Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 02 nơi trở lên

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 02 nơi trở lên

Cá nhân trong năm có thu nhập 02 nơi trở lên thì việc lựa chọn giảm trừ giản cảnh bản thân như thế nào?

Giảm trừ người phụ thuộc như thế nào?

***Căn cứ:

Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:

“c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.



c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế”

=> Theo đó:

–Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác.

–Việc giảm trừ gia cảnh này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNCN của cá nhân nếu vẫn đảm bảo nguyên tắc theo hướng dẫn tại Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

= > Như vậy:

–Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi…

–Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai này thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

–Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNCN

–Trường hợp cá nhân trong năm có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại hai công ty thì được lựa chọn 1 công ty để đăng ký giảm trừ gia cảnh.

–Tại công ty cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh thực hiện khấu trừ thuế TNCN (nếu có) theo biểu lũy tiến từng phần sau khi đã tính giảm trừ gia cảnh của cá nhân.

–Tại công ty cá nhân không đăng ký giảm trừ gia cảnh thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định (không tính giảm trừ gia cảnh).

–Cuối năm nếu cá nhân có số thuế TNCN do các tổ chức chi trả khấu trừ lớn hơn số thuế TNCN phải nộp thì thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN để đề nghị hoàn lại số thuế đã nộp thừa theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC nêu trên.

Mức giảm trừ gia cảnh: Các khoản giảm trừ trên là số tiền được trừ trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

1.Bản thân: 9 triệu đồng/ tháng; 108 triệu đồng/ năm;

2.Người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/ tháng/mỗi người phụ thuộc.

3.Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

4.Nếu trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

5.Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số nếu. Nếu người nộp thuế chưa có mã số thuế thì không được giảm trừ cho người phụ thuộc. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế (Nếu vợ hoặc chồng có con nhỏ thì chỉ được chọn 1 trong 2 người để được hưởng giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc)

6.Khoản 5 Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định: “Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm”.

7.Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác.

+ Ví dụ:

Ông Chu Đình Xinh năm 2017 có thu nhập 2 nơi là Công ty A = 9 triệu/ tháng, Tại công ty B là 7 triệu / tháng, Ông Xinh có 02 con nhỏ và có làm thủ tục giảm trừ người phụ thuộc 3.6triệu / người x 02=7.2 triệu

Vậy khi quyết toán tính thuế tncn của ông Xinh như thế nào? Có phải nộp thuế TNCN không?

Trong năm ông Xinh làm như sau:

-Tại công ty A ông Xinh lựa chọn giảm trừ bản thân là 9 triệu đồng/ tháng => Thu nhập chịu thuế ông Xinh = 9 triệu/ tháng – 9 triệu giảm trừ bản thân = 0 (ông Xinh sẽ không được giảm trừ người phụ thuộc cho 2 con nhỏ tại công ty A)

-Tại công Ty B ông Xinh lựa chọn giảm trừ người phụ thuộc 02 con nhỏ = 7 triệu/ tháng – 7.2 triệu/ tháng (02 người phụ thuộc x 3.6triệu/ người) < 0 (ông Xinh sẽ không được giảm bản thân tại công ty B)

= > Vậy tại công ty A, B ông Xinh không phát sinh thuế TNCN


***Chi tiết tại: Công văn 34683/CT-TTHT ngày 26/05/2017 giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân Hà Nội.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top