Giải thể doanh nghiệp

  • Thread starter ha trang
  • Ngày gửi
H

ha trang

Guest
Các bác ơi! Khi làm biên bản thanh lý tài sản trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, thì giá trị thanh lý là giá trị còn lại hay nguyên giá của nó? Và nếu là giá trị còn lại thì những tài sản đã phân bổ hay khấu hao xong rồi thì không phải thanh lý nữa sao?
Và, theo em được biết thì khi thanh toán hết khoản nợ rồi thì các tài sản này mới được xử lý riêng( cho , tặng, ...). Nếu còn nợ thì mình chỉ ghi danh sách tài sản và không được phép xử lý nó???
Em đang phân vân chỗ này, bác nào biết thỉnh giáo giúp em nha.
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

theo mình nghĩ là theo nguyên giá, công ty mình cũng sắp giải thể rồi cái vấn đề này mình cũng cần tham khảo. mọi người vào giúp với
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

Các bác ơi! Khi làm biên bản thanh lý tài sản trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, thì giá trị thanh lý là giá trị còn lại hay nguyên giá của nó? Và nếu là giá trị còn lại thì những tài sản đã phân bổ hay khấu hao xong rồi thì không phải thanh lý nữa sao?
Và, theo em được biết thì khi thanh toán hết khoản nợ rồi thì các tài sản này mới được xử lý riêng( cho , tặng, ...). Nếu còn nợ thì mình chỉ ghi danh sách tài sản và không được phép xử lý nó???
Em đang phân vân chỗ này, bác nào biết thỉnh giáo giúp em nha.

1.thanh lý theo giá trị còn lại. và câu sau cũng đúng :xinloinhe:
Chỗ màu xanh bạn nói đúng rùi đó :xinloinhe:
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

. Nếu còn nợ thì mình chỉ ghi danh sách tài sản và không được phép xử lý nó???
Em đang phân vân chỗ này, bác nào biết thỉnh giáo giúp em nha.

Không đúng.
CHỉ khi nào cty bị đâm đơn phá sản thì việc xử lý tài sản sẽ do Ban xử lý phá sản quyét định.

Nếu bạn còn nợ nhưng vẫn còn tiền để trả nợ thì dĩ nhiên chủ nợ muốn được trả bằng tiền chứ đâu có ai đòi lấy tài sản làm chi.
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

Các bác ơi! Khi làm biên bản thanh lý tài sản trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, thì giá trị thanh lý là giá trị còn lại hay nguyên giá của nó? Và nếu là giá trị còn lại thì những tài sản đã phân bổ hay khấu hao xong rồi thì không phải thanh lý nữa sao?
Và, theo em được biết thì khi thanh toán hết khoản nợ rồi thì các tài sản này mới được xử lý riêng( cho , tặng, ...). Nếu còn nợ thì mình chỉ ghi danh sách tài sản và không được phép xử lý nó???
Em đang phân vân chỗ này, bác nào biết thỉnh giáo giúp em nha.
1. Thanh lý tài sản thì thanh lý giá trị còn lại trường hợp TSCĐ còn giá trị để khấu hao sau đó, ghi nhận doanh thu rồi xóa sổ TSCĐ. Thanh lý bán và xóa sổ TSCĐ với TSCĐ đã khấu hao hết thì chỉ cần bút toán xóa sổ và ghi nhận doanh thu bán TSCĐ.
2. Trình tự thanh lý TSCĐ
a. Đối với TSCĐ còn giá trị khấu hao
- Xóa sổ
Nợ TK 214
Nợ TK 811 ( giá trị còn lại của TSCĐ + chi phí liên quan tới thanh lý)
Có TK 211
- Ghi nhận doanh thu bán TSCĐ
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711
Có TK 3331
b. Đối với TSCĐ đã khấu hao hết
- xóa sổ
Nợ TK 214
Nợ TK 811 ( chi phí liên quan tới thanh lý)
Có TK 211
- Ghi nhận doanh thu ( tương tự như trên )
3. Việc thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp khi giải thể:
a. Đối với doanh nghiệp bị bắt buộc phá sản và truy thu thì toàn bộ TSCĐ do ban xử lý tài sản và hội đồng thanh lý do cơ quan chức năng liên quan cử ra quyết định.
b. Trường hợp doanh nghiệp xin giải thể thì TSCĐ do hội đồng xử lý của công ty cử ra quyết định thanh lý.

Bạn có thể tham khảo lại luật phá sản số 21/2004/QH11 quy định về trường bợp DN bị tuyên bố phá sản và thi hành án dân sự. Lúc này thì DN mới bị khống chế việc thanh lý TSCĐ
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

còn nợ khách hàng thì mình bán tài sản đó để trả cho họ vả lại bán xuất hoá đơn ra để tính thuế quyết toán nộp BCTC cho cơ quan thuế nữa chứ.Nếu không bán cty cũng không có trả thì chẳng lẻ để hoài vậy không quyết toán hay sao?Mình cũng vừa giải thể xong và làm như vậy đó
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

Nếu em ko bán mà cho có được không? Vì cũ thì chẳng ai mà mua cả( những tài sản giá trị thấp chưa đủ làm TSCĐ). Nhưng, nợ thì em vẫn còn, và cũng chưa thanh toán( vì khá nhiều, chắc là không thanh toán hết nổi)???
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

Nếu em ko bán mà cho có được không? Vì cũ thì chẳng ai mà mua cả( những tài sản giá trị thấp chưa đủ làm TSCĐ). Nhưng, nợ thì em vẫn còn, và cũng chưa thanh toán( vì khá nhiều, chắc là không thanh toán hết nổi)???

Vấn đề không nằm ở chỗ em cho hay bán mà nằm ở chỗ em có trả nợ được hết cho nhà cung cấp và các đối tác đã cho em vay tiền, trước khi doanh nghiệp giải thể phải thực hiện quyết toán thuế và tiến hành xử lý các khoản nợ, sau đó mới làm thủ tục giải thể, lúc này mọi công nợ sẽ được thực hiện bằng các cam kết, tài sản em có thể cho vô tư nhưng em phải đảm bảo 1 điều là thanh toán toàn bộ công nợ mà DN em đang nợ. Theo hướng dẫn tại luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp:
Điều 158. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.
 
Ðề: Giải thể doanh nghiệp

1. Thanh lý tài sản thì thanh lý giá trị còn lại trường hợp TSCĐ còn giá trị để khấu hao sau đó, ghi nhận doanh thu rồi xóa sổ TSCĐ. Thanh lý bán và xóa sổ TSCĐ với TSCĐ đã khấu hao hết thì chỉ cần bút toán xóa sổ và ghi nhận doanh thu bán TSCĐ.
2. Trình tự thanh lý TSCĐ
a. Đối với TSCĐ còn giá trị khấu hao
- Xóa sổ
Nợ TK 214
Nợ TK 811 ( giá trị còn lại của TSCĐ + chi phí liên quan tới thanh lý)
Có TK 211
- Ghi nhận doanh thu bán TSCĐ
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711
Có TK 3331
b. Đối với TSCĐ đã khấu hao hết
- xóa sổ
Nợ TK 214
Nợ TK 811 ( chi phí liên quan tới thanh lý)
Có TK 211
- Ghi nhận doanh thu ( tương tự như trên )
3. Việc thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp khi giải thể:
a. Đối với doanh nghiệp bị bắt buộc phá sản và truy thu thì toàn bộ TSCĐ do ban xử lý tài sản và hội đồng thanh lý do cơ quan chức năng liên quan cử ra quyết định.
b. Trường hợp doanh nghiệp xin giải thể thì TSCĐ do hội đồng xử lý của công ty cử ra quyết định thanh lý.

Bạn có thể tham khảo lại luật phá sản số 21/2004/QH11 quy định về trường bợp DN bị tuyên bố phá sản và thi hành án dân sự. Lúc này thì DN mới bị khống chế việc thanh lý TSCĐ

Trường hợp chưa bán được TSCĐ, dn có được giải thể không anh???
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top