Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Chia theo tỷ lệ 700 của ông ta!

Người ta hứa sẽ trả nợ nhưng vài năm sau vẫn chưa đòi được thì làm sao? Vẫn chia lãi đều đều theo 700 chai ah?
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Không trả ai hết! Giấy 1 tỷ các cụ đánh giá rủi ro cho nên thương vụ này tờ giấy ấy chỉ đáng 700. (300 còn lại là rủi không mất, may ăn không)

Quan điểm này khác với quan điểm trên: Giấy nhận nợ có giá trị 1 tỷ, góp có 700 còn 300 là của A! (vì khi đòi được trả cho A)


Chỗ mầu đỏ là nghiệp vụ lạ! Khi chấp nhận giấy nhận nợ đã biết chắc chắn không phải trả A 300 nếu đòi được!

Tổng hợp lại thì: đã chấp nhận góp vốn bằng giấy nhận nợ đương nhiên phải đưa vào theo dõi như một khoản công nợ.
Vẫn phải đòi 1 tỷ.
Chấp nhận giá trị 700 để tăng vốn.
Ngay từ đầu đã xác định 300 là khoản khó thu => xử lý khó thu không đòi được.

Bạn hỏi tại
sao minh đưa vào 3387 đúng không, nguyên tắc thận trọng thôi. Tất nhiên khi góp vốn bằng giấy nhận nợ mà Công ty B chấp nhận thanh toán với công ty (Biên bản chuyển công nợ) thì hạch toán vào 711 cũng được. Nhung thận trọng, như trường hợp đã nêu ra đấy là khoản thu không thu được. Nếu khoản thu này xử lý trong năm thì không có vấn đề gì.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Người ta hứa sẽ trả nợ nhưng vài năm sau vẫn chưa đòi được thì làm sao? Vẫn chia lãi đều đều theo 700 chai ah?

đúng vậy thưa bác, khi ông A mang cái giấy chứng nhận quyền đòi nợ đi góp vốn, và hội đồng đánh giá đã nhất trí giá trị của cái giấy đó là 700 tr, và khi đã chuyển quyền đòi nợ sang cho công ty thì cái quyền đó là của công ty (công ty là chủ nợ mới), nếu đòi được hơn thì công ty được hưởng, nếu không đòi được thì công ty chịu. còn vốn góp của ông A đã được chấp nhận là 700tr thì phải chia lãi cho ông ta theo số đó chứ.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

đúng vậy thưa bác, khi ông A mang cái giấy chứng nhận quyền đòi nợ đi góp vốn, và hội đồng đánh giá đã nhất trí giá trị của cái giấy đó là 700 tr, và khi đã chuyển quyền đòi nợ sang cho công ty thì cái quyền đó là của công ty (công ty là chủ nợ mới), nếu đòi được hơn thì công ty được hưởng, nếu không đòi được thì công ty chịu. còn vốn góp của ông A đã được chấp nhận là 700tr thì phải chia lãi cho ông ta theo số đó chứ.
Mình đồng ý với quan điểm này nhưng phần ĐK thì sao nhỉ.Theo mình thì ý kiến của bạn hùng rất có lý
Mình nhất trí hoàn toàn việc công ty khi đòi nợ thì vẫn đòi 1 tỷ ( tội vạ gì mà không đòi 1 tỷ mà cũng chẳng có cơ sở để đòi 700 tr vì bằng chứng nhận nợ là 1 tỷ cơ mà!). Thế nhưng theo mình thì khoản 300 tr theo dõi đơn trên sổ sách kế toán mà thôi.
nó tương tự như việc góp vốn bằng cái TSCĐ có hóa đơn hợp lệ với giá trị 1 tỷ nhưng các cụ trong HĐ thẩm định chỉ công nhận nó có giá trị 700tr. Về sau khi đòi được 1tỷ (hay bán cái TSCĐ được 1tỷ) thì phần chênh lệch 300tr cho vào thu nhập khác :tucao:
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Mình đồng ý với quan điểm này nhưng phần ĐK thì sao nhỉ.Theo mình thì ý kiến của bạn hùng rất có lýnó tương tự như việc góp vốn bằng cái TSCĐ có hóa đơn hợp lệ với giá trị 1 tỷ nhưng các cụ trong HĐ thẩm định chỉ công nhận nó có giá trị 700tr. Về sau khi đòi được 1tỷ (hay bán cái TSCĐ được 1tỷ) thì phần chênh lệch 300tr cho vào thu nhập khác :tucao:


cho vào thu nhập khác theo em là đúng. vậy tại sao nói theo dõi đơn trên sổ sách, em không hiểu????
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

cho vào thu nhập khác theo em là đúng. vậy tại sao nói theo dõi đơn trên sổ sách, em không hiểu????
Đó chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi. Cho vào, cho ra nhiều lần dễ làm người ta mệt. Hơn nữa 300tr đó ghi nhận vào DT khác thì mình lại phải nộp thuế TNDN, nếu 4-5 năm sau mới thu được nợ thì thiệt hại quá.
Vì vậy mình sử lý nó như là góp vốn bằng TSCĐ thì hay hơn (BB định giá + giấy nhận nợ gốc) làm căn cứ ghi nhận vốn góp (700 tr).
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Đó chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi. Cho vào, cho ra nhiều lần dễ làm người ta mệt. Hơn nữa 300tr đó ghi nhận vào DT khác thì mình lại phải nộp thuế TNDN, nếu 4-5 năm sau mới thu được nợ thì thiệt hại quá.
Vì vậy mình sử lý nó như là góp vốn bằng TSCĐ thì hay hơn (BB định giá + giấy nhận nợ gốc) làm căn cứ ghi nhận vốn góp (700 tr).

ủa vậy tóm lại là định khoản cái đó ra sao?
theo dõi đơn ở đây em hiểu theo kiểu nào được nhỉ :lasao::lasao:
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

ủa vậy tóm lại là định khoản cái đó ra sao?
theo dõi đơn ở đây em hiểu theo kiểu nào được nhỉ :lasao::lasao:
Phần vốn góp là Nợ 138/Có 411: 700tr
Phần 300tr theo dõi đơn là theo dõi bằng "sổ chợ" ý
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Hơn nữa 300tr đó ghi nhận vào DT khác thì mình lại phải nộp thuế TNDN, nếu 4-5 năm sau mới thu được nợ thì thiệt hại quá.
Phải nộp thuế TNDN khi đòi được 300. Không thiệt, lợi 225 triệu! :noel1:
Khi góp vốn, các cụ định giá tài sản (giấy nhận nợ) có giá trị 700, hạch toán:
Nợ 138/Có 411 (theo chi tiết).
Phần 300 đưa vào thu nhập đồng thời xác định nợ xấu không đòi được tính chi phí:
Nợ 138/Có 711: 300.
Nợ 811/Có 138: 300

Đến hạn bị xù, anh Chí trả có 500 bà xã ghi sổ:
Nợ 111: 500
Nợ 811:200
Có 138: 700
Nếu anh Chí được bà Ba bao tiền trả 1 tỷ:
Nợ 111: 1tỷ
Có 138: 700
Có 711: 300

Nói chung là mình làm linh tinh thế.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Phần vốn góp là Nợ 138/Có 411: 700tr
Phần 300tr theo dõi đơn là theo dõi bằng "sổ chợ" ý

Theo em thì mình chỉ ghi nhận phần 700tr vào 411 trước đã, còn 300tr còn lại thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên, nếu ông A ủy quyền cho cty đòi nợ và nhận được khoản nào đó từ khoản nợ đó thì khi đòi được mới ghi nhận vào 711 để xác định đóng thuế TNDN, còn chưa đòi được thì cty chỉ theo dõi 700tr.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Chào các Pác bây giờ tiếp tục đến phần định khoản nhé !
Theo Pác Vihanh sử dụng TK 138 và 811 em thấy vẫn chưa hợp lý.
Theo Luật doanh nghiệp giải thích:

Chắc là giấy nhận nợ cũng góp vốn được.

Khi góp vốn, các cụ định giá tài sản (giấy nhận nợ) có giá trị 700, hạch toán:
Nợ 138/Có 411 (theo chi tiết).
Phần 300 đưa vào thu nhập đồng thời xác định nợ xấu không đòi được tính chi phí:
Nợ 138/Có 711: 300.
Nợ 811/Có 138: 300

Đến hạn bị xù, anh Chí trả có 500 bà xã ghi sổ:
Nợ 111: 500
Nợ 811:200
Có 138: 700
Nếu anh Chí được bà Ba bao tiền trả 1 tỷ:
Nợ 111: 1tỷ
Có 138: 700
Có 711: 300
Lúc này nếu đã định giá, đánh giá cái giấy Nợ này là 700tr và đã chuyển quyền sử dụng Nợ (cái này em nói theo cái chuyển quyền sử dụng đất, có thể ko đúng lắm) thì nó đã là khoản nợ của Cty vậy chúng ta sẽ theo dõi trên TK131 (phải thu của khách hàng), đến hạn nếu ko đòi được thì chúng ta sẽ lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi rồi mới xử lý tiếp chứ ko thể phang cái ầm vào TK811 được.
Mời các Pác tiếp tục !
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Chào các Pác bây giờ tiếp tục đến phần định khoản nhé !
Theo Pác Vihanh sử dụng TK 138 và 811 em thấy vẫn chưa hợp lý.

Lúc này nếu đã định giá, đánh giá cái giấy Nợ này là 700tr và đã chuyển quyền sử dụng Nợ (cái này em nói theo cái chuyển quyền sử dụng đất, có thể ko đúng lắm) thì nó đã là khoản nợ của Cty vậy chúng ta sẽ theo dõi trên TK131 (phải thu của khách hàng), đến hạn nếu ko đòi được thì chúng ta sẽ lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi rồi mới xử lý tiếp chứ ko thể phang cái ầm vào TK811 được.
Mời các Pác tiếp tục !

theo em vẫn nên để trên 138 thì hơn vì khoản nợ này chưa chắc là của khách hàng, và trên giấy nhận nợ thì tên chủ nợ cũng không phải tên công ty, công ty chỉ có quyền đòi nợ. vả lại, trên thực tế thì công ty cũng chưa hề có sổ sách theo dõi cho khách hàng này. biết đâu sau này công ty cũng chẳng có quan hệ làm ăn gì với họ cả.
vì khoản nợ đó đã là của cty nên phải xử lý theo trình tự giống như tất cả các khoản nợ khác.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Xin lỗi các bác trả lời nói linh tinh quá! nói tóm lại là muốn hợp lý hoá. thành viên góp vốn vào công ty bằng giấy nhận nợ. Nhận hay không là do ban giám đốc và hội đồng thành viên có đồng ý hay không? Nếu đồng ý thì Ok.
Còn về phương diện kế toán nếu sếp đồng ý cả kế toán và giám đốc cùng thoả thuận để hạch toán và cùng chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra.
Theo mình nhé.
Bạn vẫn hạch toán Nợ 111/ Có 411 số tiền chỉ 700 triệu thôi
Sau đó để cho hợp lý bạn làm luôn 1 giấy tạm ứng lại cho sếp chẳng hạn.
Thực tế thì tiền cũng chẳng có mà hạch toán vào TK 111, 141
Sau này bên kia góp vốn vào thu được bằng tiền thì hạch toán coi như thanh toán tạm ứng.
Ok đó chỉ là 1 giải pháp tạm thời. vì nguyên tắc hạch toán là TK 411 chỉ được phản ánh khi thực góp mà thôi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Xin lỗi các bác trả lời nói linh tinh quá! nói tóm lại là muốn hợp lý hoá. thành viên góp vốn vào công ty bằng giấy nhận nợ. Nhận hay không là do ban giám đốc và hội đồng thành viên có đồng ý hay không? Nếu đồng ý thì Ok.
Em cũng xin lỗi Pác chứ đoạn này Pác quá linh tinh khi phán thế ! Pác theo dõi lại bài viết của Bao công có xác nhận đoạn này đi !
Còn về phương diện kế toán nếu sếp đồng ý cả kế toán và giám đốc cùng thoả thuận để hạch toán và cùng chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra.
Theo mình nhé.
Bạn vẫn hạch toán Nợ 111/ Có 411 số tiền chỉ 700 triệu thôi
Sau đó để cho hợp lý bạn làm luôn 1 giấy tạm ứng lại cho sếp chẳng hạn.
Thực tế thì tiền cũng chẳng có mà hạch toán vào TK 111, 141
Sau này bên kia góp vốn vào thu được bằng tiền thì hạch toán coi như thanh toán tạm ứng.
Ok đó chỉ là 1 giải pháp tạm thời. vì nguyên tắc hạch toán là TK 411 chỉ được phản ánh khi thực góp mà thôi.
Hạch toán như Pác vào 111 thì càng thất sách, lỡ sau này chỉ thu Nợ được 500tr vậy 200tr Sếp bỏ tiền túi ra trả hả ???
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Vậy anh vẫn cho là không thực hiện được quyền chuyển nợ

À đúng là em nhầm.

Thật ra sự vênh nhau giữa luật doanh nghiệp và chế độ kế toán không phải là không có.
Nhưng cái em hỏi ở đây là sẽ giải quyết cái chênh lệch được hay không chứ không phải có hạch toán được hay không

Vâng, nghiệp vụ của em chưa vững nên từ đầu thấy topic này chỉ đọc mà ko dám góp ý gì. Em đọc thì thấy có chỗ này em muốn hỏi pác Bao tí.
1. Khi góp vốn cty A đánh giá khoản nợ (tài sản góp vốn) của cty B là 700tr và khi đó có thoả thuận rằng nếu cty A đòi đủ cả 1ty thì cty A sẽ được nhận cả 1tỷ và 300tr đưa vào DT hay phải trả lại cty B 300tr (vì em thấy có mấy pác bảo nếu đòi được cả tỷ thì trả lại B 300tr).
2. Nếu cty A chỉ đòi được 500tr thì công ty B kia có phải góp thêm 200tr nữa hay cty A phải chụi vào chi phí (có pác boả nếu ko đòi đủ thì cty B phải nộp thêm cho đủ số đã định giá).
Em thấy 2 chỗ này mâu thuẫn nhau. Nếu cty A không đòi đủ 700tr và số thiếu cty B sẽ phải nộp vào còn nếu đòi đủ thì cty B sẽ nhận được số thừa so với đinh già. vậy thì còn định giá làm gì nữa ạ???
Ta cứ cho cả tỷ vào thành TS góp vốn sau nếu đòi được thì cty B không phải nộp thêm nếu ko đòi đc thì B phải nộp thêm vào (vì có định giá thì vẫn làm đc).
Theo tui nếu đã định già TS của B thì cty A oải chấp nhận rủi ro (nghĩa là ko đòi đủ vẫn phải công nhận vốn góp cho B là 700tr mà B ko phải nộp thêm).
Cón nếu A đòi được đủ cả 1tỷ thì A được thu khoản chênh lệch đó làm DT.
Hết ý kiến (ko bít có đúng ko nữa).
Mời các pác cao nhân cho coa kiến tiếp.
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Vâng, nghiệp vụ của em chưa vững nên từ đầu thấy topic này chỉ đọc mà ko dám góp ý gì. Em đọc thì thấy có chỗ này em muốn hỏi pác Bao tí.
1. Khi góp vốn cty A đánh giá khoản nợ (tài sản góp vốn) của cty B là 700tr và khi đó có thoả thuận rằng nếu cty A đòi đủ cả 1ty thì cty A sẽ được nhận cả 1tỷ và 300tr đưa vào DT hay phải trả lại cty B 300tr (vì em thấy có mấy pác bảo nếu đòi được cả tỷ thì trả lại B 300tr).
2. Nếu cty A chỉ đòi được 500tr thì công ty B kia có phải góp thêm 200tr nữa hay cty A phải chụi vào chi phí (có pác boả nếu ko đòi đủ thì cty B phải nộp thêm cho đủ số đã định giá).
Em thấy 2 chỗ này mâu thuẫn nhau. Nếu cty A không đòi đủ 700tr và số thiếu cty B sẽ phải nộp vào còn nếu đòi đủ thì cty B sẽ nhận được số thừa so với đinh già. vậy thì còn định giá làm gì nữa ạ???
Ta cứ cho cả tỷ vào thành TS góp vốn sau nếu đòi được thì cty B không phải nộp thêm nếu ko đòi đc thì B phải nộp thêm vào (vì có định giá thì vẫn làm đc).
Theo tui nếu đã định già TS của B thì cty A oải chấp nhận rủi ro (nghĩa là ko đòi đủ vẫn phải công nhận vốn góp cho B là 700tr mà B ko phải nộp thêm).
Cón nếu A đòi được đủ cả 1tỷ thì A được thu khoản chênh lệch đó làm DT.
Hết ý kiến (ko bít có đúng ko nữa).
Mời các pác cao nhân cho coa kiến tiếp.

nếu không có thỏa thuận khác giữa cty và ông A thì khi ông A đã được ghi nhận vào điều lệ công ty là góp 700tr (đã định giá giấy nợ là 700tr) thì theo luật, vốn góp của ông A đương nhiên là 700tr bất kể là cty có đòi nợ đủ hay không. giấy nhận nợ đó giờ đã thuộc quyền sở hữu của công ty rồi thì công ty phải chịu rủi ro là đương nhiên, "được ăn cả ngã về không".
cái cần bàn ở đây là kế toán phải hạch toán ra sao? khi chưa đòi được nợ thì cái khoản chênh lệch giữa giấy nợ là 1tỷ và khoản vốn góp có 700tr thì ta phải theo dõi như thế nào? liệu có theo dõi giống như với TSCĐ góp vốn được không?
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Mình nhất trí hoàn toàn việc công ty khi đòi nợ thì vẫn đòi 1 tỷ ( tội vạ gì mà không đòi 1 tỷ mà cũng chẳng có cơ sở để đòi 700 tr vì bằng chứng nhận nợ là 1 tỷ cơ mà!). Thế nhưng theo mình thì khoản 300 tr theo dõi đơn trên sổ sách kế toán mà thôi.
Đã theo dõi đơn mà còn trên sổ sách kế toán là sao vậy bác
Xin lỗi các bác trả lời nói linh tinh quá! nói tóm lại là muốn hợp lý hoá. thành viên góp vốn vào công ty bằng giấy nhận nợ. Nhận hay không là do ban giám đốc và hội đồng thành viên có đồng ý hay không? Nếu đồng ý thì Ok.
Còn về phương diện kế toán nếu sếp đồng ý cả kế toán và giám đốc cùng thoả thuận để hạch toán và cùng chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra.
Theo mình nhé.
Bạn vẫn hạch toán Nợ 111/ Có 411 số tiền chỉ 700 triệu thôi
Sau đó để cho hợp lý bạn làm luôn 1 giấy tạm ứng lại cho sếp chẳng hạn.
Thực tế thì tiền cũng chẳng có mà hạch toán vào TK 111, 141
Sau này bên kia góp vốn vào thu được bằng tiền thì hạch toán coi như thanh toán tạm ứng.
Ok đó chỉ là 1 giải pháp tạm thời. vì nguyên tắc hạch toán là TK 411 chỉ được phản ánh khi thực góp mà thôi.
Thì thực góp đấy thôi. Có ai bảo là không thực góp đâu.
Góp ở đây là cái giấy chứng nhận nợ đó
Vâng, nghiệp vụ của em chưa vững nên từ đầu thấy topic này chỉ đọc mà ko dám góp ý gì. Em đọc thì thấy có chỗ này em muốn hỏi pác Bao tí.
1. Khi góp vốn cty A đánh giá khoản nợ (tài sản góp vốn) của cty B là 700tr và khi đó có thoả thuận rằng nếu cty A đòi đủ cả 1ty thì cty A sẽ được nhận cả 1tỷ và 300tr đưa vào DT hay phải trả lại cty B 300tr (vì em thấy có mấy pác bảo nếu đòi được cả tỷ thì trả lại B 300tr).
2. Nếu cty A chỉ đòi được 500tr thì công ty B kia có phải góp thêm 200tr nữa hay cty A phải chụi vào chi phí (có pác boả nếu ko đòi đủ thì cty B phải nộp thêm cho đủ số đã định giá).
Em thấy 2 chỗ này mâu thuẫn nhau. Nếu cty A không đòi đủ 700tr và số thiếu cty B sẽ phải nộp vào còn nếu đòi đủ thì cty B sẽ nhận được số thừa so với đinh già. vậy thì còn định giá làm gì nữa ạ???
Ta cứ cho cả tỷ vào thành TS góp vốn sau nếu đòi được thì cty B không phải nộp thêm nếu ko đòi đc thì B phải nộp thêm vào (vì có định giá thì vẫn làm đc).
Theo tui nếu đã định già TS của B thì cty A oải chấp nhận rủi ro (nghĩa là ko đòi đủ vẫn phải công nhận vốn góp cho B là 700tr mà B ko phải nộp thêm).
Cón nếu A đòi được đủ cả 1tỷ thì A được thu khoản chênh lệch đó làm DT.
Hết ý kiến (ko bít có đúng ko nữa).
Mời các pác cao nhân cho coa kiến tiếp.
Thật ra thì góp vốn thành lập công ty gồm nhiều thứ trong đó có tiền, vàng, đất, và ... giấy chứng nhận nợ
Tiền hay TS thì có thể định khoản theo nghiệp vụ đã học nhưng còn cái giấy chứng nhận nợ thì chưa thấy bao giờ.
Nếu giả thiết nó cũng là TS như luật dân sự thì tạm coi nó là TS ==> Hạch toán góp vốn bằng TS
Hội đồng định giá tờ giấy đó là 700tr ==> Ông A ok ==> Góp vốn 700tr vào công ty
Lúc này nợ đã được chuyển qua chủ mới là công ty nhận vốn góp.
Công ty này toàn quyền quyết định khỏan nợ mà mình làm chủ. Bất kể nó có rủi ro như thế nào
Tất cả là như vậy

Còn phần hạch toán kế toán thì BAO đang tham khảo cách sử dụng TK của bác vihanh, bác pepsihung và của hientriet
Đang phân vân .....................

Thanks
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Dở cả QĐ 15 và 48, không hướng dẫn bất cứ nghiệp vụ nào!
Cho cái túi, còn chọn Sói hay chọn Hành, chọn Tỏi bỏ vào là tuỳ mình, miễn sao theo nguyên lý! :xinloinhe:
Theo tui thì hạch toán như vậy cũng ổn. Không có trong QĐ 15 thì mình tạm định khoản như thế , TK 138 thực ra cũng là TK để dùng những lúc này mà . Hehe
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

theo em vẫn nên để trên 138 thì hơn vì khoản nợ này chưa chắc là của khách hàng, và trên giấy nhận nợ thì tên chủ nợ cũng không phải tên công ty, công ty chỉ có quyền đòi nợ.
Đã chuyển quyền sử dụng Nợ rồi em,
Lúc này nếu đã định giá, đánh giá cái giấy Nợ này là 700tr và đã chuyển quyền sử dụng Nợ (cái này em nói theo cái chuyển quyền sử dụng đất, có thể ko đúng lắm) thì nó đã là khoản nợ của Cty
bây giờ khoản Nợ này là của Cty B chứ ko còn của ông A. Theo anh phải treo trên 131 vì nó còn được xử lý ở bút toán lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi.
vả lại, trên thực tế thì công ty cũng chưa hề có sổ sách theo dõi cho khách hàng này. biết đâu sau này công ty cũng chẳng có quan hệ làm ăn gì với họ cả.
vì khoản nợ đó đã là của cty nên phải xử lý theo trình tự giống như tất cả các khoản nợ khác.
Bây giờ theo dõi có sao đâu em !
 
Ðề: Hạch toán góp vốn bằng giấy chứng nhận nợ

Đã theo dõi đơn mà còn trên sổ sách kế toán là sao vậy bác

Bao có thể theo dõi trên TK ngoài bảng ( cái này ghi chép đơn đúng không). Theo mình có thể sử dụng TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý". Trong trường hợp này có thể hiểu khi ghi nhận thiếu 300 tr so với giấy nhận nợ 1 tỷ, Hội đồng thành viên đã xử lý 300tr này vào nợ khó đòi đã xử lý rồi !
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top