Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :(

lmanhhai

Member
Hội viên mới
Em đang làm sổ sách từ đầu năm đến giờ, đến phần tính lương nhân viên thì khó quá ạ
Công ty em đóng bhxh cho 2 nhân viên với mức đóng là 2.5tr, và để mức lương để ko đóng thuế TNCN
E làm như này có đúng ko ạ, bảng thanh tonas lương em lập
gồm lương CB để đóng bhxh 2.5tr + lương Kinh doanh 1,5tr. tổng thu nhập là 4tr, khấu trừ bhxh, bhyt thực nhận là :3,787,500đ.
Vấn đề là trong bảng lương có 15 nhân viên, toàn để mức dưới 4tr để ko đóng thuế tncn mà đó cũng là tiền lương thực tế của họ luôn ạ, em đóng bhxh cho 2 người liệu có sao ko ạ?
và lương kinh doanh em để 1,5tr có sao ko,
e định để thêm các khoản phụ cấp xăng xe, điện thoại mỗi cái tầm 200 nghìn, các cái này có bắt buộc phải có hóa đơn chứng từ ko ạ, ví dụ điện thoại thì phải có hóa đơn mua thẻ hoặc trả sau, còn xăng xe thì phải có hóa đơn mua xăng?
em định khoản là N622/C334
còn tiền phụ cấp cơm trưa định khoản là N6422/có 1111
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

Tất cả những điều bạn nói xem trong hợp đồng lao động. Với những khoản bảo hiểm bắt buộc bạn xem thêm luật bảo hiểm. Bạn có file up lên đi, nói thế khó hiểu.
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

Em đang làm sổ sách từ đầu năm đến giờ, đến phần tính lương nhân viên thì khó quá ạ
Công ty em đóng bhxh cho 2 nhân viên với mức đóng là 2.5tr, và để mức lương để ko đóng thuế TNCN
E làm như này có đúng ko ạ, bảng thanh tonas lương em lập
gồm lương CB để đóng bhxh 2.5tr + lương Kinh doanh 1,5tr. tổng thu nhập là 4tr, khấu trừ bhxh, bhyt thực nhận là :3,787,500đ.
Vấn đề là trong bảng lương có 15 nhân viên, toàn để mức dưới 4tr để ko đóng thuế tncn mà đó cũng là tiền lương thực tế của họ luôn ạ, em đóng bhxh cho 2 người liệu có sao ko ạ?
và lương kinh doanh em để 1,5tr có sao ko,
e định để thêm các khoản phụ cấp xăng xe, điện thoại mỗi cái tầm 200 nghìn, các cái này có bắt buộc phải có hóa đơn chứng từ ko ạ, ví dụ điện thoại thì phải có hóa đơn mua thẻ hoặc trả sau, còn xăng xe thì phải có hóa đơn mua xăng?
em định khoản là N622/C334
còn tiền phụ cấp cơm trưa định khoản là N6422/có 1111

CHia ra nhiều mục:
1/ Lương căn bản 2.500.000đ
2/ Chuyên cần: 500.000đ
3/ Phụ cấp xăng: 100.000đ
4/ Trách nhiệm: 400.000đ
5/ Phụ cấp công việc: 300.000đ
6/ Điện thoại: 50.000đ
7/ Cơm trưa: 15.000đ/ngày (hoặc cao hơn nhưng tối đa 1 tháng kg vượt quá 680.000đ/người) phần cơm khi quyết toán được trừ hết nên nếu công hết các khoản có cả tiền cơm vượt 4tr cũng kg sao.
Tất cả đều được ghi trong Hợp đồng lao động.
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

tất cả các khoản 2,3,4,5,6,7 dưới mức tối đa như trên đều k tính vào thu nhập chịu thuế TNCN ạ???? anh (chị) Love You???
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

tất cả các khoản 2,3,4,5,6,7 dưới mức tối đa như trên đều k tính vào thu nhập chịu thuế TNCN ạ???? anh (chị) Love You???

1,2,3,4,5,6, cộng lại là phần thu nhập tính thuế TNCN => Kg có mức tối đa (phụ cấp không được nhiều hơn lương căn bản)
7 là phần kg tính TNCN nếu vượt quá 680.000đ thì phần vượt vẫn tính thuế TNCN

Màu đỏ là sao? Đọc hết chữ ký chưa? Hả? Gruuuuuuuuuuuuu
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

Hic. Ở cty em cũng tương tự vậy ah. cộng lại các khoản còn cao hơn lương căn bản nữa. Công ty em chỉ phân ra, lương, phụ cấp, các khoản khác ( cao nhất), vậy mà đòi tính thuế TNCN ở luơng căn bản thui. Em phải làm sao đây?
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

xin lỗi anh Love You, anh Linh. :))
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

cho mình hỏi : thuế VAT thức ăn chăn luôi , vd ... gà, vịt
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

cho mình hỏi : thuế VAT thức ăn chăn luôi , vd ... gà, vịt
Trong thông tư 129 về VAT có quy định như sau:
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
2.1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%.
2.2. Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
a) Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác.
b) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh.
c) Thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
2.3. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi.
2.4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại điểm 3, Mục II, Phần A Thông tư này).
Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cát lát, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.
2.5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác ở khâu kinh doanh thương mại.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại điểm này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
2.6. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
2.7. Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại điểm 1 mục II phần A Thông tư này.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt lát, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá, và các sản phẩm thuỷ sản, hải sản khác.
Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
2.8. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
2.9. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; bông sơ chế; giấy in báo.
2.10. Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu.
2.11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác;
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin, sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; vật tư hoá chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.
2.12. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
2.13. Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
a) Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hoá, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.
b) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
c) Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm quy định tại điểm 15 mục II phần A Thông tư này.
2.14. Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT nêu tại Điểm 15, Mục II, Phần A Thông tư này;
2.15. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.

Thân,
 
Ðề: Em tha thiết nhờ các anh chị kế toán giúp em :-(

Màu đỏ là sao? Đọc hết chữ ký chưa? Hả? Gruuuuuuuuuuuuu
Tên của bác giống con gái hơn là con trai, cứ như tên của em chẳng ai nhầm giới tính bao giờ. Lại thêm cái yahoo nữa chứ ^_^
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top