ECONOMIC MOAT – Lý do vì sao các công ty sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Hiểu một cách đơn giản, economic moat (con hào kinh tế) là lợi thế cạnh tranh dài hạn cho phép công ty có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ theo thời gian.
warrent.jpg

Thuật ngữ này được đặt ra và gắn liền với tên tuổi nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet, người đã nhận ra rằng các công ty đem lại lợi ích cho cổ đông trong dài hạn sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững. Đánh giá tính cạnh tranh của công ty bao gồm việc hiểu biết về các rào cản cạnh tranh, cách công ty xây dựng nên các rào cản này để cạnh tranh trong ngành.

Các con hào rất quan trọng ở khía cạnh đầu tư, bởi lẽ bất cứ khi nào công ty phát triển một sản phẩm hay dịch vụ thành công nào, các công ty khác sẽ cố gắng bắt chước, hiện thực hóa việc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách sản xuất một sản phẩm, hoặc cung cấp một dịch vụ tương tự, nếu không nói là tốt hơn. Lý thuyết kinh tế căn bản cho rằng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các đối thủ cuối cùng sẽ lấy đi bất kỳ phần lợi nhuận thặng dư nào được tạo ra bởi một công ty thành công. Nói cách khác, cạnh tranh làm cho hầu hết các công ty trở nên khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng và lợi nhuận mạnh trong suốt một thời gian dài, khi mà lợi thế đó luôn luôn chịu rủi ro bị bắt chước.

Sức mạnh và sự bền vững con hào kinh tế của một công ty sẽ xác định liệu công ty có thể ngăn đối thủ lấy đi lợi thế khỏi công ty hay không, hoặc làm giảm lợi nhuận của công ty như thế nào. Những công ty có con hào kinh tế rộng sẽ giữ được vị thế cạnh tranh tốt nhất, bỏ cách xa các đối thủ còn lại trong dài hạn.

Để xác định liệu một công ty có con hào kinh tế hay không, bạn có thể thực hiện theo 4 bước sau:

1. Đánh giá khả năng sinh lời của công ty trong quá khứ

Hãy kiểm tra xem công ty có khả năng tạo ra lợi suất hấp dẫn trên tài sản và vốn chủ sở hữ hay không? Đây có lẽ là một trong những bước quan trọng nhất để xác định liệu công ty có con hào hay không. Mặc dù việc đánh giá con hào thường là định tính, nền tảng của việc phân tích một công ty vẫn có thể dựa vào các tỷ số tài chính giúp bạn đánh giá.

2. Nếu công ty có lợi suất hấp dẫn trên vốn, và có khả năng sinh lợi duy trì, hãy xác định nguồn lực nào tạo ra phần lợi nhuận đó

Nguồn tạo ra lợi thế đó chỉ công ty có, hay các công ty khác trong ngành cũng có thể dễ dàng bắt chước được? Nếu nguồn này càng khó để đối thủ bắt chước, khả năng công ty tạo ra rào cản cạnh tranh sẽ tăng lên, và đây là nguồn của lợi nhuận kinh tế mà công ty tạo ra được.

3. Ước định liệu lợi thế đó có thể kéo dài trong bao lâu, miễn là công ty vẫn duy trì khoảng cách bỏ xa các đối thủ

Mặc dù công ty có thể tồn tại lợi thế cạnh tranh, nhưng có thể lợi thế đó chỉ có thể kéo dài được một vài tháng, nhưng trong những trường hợp khác có thể kéo dài đến vài thập kỷ. Nếu thời kì duy trì lợi thế cạnh tranh càng kéo dài, con hào kinh tế mà công ty có được càng mở rộng.

4. Nghĩ về cấu trúc cạnh tranh của ngành

Hãy thử xem có bao nhiêu công ty có khả năng sinh lợi trong ngành, hay môi trường của ngành quá cạnh tranh đến mức chỉ ít công ty có khả năng sinh lời rất thấp? Các ngành có môi trường cạnh tranh cao ít khi có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn trong dài hạn.

Theo fgate.com.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top