Giúp mình bài tập này với

RiriTa

New Member
Hội viên mới
Bài 3: Tại doanh nghiệp Bình Minh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8/2009 có các nghiệp vụ sau:

1. Ngày 02/1 mua một lô nguyên vật liệu A, số lượng 5.000 kg, đơn giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 12.000đ /kg, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, chưa trả tiền người bán X. Đơn vị đã kiểm nhận nhập kho đủ.

- Ngày 04/1 chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền người bán X sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán 1% tính trên tổng số tiền thanh toán.

2. Ngày 05/1 mua một lô nguyên vật liệu B, trị giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 270.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10% chưa thanh toán cho người bán T. Đơn vị đã kiểm nhận nhập kho đủ.

3. Ngày 8/1 tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 60.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 20.000.000đ, bộ phận bán hàng là 10.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 15.000.000đ.

4. Ngày 8/1 trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định.

5. Ngày 11/1 xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm là 20.000.000đ, dùng bộ phận phân xưởng là 10.000.000đ, bộ phận bán hàng là 5.000.000đ.

6. Ngày 13/1 xuất kho công cụ dụng cụ, loại phân bổ 3 lần, mỗi lần 1 tháng cho bộ phận bán hàng. Trị giá thực tế xuất kho là 6.000.000đ.

7. Ngày 18/1 xuất kho một lô hàng gửi đi bán cho công ty Y, trị giá thực tế xuất kho là 150.000.000đ, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 187.500.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, chi phí gửi hàng là 5.000.000đ trả bằng tiền mặt.

8. Ngày 18/1 trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 25.000.000đ, bộ phận bán hàng là 15.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000đ.

9. Ngày 20/1 nhượng bán một tài sản cố định, nguyên giá 350.000.000đ, hao mòn luỹ kế 90.000.000đ, chi phí môi giới 10.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn vị đã chi bằng tiền mặt. Giá nhượng bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 300.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn vị chưa thu được tiền của công ty Z.

10. Ngày 21/1 mua một tài sản cố định hữu hình, giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 85.000.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% chưa trả tiền người bán K. Chi phí trước khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là 5.000.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% đơn vị đã trả bằng tiền mặt. Tài sản cố định này đã đưa vào sử dụng ở phân xưởng sản xuất và được bù đắp bằng quỹ đầu tư phát triển.

11. Ngày 24/1 xuất kho một lô hàng hoá đi góp vốn liên doanh, trị giá thực tế xuất kho là 35.000.000đ, giá do hội đồng liên doanh đánh giá là 32.000.000đ.

12. Ngày 25/1 doanh nghiệp Y thông báo đã nhận được lô hàng gửi bán ngày 15/1,người mua S đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu được tiền.

13. Ngày 30/1 nhập kho sản phẩm hoàn thành biết chi phí dở dang đầu kỳ là 15.000.000đ và cuối kỳ không có sản phẩm dở dang.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp biết TK 133 không có số dư đầu kỳ?
3. Xác định kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập doanh nghiệp?
 
Bài 3: Tại doanh nghiệp Bình Minh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8/2009 có các nghiệp vụ sau:

1. Ngày 02/1 mua một lô nguyên vật liệu A, số lượng 5.000 kg, đơn giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 12.000đ /kg, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, chưa trả tiền người bán X. Đơn vị đã kiểm nhận nhập kho đủ.

- Ngày 04/1 chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền người bán X sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán 1% tính trên tổng số tiền thanh toán.

2. Ngày 05/1 mua một lô nguyên vật liệu B, trị giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 270.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10% chưa thanh toán cho người bán T. Đơn vị đã kiểm nhận nhập kho đủ.

3. Ngày 8/1 tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 60.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 20.000.000đ, bộ phận bán hàng là 10.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 15.000.000đ.

4. Ngày 8/1 trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định.

5. Ngày 11/1 xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm là 20.000.000đ, dùng bộ phận phân xưởng là 10.000.000đ, bộ phận bán hàng là 5.000.000đ.

6. Ngày 13/1 xuất kho công cụ dụng cụ, loại phân bổ 3 lần, mỗi lần 1 tháng cho bộ phận bán hàng. Trị giá thực tế xuất kho là 6.000.000đ.

7. Ngày 18/1 xuất kho một lô hàng gửi đi bán cho công ty Y, trị giá thực tế xuất kho là 150.000.000đ, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 187.500.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, chi phí gửi hàng là 5.000.000đ trả bằng tiền mặt.

8. Ngày 18/1 trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 25.000.000đ, bộ phận bán hàng là 15.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000đ.

9. Ngày 20/1 nhượng bán một tài sản cố định, nguyên giá 350.000.000đ, hao mòn luỹ kế 90.000.000đ, chi phí môi giới 10.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn vị đã chi bằng tiền mặt. Giá nhượng bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 300.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn vị chưa thu được tiền của công ty Z.

10. Ngày 21/1 mua một tài sản cố định hữu hình, giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 85.000.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% chưa trả tiền người bán K. Chi phí trước khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là 5.000.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% đơn vị đã trả bằng tiền mặt. Tài sản cố định này đã đưa vào sử dụng ở phân xưởng sản xuất và được bù đắp bằng quỹ đầu tư phát triển.

11. Ngày 24/1 xuất kho một lô hàng hoá đi góp vốn liên doanh, trị giá thực tế xuất kho là 35.000.000đ, giá do hội đồng liên doanh đánh giá là 32.000.000đ.

12. Ngày 25/1 doanh nghiệp Y thông báo đã nhận được lô hàng gửi bán ngày 15/1,người mua S đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu được tiền.

13. Ngày 30/1 nhập kho sản phẩm hoàn thành biết chi phí dở dang đầu kỳ là 15.000.000đ và cuối kỳ không có sản phẩm dở dang.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp biết TK 133 không có số dư đầu kỳ?
3. Xác định kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập doanh nghiệp?
ĐVT; 1.000
1. Định khoản các NV:
*NV1:
a, Nợ TK 152A: 60.000
Nợ TK 133: 6.000
Có TK 331: 66.000
b, Nợ TK 331: 66.000
Có TK 515: 660
Có TK 112: 65.340
*NV2:
- Nợ TK 152B: 270.000
Nợ TK 133: 27.000
Có TK 331: 297.000
*NV3:
Nợ TK 622: 60.000
Nợ TK 627: 20.000
Nợ TK 641:10.000
Nợ TK 642: 15.000
Có TK 334: 105.000
 
4. Ngày 8/1 trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 622:
Nợ TK 627:
Nợ TK 641:
Nợ TK 642:
Nợ TK 334:
Có TK 338 :
5. Ngày 11/1 xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm là 20.000.000đ, dùng bộ phận phân xưởng là 10.000.000đ, bộ phận bán hàng là 5.000.000đ.
Nợ TK : 621A : 20.000.000
Nợ TK 627A : 10.000.000
Nợ TK 641A : 5.000.000
Có TK 152A : 35.000.000
6. Ngày 13/1 xuất kho công cụ dụng cụ, loại phân bổ 3 lần, mỗi lần 1 tháng cho bộ phận bán hàng. Trị giá thực tế xuất kho là 6.000.000đ.
- Nợ TK 2421 : 6.000.000
Có TK 153 : 6.000.000
- Nợ TK 641 : 2.000.000
Có TK 2421 : 2.000.000
7. Ngày 18/1 xuất kho một lô hàng gửi đi bán cho công ty Y, trị giá thực tế xuất kho là 150.000.000đ, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 187.500.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, chi phí gửi hàng là 5.000.000đ trả bằng tiền mặt.
- Hàng gửi bán :
Nợ TK 157 : 150.000.000
Có TK 155 : 150.000.000
- Hạch toán CP gửi hàng :
Nợ TK 641 : 5.000.000
Có TK 111 : 5.000.000
8. Ngày 18/1 trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 25.000.000đ, bộ phận bán hàng là 15.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000đ.
Nợ TK 627 : 25.000.000
Nợ TK 641 : 15.000.000
Nợ TK 642 : 10.000.000
Có TK 214 : 50.00.000
9. Ngày 20/1 nhượng bán một tài sản cố định, nguyên giá 350.000.000đ, hao mòn luỹ kế 90.000.000đ, chi phí môi giới 10.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn vị đã chi bằng tiền mặt. Giá nhượng bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 300.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn vị chưa thu được tiền của công ty Z.
- Hạch toán giảm nguyên giácủa TSCĐ :
Nợ TK 811 : 260.000.000
Nợ TK 214 : 90.000.000
Có TK 211 : 350.000.000
- Hạch toán CP môi giới :
Nợ TK 811 : 10.000.000
Nợ TK 133 : 1.000.000
Có TK 111 : 11.000.000
- Hạch toán khoản thu nhập từ TSCĐ :
Nợ TK 331 : 330.000.000
Có TK 711 : 300.000.000
Có TK 333 : 30.000.000
 
10. Ngày 21/1 mua một tài sản cố định hữu hình, giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 85.000.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% chưa trả tiền người bán K. Chi phí trước khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là 5.000.000đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% đơn vị đã trả bằng tiền mặt. Tài sản cố định này đã đưa vào sử dụng ở phân xưởng sản xuất và được bù đắp bằng quỹ đầu tư phát triển.
- Nợ TK 211 : 85.000.000+ 5.000.000
Nợ TK 133 : 8.500.000+ 500.000
Có TK 311 : 93.500.000
Có TK 111 : 5.500.000
- Nợ TK 414 : 90.000.000
Có TK 411 : 90.000.000
11. Ngày 24/1 xuất kho một lô hàng hoá đi góp vốn liên doanh, trị giá thực tế xuất kho là 35.000.000đ, giá do hội đồng liên doanh đánh giá là 32.000.000đ.
Nợ TK 222 : 32.000.000
Nợ TK 811 : 3.000.000
Có TK 156 : 35.000.000
12. Ngày 25/1 doanh nghiệp Y thông báo đã nhận được lô hàng gửi bán ngày 15/1,người mua S đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu được tiền.
- Nợ TK 632 : 150.000.000
Có TK 157 : 150.000.000
- Nợ TK 331 : 206.250.000
Có TK 511 : 187.500.000
Có TK 333 : 18.750.000
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top