cần nhớ khi hạch toán theo tỷ giá hạch toán:
- Các khoản nợ (phải thu, phải trả) và vốn bằng tiền ngoại tệ: ghi theo tỷ giá hạch toán kể cả khi phát sinh tăng lẫn phát sinh giảm.
- Các khoản chi phí doanh thu: ghi theo tỷ giá BQLNH hoặc tỷ giá thực tế.

Lưu ý - tỷ giá thực tế ở trên là số tiền thực tế đã bỏ ra hoặc thu được bằng tiền VND.
Tỷ giá do NH giao dịch công bố ngày hôm đó chưa phải là tỷ giá thực tế bởi vì NH báo giá là chuyện của NH, ngày hôm đó ta đâu có mua bán chi với NH đâu.
Đối với ta giá đó chỉ là để tham khảo. Chỉ khi nào ta có thực sự mua bán ngoại tệ với NH thì tỷ giá đó mới trở thành tỷ giá thực tế được.


Vài nguyên tắc cần nhớ khi hạch toán theo tỷ giá thực tế:
- Các khoản nợ (phải thu, phải trả) và vốn bằng tiền ngoại tệ:
+++ ghi tăng theo tỷ giá thực tế phát sinh (hoặc tỷ giá BQLNH)
+++ ghi giảm theo các phương pháp FIFO, LIFO, Bình quân hoặc thực tế đích danh (giống hàng tồn kho).
- Các khoản chi phí doanh thu: ghi theo tỷ giá BQLNH hoặc tỷ giá thực tế.

Như vậy ở ví dụ trên nếu bạn hạch toán theo phương pháp tỷ giá thực tế thì khi nhận GBC ngày 8/10 bạn phải vào các trang web của NH hoặc chứng khoán hoặc đọc báo mà lấy tỷ giá BQLNH.
Một lưu ý nữa: trong cả 2 phương pháp thì tỷ giá trên hóa đơn bạn đều phải lấy tỷ giá BQLNH của ngày viết hóa đơn.
Nếu ngày khai hải quan là ngày khác với ngày viết hóa đơn thì tiền thuế sẽ được tính lại theo tỷ giá BQLNH của ngày hôm đó.
Nếu trường hợp đó xảy ra thì tiền thuế và doanh thu theo VND sẽ không còn đúng tỷ lệ thuế suất nữa.

Em chả hiểu bác nói cái gì? Lại theo quy luật cũ là làm cho nó rối tinh lên rồi lại dùng dao thiến gà để thiến vịt hả bác?
 
Ðề: hạch toán tỷ giá như thế nào

Em chả hiểu bác nói cái gì? Lại theo quy luật cũ là làm cho nó rối tinh lên rồi lại dùng dao thiến gà để thiến vịt hả bác?

Ý tôi là: hạch toán tỷ giá theo tỷ giá hạch toán và hạch toán theo tỷ giá thực tế cụ thể như thế nào còn chưa nắm rõ thì bàn chuyện hợp lý hay không hợp lý, ghi 413 hay 635 ... làm gì?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top