Dự thảo giảm thuế VAT từ 01/7/2023: Có gì mới so với trước?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Sau nhiều lần thảo luận, mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ tờ trình về dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% dự kiến sẽ có hiệu lực từ 01/7/2023 và áp dụng từ thời điểm này đến hết ngày 31/12/2023.

1687770864367.png

(Ảnh: Internet)

1. Dự thảo giảm thuế VAT từ 01/7/2023 có gì mới?

Chiều 24.6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với 481/482 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 97,37%).

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV, Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với các nhóm hàng, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10% (còn 8%).

Cụ thể, Điều 1 của dự thảo đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/7/2023 đến 31/12/2023 và quy định mức giảm thuế giá trị gia tăng cho nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% trừ các hàng hoá, dịch vụ sau đây:
  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất.
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Công nghệ thông tin.
  • Những nhóm hàng hoá, dịch vụ được loại trừ này được ban hành kèm theo phụ lục I, phụ lục II, phụ lục III ban hành kèm theo dự thảo.
(So với dự thảo Nghị định về giảm thuế GTGT trước đó đề xuất mở rộng giảm thuế cho tất cả các loại mặt hàng hoá, dịch vụ áp dụng mức thuế 10% thì dự thảo mới này, Bộ Tài chính lại giữ nguyên các loại hàng hoá, dịch vụ như Nghị định 15/2022/NĐ-CP).

Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế vào các quy định của Nghị định 15, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định thống nhất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để áp mức thuế 8% hoặc giữ nguyên mức thuế 10%.

Do đó, để khắc phục những vướng mắc này, tại dự thảo, Bộ Tài chính có đề xuất sửa đổi một số mã HS để thống nhất với mã HS theo danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC.

Đồng thời, tại phụ lục I và phụ lục III, do trước đó, mô tả hàng hoá ở cột 8 và cột 9 không tương đồng với mô tả hàng hoá tại danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam nên dự thảo đã sửa phần ghi chú như sau:
  • Phần ghi chú cuối tại phụ lục I: Mã số HS ở cột 10 chỉ được dùng để tra cứu. Xác định mã số HS với hàng hoá thực tế nhập khẩu thực hiện theo phân loại hàng hoá của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn.
  • Phần ghi chú cuối phụ lục III: Mã số HS ở cột 10 phần A và cột 4 phần B chỉ dùng để tra cứu. Việc xác định mã số HS với hàng hoá thực tế nhập khẩu thực hiện theo phân loại hàng hoá tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn.
2. Đề xuất hướng dẫn khi đã lập kê khai mức thuế chưa giảm

Bên cạnh quy định mức giảm thuế GTGT xuống 8% cho các loại hàng hoá, dịch vụ được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc giảm 20% mức tỷ lệ % với các hàng hoá, dịch vụ được tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % thì dự thảo có sửa đổi trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế.

Cụ thể, dự thảo hướng dẫn trường hợp doanh nghiệp đã lập hoá đơn và kê khai theo mức thuế suất/tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa giảm thì người bán, người mua xử lý hoá đơn đã lập. Sau khi xử lý, căn cứ hoá đơn đã xử lý để điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Trong khi đó, Nghị định 15 trước đây có hướng dẫn trường hợp này như sau:
  • Người bán, người mua lập biên bản hoặc lập văn bản thoả thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao hoá đơn đã điều chỉnh cho người mua. Đồng thời, căn cứ vào hoá đơn đã được điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
3. Về trình tự, thủ tục thực hiện thì Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện như sau:

– Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Đồng thời, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ.

– Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số …/2023/QH15”.

Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top