Doanh nghiệp rủi ro về thuế sẽ dùng hóa đơn điện tử có mã xác thực

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Theo dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử (HĐĐT) vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện lấy ý kiến, trường hợp doanh nghiệp (DN) có rủi ro về thuế sẽ không sử dụng HĐĐT thông thường, mà chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế. Một số trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số người bán

HĐ điện tử.jpg

Theo dự thảo thông tư, khi tạo HĐĐT, DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo logo, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo. Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.

Để đảm bảo đơn giản hóa các nội dung trên HĐĐT, trong một số trường hợp, hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc. Cụ thể, đối với một số ngành nghề đặc thù có cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu thì HĐĐT không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung quy định (tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; tên, địa chỉ của người mua).

Riêng đối với HĐĐT bán xăng dầu, HĐĐT siêu thị, HĐĐT vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện vận tải thì không nhất thiết có tên, địa chỉ người mua là người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với HĐĐT trông giữ phương tiện vận tải, ghi cụ thể biển số phương tiện vận tải, thời gian trông; tên hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT trong trường hợp là hóa đơn GTGT.

Về chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, dự thảo thông tư hướng dẫn như sau: Trường hợp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì trên HĐĐT không có các chỉ tiêu bắt buộc như địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế GTGT, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.

Đối với tem, vé, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua. Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

DN có rủi ro phải chuyển sang HĐĐT có mã xác thực

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn, DN kinh doanh ở các lĩnh vực như: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các DN, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu HĐĐT, lưu trữ dữ liệu HĐĐT theo quy định, đảm bảo việc truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Đồng thời, dự thảo thông tư cũng quy định 2 trường hợp rủi ro cao về thuế phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Cụ thể: Trường hợp thứ nhất là DN đang sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để trốn thuế, gian lận thuế và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế; DN được cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Công an và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật) thông báo cho cơ quan thuế nơi DN đóng trụ sở về việc có hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Thời điểm không được sử dụng HĐĐT không mã của DN được tính từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành. Khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế ghi rõ tại quyết định xử phạt thời điểm DN không được sử dụng hóa đơn không mã mà phải chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế.

Trường hợp thứ 2 là DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc các trường hợp rủi ro theo tiêu chí đánh giá rủi ro của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.


Theo Nhật Minh
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top