Hạch toán phế phẩm

bonggon

Member
Hội viên mới
Gần đây bonggon thấy trên diễn đàn có một số câu hỏi xoay quanh vấn đề hạch toán phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên có nhiều luồng ý kiến khác nhau và không đi đến được thống nhất.

Mình có đọc qua phần này ở đâu đó nên muốn chia sẻ với các bạn phần kiến thức này. Hy vọng là những hiểu biết ít ỏi của mình có thể giúp ích được cho các bạn đang thắc mắc, đã thắc mắc và sẽ thắc mắc về vấn đề này !

Ví dụ: 1 quá trình sản xuất phải trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Tỷ lệ hư hỏng ở cả 2 giai đoạn là 10% (tỷ lệ này được xác định dựa trên thống kế đối với ngành sản xuất này).

Giai đoạn 1:
- Cho vào 2.000 kg NVL, trị giá: 8.100 đ
- Chi phí nhân công: 4.000 đ
- Chi phí SX chung: 6.000 đ
- Sau giai đoạn 1, tạo ra được 1.750 kg bán thành phẩm.
- Phế phẩm thu được ở giai đoạn này bán được 0.5 đ/kg.

Giai đoạn 2:
- Chuyển hết bán thành phẩm của giai đoạn 1 vào, cho thêm 1.250 kg NVL vào, giá trị 1.900 đ.
- Chi phí nhân công: 10.000 đ.
- Chi phí SX chung: 12.000 đ.
- Sau giai đoạn 2, tạo ra được 2.800 kg thành phẩm.
- Phế phẩm thu được bán được 3 đ/kg.

Cách tính giá thành sản phẩm và hạch toán chi phí như sau:


Bước 1: xác định sản phẩm đầu ra và hao hụt:

Giai đoạn 1:
Tổng NVL đưa vào SX : 2.000
Bán thành phẩm thực tế: 1.750
Phế phẩm thông thường: 200 (10% x 2.000)
Phế phẩm tăng thêm : 50

Giai đoạn 2:
Tổng NVL đưa vào SX: 3.000 (1.250 + 1.750)
Bán thành phẩm thực tế: 2.800
Phế phẩm thông thường: 300 (10% x 3.000)
Phế phẩm giảm đi : -100

Bước 2: Xác định giá thành và hao hụt:

Giai đoạn 1:
CP NVL: 8.100
CP NC : 4.000
CP SXC: 6.000
Thanh lý phế phẩm thu được: -100 (0.5 x 200)
Tổng cộng 18.000

Bán thành phẩm (mong đợi) = 90% x 2.000 = 1.800 kg
Giá thành 1 đơn vị bán thành phẩm = 18.000 / 1.800 = 10 đ/kg

Giai đoạn 2:
CP NVL: 1.900
CP NC : 10.000
CP SXC: 12.000
Chuyển từ giai đoạn 1 sang: 17.500 (10 đ/kg x 1.750)
Thanh lý phế phẩm thu được: -900 (3 x 300)
Tổng cộng 40.500

Thành phẩm (mong đợi) = 90% x 3.000 = 2.700 kg
Giá thành 1 đơn vị thành phẩm = 40.500 / 2.700 = 15 đ/kg

Bước 3: Xác định tổng chi phí và hao hụt:
Giai đoạn 1:
Bán thành phẩm: 17.500 (1.750 x 10)
Hao hụt thông thường: 100 (200 x 0.5)
Hao hụt thêm: 500 (50 x 10)
Tổng cộng: 18.100

Giai đoạn 2:
Thành phẩm: 42.000 (2.800 x 15)
Hao hụt thông thường: 900 (300 x 3)
Hao hụt giảm đi: -1.500 (100 x 15)
Tổng cộng: 41.400

Như vậy ta có thể thấy rằng:

- Hao hụt thông thường được xem như là hao hụt bắt buộc phải có trong quá trình sản xuất và không được đưa vào để tính vào chi phí của một đơn vị sản phẩm. Và thu nhập từ phế liệu thu hồi được sẽ được trừ vào chi phí sản xuất.

- Hao hụt tăng thêm (hay giảm đi) được xem là hao hụt do khả năng quản lý yếu kém, do NVL không đảm bảo chất lượng hay quy trình sản xuất không đạt yêu cầu... Những nguyên nhân gây nên hao hụt tăng thêm (hay giúp hao hụt giảm đi) được xem là những nguyên nhân do bản thân DN, là thực tế xảy ra đối với DN. Do đó chi phí SX sẽ được chia đều cho tổng sản phẩm thực tế thu được và hao hụt tăng thêm (hoặc giảm đi) ---> tổn thất do hao hụt tăng thêm (hay lợi ích do hao hụt giảm đi) sẽ tác động đến KQSXKD.

- Trên thực tế, hao hụt giảm đi rất hiếm khi xảy ra.

(còn tiếp)

Một khi chúng ta đã nắm rõ nguyên tắc xác định tổng chi phí thì việc hạch toán sẽ trở nên đơn giản hơn.

* Giai đoạn 1:

N1541 (CPSXKDDD giai đoạn 1) 18.100
C621 8.100
C622 4.000
C627 6.000

N152P1 (phế phẩm của giai đoạn 1) 100
C1541 100

N911 500
C1541 500

N152P1 25
C911 25 (0.5 x 50)


* Giai đoạn 2:


N1542 (CPSXKDDD giai đoạn 2) 41.400
C1541 17.500
C621 1.900
C622 10.000
C627 12.000

N1542 1.500
C911 1.500

N152P2 (phế phẩm của giai đoạn 2) 900
C1542 900

N911 300 (3 x 100)
C152P2 300

N155 42.000
C1542 42.000

* Khi bán phế phẩm, ghi:


N111/131...
C152P1
C152P2

(The end)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Một khi chúng ta đã nắm rõ nguyên tắc xác định tổng chi phí thì việc hạch toán sẽ trở nên đơn giản hơn.

* Giai đoạn 1:

N1541 (CPSXKDDD giai đoạn 1) 18.100
C621 8.100
C622 4.000
C627 6.000

N152P1 (phế phẩm của giai đoạn 1) 100
C1541 100

N911 500
C1541 500

N152P1 25
C911 25 (0.5 x 50)


* Giai đoạn 2:


N1542 (CPSXKDDD giai đoạn 2) 41.400
C1541 17.500
C621 1.900
C622 10.000
C627 12.000

N1542 1.500
C911 1.500


N152P2 (phế phẩm của giai đoạn 2) 900
C1542 900

N911 300 (3 x 100)
C152P2 300

N155 42.000
C1542 42.000

* Khi bán phế phẩm, ghi:


N111/131...
C152P1
C152P2

(The end)

Bạn có thể giải thích và đi sâu hơn vào cái bút toán màu đỏ được không vậy bonggon
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Gần đây bonggon thấy trên diễn đàn có một số câu hỏi xoay quanh vấn đề hạch toán phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên có nhiều luồng ý kiến khác nhau và không đi đến được thống nhất.

Mình có đọc qua phần này ở đâu đó nên muốn chia sẻ với các bạn phần kiến thức này. Hy vọng là những hiểu biết ít ỏi của mình có thể giúp ích được cho các bạn đang thắc mắc, đã thắc mắc và sẽ thắc mắc về vấn đề này !

Ví dụ: 1 quá trình sản xuất phải trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Tỷ lệ hư hỏng ở cả 2 giai đoạn là 10% (tỷ lệ này được xác định dựa trên thống kế đối với ngành sản xuất này).

Giai đoạn 1:
- Cho vào 2.000 kg NVL, trị giá: 8.100 đ
- Chi phí nhân công: 4.000 đ
- Chi phí SX chung: 6.000 đ
- Sau giai đoạn 1, tạo ra được 1.750 kg bán thành phẩm.
- Phế phẩm thu được ở giai đoạn này bán được 0.5 đ/kg.

Giai đoạn 2:
- Chuyển hết bán thành phẩm của giai đoạn 1 vào, cho thêm 1.250 kg NVL vào, giá trị 1.900 đ.
- Chi phí nhân công: 10.000 đ.
- Chi phí SX chung: 12.000 đ.
- Sau giai đoạn 2, tạo ra được 2.800 kg thành phẩm.
- Phế phẩm thu được bán được 3 đ/kg.

Cách tính giá thành sản phẩm và hạch toán chi phí như sau:


Bước 1: xác định sản phẩm đầu ra và hao hụt:

Giai đoạn 1:
Tổng NVL đưa vào SX : 2.000
Bán thành phẩm thực tế: 1.750
Phế phẩm thông thường: 200 (10% x 2.000)
Phế phẩm tăng thêm : 50

Giai đoạn 2:
Tổng NVL đưa vào SX: 3.000 (1.250 + 1.750)
Bán thành phẩm thực tế: 2.800
Phế phẩm thông thường: 300 (10% x 3.000)
Phế phẩm giảm đi : -100

Bước 2: Xác định giá thành và hao hụt:

Giai đoạn 1:
CP NVL: 8.100
CP NC : 4.000
CP SXC: 6.000
Thanh lý phế phẩm thu được: -100 (0.5 x 200)
Tổng cộng 18.000

Bán thành phẩm (mong đợi) = 90% x 2.000 = 1.800 kg
Giá thành 1 đơn vị bán thành phẩm = 18.000 / 1.800 = 10 đ/kg

Giai đoạn 2:
CP NVL: 1.900
CP NC : 10.000
CP SXC: 12.000
Chuyển từ giai đoạn 1 sang: 17.500 (10 đ/kg x 1.750)
Thanh lý phế phẩm thu được: -900 (3 x 300)
Tổng cộng 40.500

Thành phẩm (mong đợi) = 90% x 3.000 = 2.700 kg
Giá thành 1 đơn vị thành phẩm = 40.500 / 2.700 = 15 đ/kg

Bước 3: Xác định tổng chi phí và hao hụt:
Giai đoạn 1:
Bán thành phẩm: 17.500 (1.750 x 10)
Hao hụt thông thường: 100 (200 x 0.5)
Hao hụt thêm: 500 (50 x 10)
Tổng cộng: 18.100

Giai đoạn 2:
Thành phẩm: 42.000 (2.800 x 15)
Hao hụt thông thường: 900 (300 x 3)
Hao hụt giảm đi: -1.500 (100 x 15)
Tổng cộng: 41.400

Như vậy ta có thể thấy rằng:

- Hao hụt thông thường được xem như là hao hụt bắt buộc phải có trong quá trình sản xuất và không được đưa vào để tính vào chi phí của một đơn vị sản phẩm. Và thu nhập từ phế liệu thu hồi được sẽ được trừ vào chi phí sản xuất.

- Hao hụt tăng thêm (hay giảm đi) được xem là hao hụt do khả năng quản lý yếu kém, do NVL không đảm bảo chất lượng hay quy trình sản xuất không đạt yêu cầu... Những nguyên nhân gây nên hao hụt tăng thêm (hay giúp hao hụt giảm đi) được xem là những nguyên nhân do bản thân DN, là thực tế xảy ra đối với DN. Do đó chi phí SX sẽ được chia đều cho tổng sản phẩm thực tế thu được và hao hụt tăng thêm (hoặc giảm đi) ---> tổn thất do hao hụt tăng thêm (hay lợi ích do hao hụt giảm đi) sẽ tác động đến KQSXKD.

- Trên thực tế, hao hụt giảm đi rất hiếm khi xảy ra.

(còn tiếp)

Một khi chúng ta đã nắm rõ nguyên tắc xác định tổng chi phí thì việc hạch toán sẽ trở nên đơn giản hơn.

* Giai đoạn 1:

N1541 (CPSXKDDD giai đoạn 1) 18.100
C621 8.100
C622 4.000
C627 6.000

N152P1 (phế phẩm của giai đoạn 1) 100
C1541 100

N911 500
C1541 500

N152P1 25
C911 25 (0.5 x 50)


* Giai đoạn 2:


N1542 (CPSXKDDD giai đoạn 2) 41.400
C1541 17.500
C621 1.900
C622 10.000
C627 12.000

N1542 1.500
C911 1.500

N152P2 (phế phẩm của giai đoạn 2) 900
C1542 900

N911 300 (3 x 100)
C152P2 300

N155 42.000
C1542 42.000

* Khi bán phế phẩm, ghi:


N111/131...
C152P1
C152P2

(The end)

Bonggon có thể giải thích tỷ lệ phế phẩm trên là do DN thực hiện tự đưa ra hay tỷ lệ chung? Và theo công thức nào không?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Bonggon có thể giải thích tỷ lệ phế phẩm trên là do DN thực hiện tự đưa ra hay tỷ lệ chung? Và theo công thức nào không?

* Cái này doanh nghiệp tự xây dựng từ đầu năm và theo tớ chẳng có công thức nào chính xác cả, chỉ là ước lượng !!! :cheers1:
TT134 /2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:
2.2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng đã được các tổ chức, cá nhân bồi thường.

Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do cơ sở kinh doanh tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng mức tiêu hao hợp lý thì mức tiêu hao được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô tương tự.

* Đúng là mấy cái bút toán đo đỏ Bao huynh đưa ra tớ ko hiểu được bông gòn ah !! sao lại có đối ứng của TK154& 152 và 911 nhỉ ?/? :confuse1: nếu cậu có bán thẳng ko nhập kho mấy cái của nợ này thì cũng đưa vào 632 trước chứ nhỉ ... :book:
N1542 1.500
C911 1.500
.......
N911 300 (3 x 100)
C152P2 300
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

* Cái này doanh nghiệp tự xây dựng từ đầu năm và theo tớ chẳng có công thức nào chính xác cả, chỉ là ước lượng !!! :cheers1:


* Đúng là mấy cái bút toán đo đỏ Bao huynh đưa ra tớ ko hiểu được bông gòn ah !! sao lại có đối ứng của TK154& 152 và 911 nhỉ ?/? :confuse1: nếu cậu có bán thẳng ko nhập kho mấy cái của nợ này thì cũng đưa vào 632 trước chứ nhỉ ... :book:

Ok tỉ lệ là của mỗi dn tự đặt ra mà thôi, nhưng cũng phải hợp lý he he, SX 10 SP mà phế phẩm nó phang 15 SP thì chít DN:cheers1:

Mấy bút toán đỏ đó của bông gòn là khỏi cần xuất HĐ GTGT mà phang luôn thì phải,

Bác Bonggon vào giải thích cho mọi người với:cheers1:
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Ok tỉ lệ là của mỗi dn tự đặt ra mà thôi, nhưng cũng phải hợp lý he he, SX 10 SP mà phế phẩm nó phang 15 SP thì chít DN:cheers1:

Mấy bút toán đỏ đó của bông gòn là khỏi cần xuất HĐ GTGT mà phang luôn thì phải,

Bác Bonggon vào giải thích cho mọi người với:cheers1:

* Chẳng sao cả, nếu sản xuất 10 mà hỏng 15 thì giá thành và giá bán sẽ do 10 thằng gánh hết cho 25 => hehe giá hơi cao nhưng nếu vẫn có lời thì làm gì được tớ nào?/? nếu sản phẩm của tớ là độc quyền thì chết thế nào được ?/?
* Khỏi cần hóa đơn mà phang lun là sao ?/? cái này pó toàn thân :cheers1:
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

* Chẳng sao cả, nếu sản xuất 10 mà hỏng 15 thì giá thành và giá bán sẽ do 10 thằng gánh hết cho 25 => hehe giá hơi cao nhưng nếu vẫn có lời thì làm gì được tớ nào?/? nếu sản phẩm của tớ là độc quyền thì chết thế nào được ?/?

Khà khà, bác cứ thích độc quyền thế, cái phế phẩm bán ra chết tiệt kia nó còn cao hơn cả cái DT bán thành phẩm của bác? He he nguy hiểm nha he he:smilielol5: có cho nó vô 711 luôn không bác KID:cheers1:
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

các tiêu hao hư hỏng cho hết vào 627
các doanh thu do thu được từ các phế phẩm hư hỏng đó nhét vô 711
mần răng mà các bác tranh luận nhau dữ quá trời
em mới nhớn mới tập toẹ chẳng biết nói thía có đúng ko
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

các tiêu hao hư hỏng cho hết vào 627
các doanh thu do thu được từ các phế phẩm hư hỏng đó nhét vô 711
mần răng mà các bác tranh luận nhau dữ quá trời
em mới nhớn mới tập toẹ chẳng biết nói thía có đúng ko

HIhi em ơi! Đang tranh luận cái này nì

N1542 1.500
C911 1.500
.......
N911 300 (3 x 100)
C152P2 300

Anh ko hiểu nó ? Mà chưa có ai giúp hết:confuse1: em giải thích giúp anh chút chút he he:cheers1:
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

HIhi em ơi! Đang tranh luận cái này nì



Anh ko hiểu nó ? Mà chưa có ai giúp hết:confuse1: em giải thích giúp anh chút chút he he:cheers1:
các anh biết người ta hạch toán sai rùi mà còn cứ hỏi khó
em học thì ko co những bút toán này mà, nên em nghĩ là nó sai, các bác biết mà
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Bạn có thể giải thích và đi sâu hơn vào cái bút toán màu đỏ được không vậy bonggon

Lâu quá không vào diễn đàn nên không trả lời thắc mắc của Bao huynh được, sorry nhé!

Như đã phân tích và kết luận, mời Bao huynh xem lại cái dòng xanh xanh trong bài viết, bonggon đã nói là hao hụt tăng thêm được xem như là chi phí do quản lý yếu kém, do đó nó được xem là chi phí phát sinh them do quá trình sản xuất. Cũng xin nói thêm là do bonggon hạch toán vắng tắt quá nên mọi người không hiểu ý của bonggon, xin giải thích rõ hơn như sau:

Ở giai đoạn 1: hao hụt tăng thêm là 50 (sản phẩm), chi phí SX 1 sản phẩm là 10 (đã tính trong bài) ---> chi phí tăng thêm là 50 x 10 = 500. Hạch toán:

N 811 500
C 1541 500

N 911 500
C 811 500

Hao hụt tăng thêm này (50 sp) sẽ được xem là phế phẩm và được bán với giá 0.5 (theo đầu bài), do đó phần thu được từ việc bán phế phẩm này (50 x 0.5 = 25) được xem là bù đắp lại cho phần chi phí tăng lên do quản lý kém nên được hạch toán như sau:

N 152P1 25
C 811 25

N 811 25
C 911 25

Phần đỏ đỏ bên dưới cho giai đoạn SX 2 được giải thích tương tự.

Xin lỗi nhiều nhé! Thấy Kid và Dragon tranh luận với nhau về 711 và 627 nên bị tẩu hỏa luôn. Mình sửa lại 627 thành 811 rồi đó. Kid xem lại nha!-----------------------------------------------------------------------------------------
Ok tỉ lệ là của mỗi dn tự đặt ra mà thôi, nhưng cũng phải hợp lý he he, SX 10 SP mà phế phẩm nó phang 15 SP thì chít DN:cheers1:

Mấy bút toán đỏ đó của bông gòn là khỏi cần xuất HĐ GTGT mà phang luôn thì phải,

Bác Bonggon vào giải thích cho mọi người với:cheers1:

Theo như giải thích trong bài viết của mình thì những phế phẩm đã được xác định là chi phí sản xuất rồi và khi đó mình ghi nhận Nợ 152 để theo dõi phế phẩm. Và khi bán phế phẩm ra mình ghi nhận Có 152 và ghi giảm chi phí luôn. Do đó theo mình thì không cần phải xuất hóa đơn GTGT.

Tuy nhiên theo qđịnh thì lại phải xuất hóa đơn, do đó mình vẫn còn lấn cấn chỗ này, chưa được thông suốt lắm, mong mọi người thông cảm! Bạn nào có cao kiến gì xin chỉ giáo! :helpsmilie:
-----------------------------------------------------------------------------------------
các anh biết người ta hạch toán sai rùi mà còn cứ hỏi khó
em học thì ko co những bút toán này mà, nên em nghĩ là nó sai, các bác biết mà

Nếu bạn học mà có thì mọi người cũng biết hết rồi, đâu cần phải hỏi ý kiến nhau và tranh luận làm gì nữa!!! :book:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Lâu quá không vào diễn đàn nên không trả lời thắc mắc của Bao huynh được, sorry nhé!

Như đã phân tích và kết luận, mời Bao huynh xem lại cái dòng xanh xanh trong bài viết, bonggon đã nói là hao hụt tăng thêm được xem như là chi phí do quản lý yếu kém, do đó nó được xem là chi phí phát sinh them do quá trình sản xuất. Cũng xin nói thêm là do bonggon hạch toán vắng tắt quá nên mọi người không hiểu ý của bonggon, xin giải thích rõ hơn như sau:

Ở giai đoạn 1: hao hụt tăng thêm là 50 (sản phẩm), chi phí SX 1 sản phẩm là 10 (đã tính trong bài) ---> chi phí tăng thêm là 50 x 10 = 500. Hạch toán:

N 627 500
C 1541 500

N 911 500
C 627 500

Hao hụt tăng thêm này (50 sp) sẽ được xem là phế phẩm và được bán với giá 0.5 (theo đầu bài), do đó phần thu được từ việc bán phế phẩm này (50 x 0.5 = 25) được xem là bù đắp lại cho phần chi phí tăng lên do quản lý kém nên được hạch toán như sau:

N 152P1 25
C 627 25

N 627 25
C 911 25


Phần đỏ đỏ bên dưới cho giai đoạn SX 2 được giải thích tương tự.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Theo như giải thích trong bài viết của mình thì những phế phẩm đã được xác định là chi phí sản xuất rồi và khi đó mình ghi nhận Nợ 152 để theo dõi phế phẩm. Và khi bán phế phẩm ra mình ghi nhận Có 152 và ghi giảm chi phí luôn. Do đó theo mình thì không cần phải xuất hóa đơn GTGT.

Tuy nhiên theo qđịnh thì lại phải xuất hóa đơn, do đó mình vẫn còn lấn cấn chỗ này, chưa được thông suốt lắm, mong mọi người thông cảm! Bạn nào có cao kiến gì xin chỉ giáo! :helpsmilie:

Cái màu đo đỏ ở trên lạ quá ah nha!!! nếu phế phẩm đã được coi như là CPSX thì khi bán đi bạn cũng phải xuất hóa đơn => đưa vào 711 theo nguyên tắc.

* Bạn coi lại giúp nhé TK627 ko kết chuyển qua 911 được đâu, TK 627 kết chuyển qua 154 thui nhé, cái này là nguyên tắc cơ bản :book:
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Nếu bạn học mà có thì mọi người cũng biết hết rồi, đâu cần phải hỏi ý kiến nhau và tranh luận làm gì nữa!!! :book:
Nhưng cũng phải đúng theo luật và theo quy định chứ, chẳng ai lại làm trai hẳn như thế
Mình chưa thấy ai có những bút toán như thế, nếu có thì là làm sai mà thui
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Cái màu đo đỏ ở trên lạ quá ah nha!!! nếu phế phẩm đã được coi như là CPSX thì khi bán đi bạn cũng phải xuất hóa đơn => đưa vào 711 theo nguyên tắc.

* Bạn coi lại giúp nhé TK627 ko kết chuyển qua 911 được đâu, TK 627 kết chuyển qua 154 thui nhé, cái này là nguyên tắc cơ bản :book:

Chính vì vậy mình mới nói là mình vẫn thấy kỳ kỳ, chưa thông suốt lắm. Đó là ý kiến của cá nhân mình mà! :hypo:
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Lâu quá không vào diễn đàn nên không trả lời thắc mắc của Bao huynh được, sorry nhé!

Như đã phân tích và kết luận, mời Bao huynh xem lại cái dòng xanh xanh trong bài viết, bonggon đã nói là hao hụt tăng thêm được xem như là chi phí do quản lý yếu kém, do đó nó được xem là chi phí phát sinh them do quá trình sản xuất. Cũng xin nói thêm là do bonggon hạch toán vắng tắt quá nên mọi người không hiểu ý của bonggon, xin giải thích rõ hơn như sau:

Ở giai đoạn 1: hao hụt tăng thêm là 50 (sản phẩm), chi phí SX 1 sản phẩm là 10 (đã tính trong bài) ---> chi phí tăng thêm là 50 x 10 = 500. Hạch toán:

N 627 500
C 1541 500

N 911 500
C 627 500
Nếu như bạn nói là phần hao hụt tăng thêm này do quản lý yếu kém thì không thể đưa nó vào 627 được.
Mà nếu đưa vào 627 thì cũng không thể có bút toán kết chuyển Nợ 911/ Có 627 được

Đầu tiên ta bàn về bút toán màu đỏ của bạn nhé.
Bạn làm giảm 154 và cho nó đối ứng với 627 khi đã xác định nó là phần hao hụt
Bút toán Có 154 thường đối ứng với Nợ 155, 156 và Nợ 152 (trong trường hợp phế liệu thu hồi)
Đằng này bạn lại làm bút toán giảm 154 và cho đới ứng với 627.
Vậy xem ra bạn hạch toán ngược hay sao ?? TK 627 đi vào 154 trong khi bạn lại cho đi ngược lại từ 154 vào 627

Theo BAO thì khi đã xác định được phần hao hụt thì sẽ có hai cách làm như sau:
- Kết chuyển Nợ 155/ Có 154 và phần hao hụt này cho các thành phẩm hoàn thành gánh chịu. ( ta tạm thời không bàn cách này)
- Kết chuyển phế liệu thu hồi bằng bút toán Nợ 152/ Có 154
Lúc này thì đáng lẽ bút toán đúng phải là
Nợ 152 50 sp
Có 154 50 sp

Hao hụt tăng thêm này (50 sp) sẽ được xem là phế phẩm và được bán với giá 0.5 (theo đầu bài), do đó phần thu được từ việc bán phế phẩm này (50 x 0.5 = 25) được xem là bù đắp lại cho phần chi phí tăng lên do quản lý kém nên được hạch toán như sau:

N 152P1 25
C 627 25

N 627 25
C 911 25

Phần đỏ đỏ bên dưới cho giai đoạn SX 2 được giải thích tương tự.

Cũng chính vì phân tích trên của BAO nên phần hạch toán sau của bonggon cũng không khả thi luôn.
Nếu bán phế phẩm theo như giá 0.5 để bù đắp phần chi phí thì phải hạch toán như sau:
Xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu
Nợ 111/112 50 x 0.5 + VAT (nếu có)
Có 711 50 x 0.5
Có 333 (nếu có)

Nợ 811 50 x giá vốn
Có 152 50 x giá vốn
Kết chuyển Nợ 711/ Có 911 và Nợ 911/ Có 811
Hết.
Các bạn nghĩ thế nào ??? Cho ý kiến với
 
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Cũng chính vì phân tích trên của BAO nên phần hạch toán sau của bonggon cũng không khả thi luôn.
Nếu bán phế phẩm theo như giá 0.5 để bù đắp phần chi phí thì phải hạch toán như sau:
Xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu
Nợ 111/112 50 x 0.5 + VAT (nếu có)
Có 711 50 x 0.5
Có 333 (nếu có)

Nợ 811 50 x giá vốn
Có 152 50 x giá vốn
Kết chuyển Nợ 711/ Có 911 và Nợ 911/ Có 811
Hết.
Các bạn nghĩ thế nào ??? Cho ý kiến với

Ủa sao lại có 811 vậy bao huynh - cái này là CP khi bán phế liệu ah!!!
* Nếu nhập phế liệu(ko đưa vào giá trị SP hoàn thành) thì heo em nó sẽ đưa vào giá vốn 632 huynh ah!!!

+ N111/C711,C333: Tiền thu từ hoạt động bán phế liệu
+ N632/C152: giá vốn phế liệu thu hồi được xác định
+ N811/C111: chi phí liên quan đến bán phế liệu :cheers1:
 
Ở đây là diễn đàn mà, bạn có quyền đưa ra ý kiến góp ý của mình để mọi người học hỏi. Còn nếu bạn giỏi quá rồi thấy người ta làm khác ý mình rồi nói người ta sai mà không góp ý thì bạn chơi một mình bạn vậy, đâu cần vào diễn đàn này làm gì!?!
Gởi bạn vài lời góp ý chân thành, mong bạn tiếp thu!!!

bonggon này. Bạn xem cách hạch toán của BAO đã khả thi chưa.
Không nên tranh luận làm lạc đề tài.
Bạn Vang Anh cũng chỉ nhắc bonggon về cách hạch toán chưa đúng thôi chứ cũng không có ý gì khác đâu.
Mong các bạn tranh luận vào trọng tâm của topic và đừng vì một tí câu chữ mà mất đoàn kết.
Các bạn nhỉ

Ủa sao lại có 811 vậy bao huynh - cái này là CP khi bán phế liệu ah!!!
* Nếu nhập phế liệu(ko đưa vào giá trị SP hoàn thành) thì heo em nó sẽ đưa vào giá vốn 632 huynh ah!!!

+ N111/C711,C333: Tiền thu từ hoạt động bán phế liệu
+ N632/C152: giá vốn phế liệu thu hồi được xác định
+ N811/C111: chi phí liên quan đến bán phế liệu :cheers1:

Uhm đúng rồi. Xin lỗi BAO nhầm tí hihihi
Phế liệu thu hồi để tái sản xuất thì không nói làm gì.
Nhưng thu hồi để bán thì đúng là phải xác định giá vốn thật.
hihiihih
Cám ơn KID đã chỉ bảo hehehhe
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Uhm đúng rồi. Xin lỗi BAO nhầm tí hihihi
Phế liệu thu hồi để tái sản xuất thì không nói làm gì.
Nhưng thu hồi để bán thì đúng là phải xác định giá vốn thật.
hihiihih
Cám ơn KID đã chỉ bảo hehehhe
ĐÚng đâu mà đúng. Kid nhầm chứ Bao đâu có nhầm.
Nếu doanh thu khác ghi 711 thì chi phí tương ứng với doanh thu khác đó ghi 811.
711 và 811 là 1 cặp
515 và 635 là 1 cặp.
511 và 632 là 1 cặp.
Nó tương ứng với 3 phần trên BCKQKD, BCLCTT
---------
Ngoài ra để tính giá vốn của phế phẩm, ở bài toán này ta chấp nhận tính theo giá thành phẩm kế hoạch. Hẳn nhiên thông thường là phế phẩm có giá trị thấp hơn - khi đang làm thấy hư thì loại bỏ -> chi phí nhân công thấp hơn -> giá vốn phế phẩm thấp hơn.
Và vì topic "Các phuơng pháp tính giá thành" hiện vẫn đang bỏ trống, trong bài này ta chấp nhận lấy ngang với giá kế hoạch của thành phẩm, không tính theo giá thực tế của thành phẩm.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Giai đoạn 1:
- Cho vào 2.000 kg NVL, trị giá: 8.100 đ
- Chi phí nhân công: 4.000 đ
- Chi phí SX chung: 6.000 đ
- Sau giai đoạn 1, tạo ra được 1.750 kg bán thành phẩm.
- Phế phẩm thu được ở giai đoạn này bán được 0.5 đ/kg.



Như vậy ta thấy lượng phế phẩm là 2.000kg-1.750kg=250kg
Và tiền thu về sẽ là : 250kg x 0.5 đ = 125 đ
Và giá vốn của 250kg phế phẩm này là bao nhiêu?
Xem lý thuyết của Bonggon:
Như vậy ta có thể thấy rằng:

- Hao hụt thông thường được xem như là hao hụt bắt buộc phải có trong quá trình sản xuất và không được đưa vào để tính vào chi phí của một đơn vị sản phẩm. Và thu nhập từ phế liệu thu hồi được sẽ được trừ vào chi phí sản xuất.
Vậy đưa nó vào đâu?
Nếu tôi bán bong bóng và phải thổi 20 cái mới được 1 cái thành phẩm.
Các thợ thổi bong bóng khác đều như thế cả.
Giá vốn tôi mua 1 cái bong bóng là 1 đ.
Vậy thành phẩm tôi làm ra có giá thành là bao nhiêu?
Là 1 đ? và tôi bán 25 đ/cái -> lời quá.

- Hao hụt tăng thêm (hay giảm đi) được xem là hao hụt do khả năng quản lý yếu kém, do NVL không đảm bảo chất lượng hay quy trình sản xuất không đạt yêu cầu... Những nguyên nhân gây nên hao hụt tăng thêm (hay giúp hao hụt giảm đi) được xem là những nguyên nhân do bản thân DN, là thực tế xảy ra đối với DN. Do đó chi phí SX sẽ được chia đều cho tổng sản phẩm thực tế thu được và hao hụt tăng thêm (hoặc giảm đi) ---> tổn thất do hao hụt tăng thêm (hay lợi ích do hao hụt giảm đi) sẽ tác động đến KQSXKD.
Hao hụt ngoài định mức này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Do đó dù có tính vào Z hay không thì cũng cần hạch toán riêng ra.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tổng hợp 2 loại phế phẩm (trong và ngoài định mức) ta thấy:
- Chúng cùng được bán cùng 1 giá.
- Cùng từ bên Có 154 đi ra. Nếu phần được tính vào giá thành thì giá vốn đi ra khỏi 154 sẽ tinh bằng với giá bán (gọi là giảm chi phí). Nếu không được tính vào giá thành thì giá vốn đi ra sẽ bằng với giá vốn thành phẩm (riêng trong bài này).
- Cả 2 sẽ ghi vào N811 vì phần thu của nó cùng ghi C711.
- Như vậy phần còn lại sẽ đi vào giá thành thành phẩm (C154/N155).
Đó là những cái mốc để ta kiểm tra lại định khoản.
-----------
Vấn đề còn lại là đề nghị Bonggon thuyết minh thêm phần lý thuyết của mình.
Sau đó mới tính được từ C154 sẽ đi đâu, bao nhiêu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

ĐÚng đâu mà đúng. Kid nhầm chứ Bao đâu có nhầm.
Nếu doanh thu khác ghi 711 thì chi phí tương ứng với doanh thu khác đó ghi 811.
711 và 811 là 1 cặp
515 và 635 là 1 cặp.
511 và 632 là 1 cặp.
Nó tương ứng với 3 phần trên BCKQKD, BCLCTT

Ah !! chính vì vậy nên mới có cái bút toán hạch toán các chi phí khác liên quan đến xuất thanh lý là N811/C111,112, ngoài ra xuất bán thanh lý thì bác cũng phải xác định giá vốn của nó => cái này đưa vào 632 -giá vốn hàng bán, chứ ko có 811 ah ... Pác còn thiếu 512 - 632 :cheers1: :happy3:

Hao hụt ngoài định mức này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Do đó dù có tính vào Z hay không thì cũng cần hạch toán riêng ra.
Hao hụt ngoài định mức thì ko tính vào CP tính thuế TNDN theo TT134 vậy các pác nghĩ sao nếu khoản hao hụt này em coi như phế liệu thu hồi và xuất bán với giá siêu rẻ (trong trường hợp có phế liệu để bán) => giá vốn đưa vào CP tính thuế TNDN, tiền thu về từ bán phế liệu thì ko đổi :book:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán phế phẩm

Ah !! chính vì vậy nên mới có cái bút toán hạch toán các chi phí khác liên quan đến xuất thanh lý là N811/C111,112, ngoài ra xuất bán thanh lý thì bác cũng phải xác định giá vốn của nó => cái này đưa vào 632 -giá vốn hàng bán, chứ ko có 811 ah ... Pác còn thiếu 512 - 632 :cheers1: :happy3:
Đúng. Nếu không đi cặp với 512 - 632 thì đi cặp 711 - 811.

Trước hết,khi định khoản ta phải theo quy định của kế toán sau đó mới xét đến vấn đề thuế. Mặc dù nếu ghi đúng thì cả 2 mặt kế toán và thuế sẽ phù hợp nhau. Tất nhiên ta thảo luận ở cả 2 mặt thì cũng tốt. Nếu ghi đúng thi dù cộng ngang hay dọc đều luôn có kết quả đúng.

Vậy xét về kế toán: nếu giá vốn của phế liệu ghi N811 thì chi phí bán cũng ghi chung vào N811 vì khi đó ta xác định đó không phải là hoạt động SXKD chính. Và tương ứng tiền thu về sẽ nằm trong C711.
Nếu giá vốn phế liệu ghi N632 thì chi phí bán cũng phải ghi vào 632 hoặc 641,642. Khi đó tiền thu về sẽ nằm trong nhóm đầu 5 (mà theo Kid thì ghi C512).
Không thể ghi 811 chút ít, 632 chút ít. Trước hết phải xác định nó là hoạt động chính hay hoạt động khác để chọn cặp doanh thu - chi phí.

Về mặt thuế: không phải tất cả chi phí ghi N811 đều là chi phí không hợp lệ. Chỉ những chi phí ngoài SXKD mới là chi phí không hợp lệ. Tiền thu về bán phế liệu nếu ghi C711 thì vẫn phải chịu thuế TNDN vậy tương ứng chi phí của nó phải được tính. Nó vẫn là chi phí SXKD chỉ có điều nó là chi phí SXKD phụ, SXKD khác.
Có thể liên hệ với cặp TK515 và TK635.

Tóm lại Kid muốn tính tất cả hao hụt vào hết SXKD chính thì cũng được.
Bonggon muốn xem nó như là SXKD phụ thì cũng chẳng sao.
Hao hụt ngoài định mức thì ko tính vào CP tính thuế TNDN theo TT134 vậy các pác nghĩ sao nếu khoản hao hụt này em coi như phế liệu thu hồi và xuất bán với giá siêu rẻ (trong trường hợp có phế liệu để bán) => giá vốn đưa vào CP tính thuế TNDN, tiền thu về từ bán phế liệu thì ko đổi
Giá bán phế liệu là 25 hay 125 là căn cứ vào hóa đơn. Thuế phải chấp nhận nó là giá bán thực tế. Vì nếu bạn bán 125 mà ghi hóa đơn 25 thì người mua đâu có chịu. Vậy là khi bán siêu rẻ là thực tế chứ không phải bạn muốn bao nhiêu thì bao đâu. Câu "tiền thu về từ bán phế liệu thì ko đổi" (tiền thực thu và hóa đơn khác nhau) là không thể có, trừ trường hợp lập chứng từ giả để trốn thuế.

Tính xuôi:
Doanh thu chịu thuế: C511 + C711: +125 (hoặc +25)
Chi phí hợp lý: N632 + N811 (cái giá vốn phế liệu nằm ở đâu cũng thế).
-> thu vào cao thì thuế nhiều -> hợp lẽ trời.
Vậy thuế và kế toán (với điều kiện kế toán trung thực) là phù hợp nhau, không có mâu thuẫn. Trừ khi gian lận mà không khéo.
Việc thuế có tính vào chi phí hợp lý hay không thì cũng không hề làm ta phải hạch toán khác đi nội dung kinh tế của phát sinh ấy.
----------------------------------------

Đoạn "Hao hụt ngoài định mức thì ko tính vào CP tính thuế TNDN" là chỉ khi ta xem việc bán phế liệu là 1 khoản thu giảm chi phí, dĩ nhiên khi đó chi phí tương ứng (cũng là tiền thu về được) sẽ không tính vào chi phí.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top