Như thế này bạn nhé:
Bạn chia ra làm 2 đợt, đợt 1 là bạn rút tài sản đó ra khỏi công ty (lúc này tài sản lại mang tên bạn), đợt 2 là bạn là chủ sở hữu xe đó và bạn bán cho công ty C&D.
Đợt 1 nhé:
Bạn góp vốn bằng xe ô tô vào trong công tyA&B, chiếc xe này sẽ được định giá, chuyển tên chủ sở hữu là Công ty A&B và đó chính là vốn góp của bạn. Lúc này xe sẽ mang tên công ty và được tính khấu hao.
Bây giờ bạn đòi rút vốn ra, mà bạn lại đòi phải rút bằng xe đó. Như vậy lại phải định giá lại Tài sản đó, định giá nó cao hơn số vốn bạn góp thì bạn phải nộp thêm tiền để lấy lại nó, nếu thấp hơn thì có khi bạn lại lấy được thêm tiền mặt nữa.
Nếu thấp hơn và trả phần thiếu bằng tiền mặt thì ta định khoản như sau:
Nợ 411 (phần vốn bạn rút)
Nợ 214 (phần đã khấu hao)
Có 211 (nguyên giá xe)
Có 111 (phần chênh lệch).
Nếu cao hơn và bạn phải nộp tiền vào :
Nợ 111 (phần bạn phải nộp vào)
Nợ 411(phần vốn bạn rút)
Nợ 214(phần đã khấu hao)
Có 211(phần nguyên giá)
Có 711: phần chênh lệch tăng thêm.
Lúc đó xe sẽ được làm thủ tục để chuyển sang cho bạn, bây giờ bạn là chủ xe rồi thì bạn bán cho ai là quyền của bạn, bạn khi bán thì lại phải mua hóa đơn tờ rời mà bán thôi.
Đó là đầy đủ, còn có thể một cách khác bạn có thể áp dụng được, mời các bác chỉ dẫn tiếp