Giữ việc thời khủng hoảng?

chungz1989

Because I say so
Hội viên mới
Với nền kinh tế “đứng chững” như hiện nay, không ít công ty phải đào thải bớt nhân viên hoặc chấp nhận sập tiệm. Để không nằm trong danh sách bị sa thải, bạn thử cân nhắc 4 điều gợi ý dưới đây.


Luôn giữ thái độ tích cực


Lo lắng quá dễ khiến bạn stress nghiêm trọng. Vì thế cứ tỏ ra bình thường mỗi lần đến cơ quan. Sếp nào chả “khoái” nhân viên biết tìm ra lối thoát, nên bạn cũng cần phải có “chí khí” vươn lên để đánh bóng danh tiếng của mình. Hãy hạn chế kêu than, thay vào đó hãy cống hiến những ý tưởng có lợi cho công ty. Công ty nào cũng cần những người lạc quan, hài hước, suy nghĩ tích cực, và bình tĩnh tìm ra giải pháp để “lội dòng nước ngược”, chuyển bại thành thắng.



“Còn tôi đây nè!”



Đừng “tàng hình” trong mắt người khác. Hãy bắt mình vượt trội hơn so với các đồng nghiệp, tích cực đưa ra ý kiến chủ quan mang tính xây dựng tinh thần, khích lệ, gợi ý, hoặc thậm chí chỉ đơn thuần là đặt ra các câu hỏi hay khen ngợi, biểu dương. Hành động đó không phải là gió chiều nào che chiều ấy, mà thể hiện là người của đồng đội, biết làm việc nhóm.



Rõ ràng thời kỳ này là giai đoạn khó khăn nhất, nên chớ dại xin nghỉ phép hay vắng mặt liên miên. Ngược lại, còn phải đến sớm để sếp để ý và vui vẻ với đồng nghiệp trước khi ra về.



“Đầu tàu” trong mọi lĩnh vực



Phải chứng minh cho sếp thấy “Tôi là người quan trọng!”. Hãy kiên trì học hỏi, rèn luyện năng lực bản thân, tự chịu trách nhiệm và kỷ luật cao. Nên nhớ rằng “lâu năm” không bằng nhanh tay, hiệu quả, “đa năng”, đa sách lược, đa mưu túc trí. Hãy thử tìm giải pháp giảm chi phí, hoặc tình nguyện làm mọi việc trong khả năng cho phép. Càng đóng góp nhiều thành tích cho công ty, bạn càng trở thành “không thể thiếu”.



Hỏi ý kiến phản hồi



Cũng là một cách hay gây sự chú ý. Điều đó có nghĩa là không chỉ đặt mình vào tầm ngắm của sếp mà còn chủ động quảng bá chất lượng công việc một cách khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác. Thêm một thứ quan trọng nữa, là bạn nên gò mình đẩy mạnh tiến độ phát triển các dự án, kế hoạch của công ty và xin ý kiến nhận xét của cấp trên, để từ đó hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cân chỉnh sao cho hợp lý. Do đó, liên tục nâng cao các kỹ năng là điều không thể thiếu với những người chuyên nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top