Ngày nay, việc một doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhiều hệ thống phần mềm trong quản lý không phải là hiếm gặp như phần mềm kế toán, quản lý sản xuất, quản lý khách hàng v.v… Những hệ thống này không phải lúc nào cũng có thể “giao tiếp” với nhau, đặc biệt là nếu chúng từ những nhà cung cấp khác nhau.
Cho dù mỗi hệ thống riêng lẻ có thể rất hiệu quả trong vai trò của mình thì sự thiếu tương thích và kết nối giữa các hệ thống sẽ tác động tiêu cực đến năng suất chung của cả doanh nghiệp. Hai biểu hiện chính của tác động này là:
Phân mảnh thông tin
Đây là tình trạng người dùng được cung cấp thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, từ các nguồn khác nhau, cản trở quá trình ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Ví dụ, khi phần mềm quản lý tồn kho và phần mềm kế toán của doanh nghiệp thiếu sự kết nối, các quản lý cấp cao sẽ không có được cái nhìn toàn diện và kịp thời nhất khi ra các quyết định về thu mua hay lập ngân sách.
Rào cản giữa các phòng ban
Trong đa số trường hợp, một hệ thống phần mềm chủ yếu phục vụ cho cho một bộ phận cụ thể nào đó: sản xuất, kế toán, bán hàng v.v… Trong khi đó, các quy trình kinh doanh thường mang tính liên phòng ban. Như vậy, việc các hệ thống hoạt động riêng rẽ khiến cho mục tiêu tự động hóa các quy trình này trở nên xa vời.
Hậu quả của các rào cản vô hình này là hàng núi email được gửi qua lại giữa các bộ phận khi xử lý công việc, hay việc phải di chuyển dữ liệu thủ công giữa các hệ thống bằng cách xuất (export) và nhập (import) file hay thậm chí là nhập liệu lại bằng tay.
Tất nhiên, những giải pháp mang tính chắp vá này tiêu tốn rất nhiều thời gian, nhân lực và đôi lúc không đảm bảo tính chính xác.
Vai trò của middleware trong doanh nghiệp
Một trong những giải pháp là sử dụng phần mềm trung gian (middleware) cho vai trò cầu nối giữa các hệ thống này. Với middleware, thông tin không còn bị phân mảnh mà có thể di chuyển thông suốt hơn giữa các hệ thống phần mềm khác nhau. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các quy trình nghiệp vụ liên phòng ban có thể được tự động hóa, giúp nâng cao năng suất và cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp.
Trong vai trò là một nền tảng tích hợp, middleware giúp các hệ thống phần mềm có thể “giao tiếp” với nhau thông qua một ngôn ngữ chung, qua đó cho phép chúng có thể vận hành như một thể thống nhất. Mặt khác, những hệ thống này trên thực tế vẫn hoạt động độc lập với nhau, nghĩa là nếu một hệ thống gặp vấn đề, các hệ thống còn lại vẫn hoạt động bình thường. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cấp, tùy biến một hệ thống mà không gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
Về mặt quản trị và hiệu quả kinh doanh, middleware giúp doanh nghiệp:
Tiếp cận thông tin theo thời gian thực
Bất cứ khi nào có một thay đổi dữ liệu ở 1 trong các hệ thống (một “sự kiện”) như bổ sung 1 khách hàng mới trong hệ thống CRM, hủy bỏ một lệnh sản xuất trong hệ thống quản trị sản xuất… thì thay đổi này sẽ ngay lập tức được middleware cập nhật cho các hệ thống khác dưới dạng các thông điệp (message). Nhờ đó, tất cả người dùng trong doanh nghiệp đều được cập nhật thông tin mới nhất, cho dù là đang sử dụng hệ thống phần mềm nào.
Số lượng các thông điệp được middleware xử lý, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có thể rất cao. Ví dụ như tại Ferrari, trong ngày cao điểm có thể có đến 160.000 thông điệp được gửi qua lại giữa các hệ thống liên quan đến dây chuyền sản xuất động cơ.
Được cung cấp thông tin theo thời gian thực cũng giúp các quản lý theo dõi sát sao hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp và qua đó đưa ra quyết định hiệu quả hơn.
Tự động hóa quy trình công việc
Khi thông tin có thể di chuyển tự do mà không bị giới hạn bởi các rào cản giữa các phòng ban thì việc tự động hóa các quy trình công việc (workflow) và cảnh báo (alert) sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Mục tiêu cuối cùng là người dùng chủ yếu chỉ can thiệp xử lý các vấn đề phát sinh (management by exception).
Cắt giảm chi phí IT
Middleware giúp các doanh nghiệp tích hợp và nâng cấp các hệ thống dễ dàng hơn do mỗi hệ thống chỉ sử dụng một connection point. Nếu có sự thay đổi về quy trình kinh doanh, bộ phận IT cũng ít phải tham gia hơn khi mà tất cả các hệ thống đều đã được kết nối với nhau.
Nền tảng để triển khai các công nghệ khác
Việc tất cả dữ liệu di chuyển giữa các hệ thống được chuyển thành một ngôn ngữ chung tạo điều kiện để triển khai các công nghệ khác mang tính kết nối toàn doanh nghiệp, như báo cáo thông minh, mạng xã hội doanh nghiệp, phân tích dữ liệu…
Cho dù mỗi hệ thống riêng lẻ có thể rất hiệu quả trong vai trò của mình thì sự thiếu tương thích và kết nối giữa các hệ thống sẽ tác động tiêu cực đến năng suất chung của cả doanh nghiệp. Hai biểu hiện chính của tác động này là:
Phân mảnh thông tin
Đây là tình trạng người dùng được cung cấp thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, từ các nguồn khác nhau, cản trở quá trình ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Ví dụ, khi phần mềm quản lý tồn kho và phần mềm kế toán của doanh nghiệp thiếu sự kết nối, các quản lý cấp cao sẽ không có được cái nhìn toàn diện và kịp thời nhất khi ra các quyết định về thu mua hay lập ngân sách.
Rào cản giữa các phòng ban
Trong đa số trường hợp, một hệ thống phần mềm chủ yếu phục vụ cho cho một bộ phận cụ thể nào đó: sản xuất, kế toán, bán hàng v.v… Trong khi đó, các quy trình kinh doanh thường mang tính liên phòng ban. Như vậy, việc các hệ thống hoạt động riêng rẽ khiến cho mục tiêu tự động hóa các quy trình này trở nên xa vời.
Hậu quả của các rào cản vô hình này là hàng núi email được gửi qua lại giữa các bộ phận khi xử lý công việc, hay việc phải di chuyển dữ liệu thủ công giữa các hệ thống bằng cách xuất (export) và nhập (import) file hay thậm chí là nhập liệu lại bằng tay.
Tất nhiên, những giải pháp mang tính chắp vá này tiêu tốn rất nhiều thời gian, nhân lực và đôi lúc không đảm bảo tính chính xác.
Vai trò của middleware trong doanh nghiệp
Một trong những giải pháp là sử dụng phần mềm trung gian (middleware) cho vai trò cầu nối giữa các hệ thống này. Với middleware, thông tin không còn bị phân mảnh mà có thể di chuyển thông suốt hơn giữa các hệ thống phần mềm khác nhau. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các quy trình nghiệp vụ liên phòng ban có thể được tự động hóa, giúp nâng cao năng suất và cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp.
Trong vai trò là một nền tảng tích hợp, middleware giúp các hệ thống phần mềm có thể “giao tiếp” với nhau thông qua một ngôn ngữ chung, qua đó cho phép chúng có thể vận hành như một thể thống nhất. Mặt khác, những hệ thống này trên thực tế vẫn hoạt động độc lập với nhau, nghĩa là nếu một hệ thống gặp vấn đề, các hệ thống còn lại vẫn hoạt động bình thường. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cấp, tùy biến một hệ thống mà không gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
Về mặt quản trị và hiệu quả kinh doanh, middleware giúp doanh nghiệp:
Tiếp cận thông tin theo thời gian thực
Bất cứ khi nào có một thay đổi dữ liệu ở 1 trong các hệ thống (một “sự kiện”) như bổ sung 1 khách hàng mới trong hệ thống CRM, hủy bỏ một lệnh sản xuất trong hệ thống quản trị sản xuất… thì thay đổi này sẽ ngay lập tức được middleware cập nhật cho các hệ thống khác dưới dạng các thông điệp (message). Nhờ đó, tất cả người dùng trong doanh nghiệp đều được cập nhật thông tin mới nhất, cho dù là đang sử dụng hệ thống phần mềm nào.
Số lượng các thông điệp được middleware xử lý, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có thể rất cao. Ví dụ như tại Ferrari, trong ngày cao điểm có thể có đến 160.000 thông điệp được gửi qua lại giữa các hệ thống liên quan đến dây chuyền sản xuất động cơ.
Được cung cấp thông tin theo thời gian thực cũng giúp các quản lý theo dõi sát sao hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp và qua đó đưa ra quyết định hiệu quả hơn.
Tự động hóa quy trình công việc
Khi thông tin có thể di chuyển tự do mà không bị giới hạn bởi các rào cản giữa các phòng ban thì việc tự động hóa các quy trình công việc (workflow) và cảnh báo (alert) sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Mục tiêu cuối cùng là người dùng chủ yếu chỉ can thiệp xử lý các vấn đề phát sinh (management by exception).
Cắt giảm chi phí IT
Middleware giúp các doanh nghiệp tích hợp và nâng cấp các hệ thống dễ dàng hơn do mỗi hệ thống chỉ sử dụng một connection point. Nếu có sự thay đổi về quy trình kinh doanh, bộ phận IT cũng ít phải tham gia hơn khi mà tất cả các hệ thống đều đã được kết nối với nhau.
Nền tảng để triển khai các công nghệ khác
Việc tất cả dữ liệu di chuyển giữa các hệ thống được chuyển thành một ngôn ngữ chung tạo điều kiện để triển khai các công nghệ khác mang tính kết nối toàn doanh nghiệp, như báo cáo thông minh, mạng xã hội doanh nghiệp, phân tích dữ liệu…