Đo lường sức khỏe tài chính doanh nghiệp

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Đo lường sức khỏe tài chính là gì?
Một nhà kinh doanh khi đo lường sức mạnh của một doanh nghiệp có thể nói về hiệu suất của các sản phẩm phần mềm doanh nghiệp, về sự hài lòng của khách hàng hoặc sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết mọi người thuộc khối ngành kinh tế, ngay cả những người không làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán đã từng nghe nói về các phép đo lường sức mạnh tài chính như dòng tiền ròng, lợi nhuận trên vốn đầu từ hoặc thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Mỗi phép đo lường tài chính cung cấp những đặc điểm riêng biệt về tình hình tài chính của doanh nghiệp như về dòng tiền doanh nghiệp hoặc về báo cáo tài chính. Kết hợp nhiều phương pháp đo lường tài chính khác nhau sẽ tiết lộ nhiều đặc điểm khác nhau về tình hình tài chính doanh nghiệp hơn là việc chỉ xem các riêng lẽ từng phép đo.
Hầu hết các phép đo lường tài chính được sử dụng trong doanh nghiệp thuộc một trong 2 dòng phép đo sau:

  1. Các phép đo về dòng tiền như giá trị ròng hiện tại (NPV), lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và dòng tiền mang về cho doanh nghiệp
  2. Các phép đo từ Báo cáo tài chính như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho hay lợi nhuận trên mỗi cổ phần nhằm đánh giá tình hình tài chính của và hoạt động của doanh nghiệp
suc khoe tai chinh.jpg
Chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn:

1. Các phép đo về dòng tiền:
Các phép đo về dòng tiền đo lường giá trị các dòng tiền theo nhiều cách khác nhau. Các dòng tiền có thể xuất hiện đơn lẻ (Ví dụ: tiền thanh toán hàng bán từ tương lai) hoặc một chuỗi các dòng tiền theo thời gian từ một khoản đầu tư hay hành động như hình vẽ 1:

net_cash_flow.png
Hình 1: Nhiều phép đo dòng tiền có thể được đo lường dòng tiền ở hình vẽ này như NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn (Payback Period) và IRR. Tuy nhiên, phép đo ROI lại không yêu cầu các dòng tiền vào và dòng tiền ra mỗi kì. Biểu đồ minh hoạ các dòng tiền ở trên hình là một ví dụ điển hình cho các dự án đầu tư (còn gọi là “Đường cong đầu tư”) khi mà dòng tiền ròng âm trong giai đoạn đầu và dương ở giai đoạn sao.

Khi sử dụng các phép đo dòng tiền, bạn cần đặt câu hỏi:

  • Công ty kì vọng các dòng tiền trong tương lai tại thời điểm hiện tại. Vậy giá trị hiện tại của các khoản tiền từ tương lai là bao nhiêu? Phép đo giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai (Net Present Value – NPV) là một trong những câu trả lời.
  • Một nhà đầu tư mua trái phiếu, một dòng tiền ra nhằm mua trái phiếu từ tài khoản nhà đầu tư. Tại thời điểm đáo hạn vào nhiều năm sau, các trái phiếu sẽ mang lại dòng tiền. Làm thế nào để một nhà đầu tư có thể so sánh khoản đầu tư của mình với những nhà đầu tư khác? Lợi tức đến ngày đáo hạn (yield to maturity) và chỉ số ROI sẽ là cơ sở để so sánh mức độ đầu tư hiệu quả.
  • Một nhà phân tích kinh doanh dự án sẽ xem xét các dòng tiền ra và vào của dự án, tóm tắt các dòng tiền (như hình minh hoạ ở trên). Tính toán các chỉ số NPV, IRR (Internal Rate of Return – Tỉ suất sinh lời nội bộ) sẽ giúp xem xét giá trị dòng tiền nhằm so sánh, lựa chọn giữa các dự án.
Các phép đo dòng tiền thường được sử dụng nhằm:
  • So sánh, lựa chọn các dự án hoặc các khoản đầu tư.
  • Dự đoán tác động tới doanh nghiệp từ các kế hoạch ngân sách, đầu tư…
  • Cân nhắc ảnh hưởng về tài chính của các quyết định liên quan đến quản lý và kế hoạch ngân sách
Một số các chỉ tiêu về phép đo dòng tiền:
Dòng tiền ròng (Net Cash Flow)
Dòng tiền ròng sau từ các dòng tiền đi ra hoặc đi vào, chỉ tiêu này thường gắn liền với thời kì (ví dụ dòng tiền ròng trong 1 quý, 1 năm)

Dòng tiền tích lũy (Cumulative Cash Flow)
Dòng tiền tích lũy sau một chuỗi các dòng tiền vào cuối mỗi kì

Giá trị tương lai / Lãi kép (Future Value/Compound Interest)
Giá trị ở một thời điểm trong tương lai của một khoản tiền được nhận hoặc chi trả trong tương lai. Ví dụ, tiền gửi tại các ngân hàng hôm nay và hưởng lãi suất cho đến một thời gian trong tương lai sẽ có một giá trị tương lai (tiền gốc ban đầu cộng với tiền lãi) lớn hơn so với tiền gửi ban đầu.

Giá trị hiện tại (chiết khấu dòng tiền – Discounted Cash Flow, Giá trị hiện tại thuần – Net Present Value)
Giá trị hiện tại của một khoản hoặc của một dòng tiền sẽ xuất hiện trong tương lai; giá trị ngày hôm nay (giá trị hiện tại) được chiết khấu từ các dòng tiền trong tương lai.

Thời gian hoàn vốn (Payback Period)
Lượng thời gian cần thiết cho một khoản đầu tư hoàn vốn (thời gian cần thiết để dòng tiền vào tích lũy bằng với dòng tiền ra tích lũy).

Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI – Return on Investment)
ROI trong phân tích dòng tiền thường có nghĩa là một tỷ lệ hoặc phần trăm, so sánh lợi ích gia tăng của một đầu tư khoản đầu tư trên một khoản chi phí đầu tư.

Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)
Các mức lãi suất cho giá trị hiện tại ròng bằng 0 cho một dòng tiền trong tương lai. Trong đầu tư trái phiếu, IRR cho một trái phiếu được gọi là lợi suất vào ngày đáo hạn.

Điểm hòa vốn (Break-even Point)
Thường được biểu diễn bằng số lượng các đơn vị của sản phẩm được bán tại một mức giá nhất định sao cho mức lợi nhuận bằng 0.

Tổng chi phí sở hữu (TCO – Total Cost of Ownership)
Thường áp dụng cho tài sản đắt tiền hoặc mua lại khác, TCO là ước tính tổng chi phí vòng đời từ lúc mua, cài đặt / triển khai / bắt đầu, điều hành, bảo trì và xử lý ở cuối vòng đời tài sản.

Tốc độ tăng trưởng trung bình tích lũy (CAGR – Cumulative Average Growth Rate)
Thường được áp dụng để tìm tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong một số năm, một tỷ lệ phần trăm hàng năm. CAGR thường được sử dụng cho những chỉ tiêu đã tăng trưởng rất mạnh, chẳng hạn như doanh thu bán hàng tăng theo lãi kép.

2. Các phép đo lường từ báo cáo tài chính
Các phép đo lường từ báo cáo tài chính cho biết tình hình sức khỏe tài chính của công ty hoặc hiệu quả hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Những phép đo lường sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính được thể hiện trong hình 2:
do_luong_tai_chinh.png

Hình 2: Các phép đo lường tài chính được tính toán chủ yếu từ số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thay đổi tình hình tài chính và Báo cáo lợi nhuận giữ lại.

Các phép đo lường báo cáo tài chính thường được sử dụng bởi:

  • Các nhà đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu vào công ty.
  • Nhà quản trị của công ty để xác định các điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu tài chính của donh nghiệp
  • Chủ sở hữu và hội đồng quản trị nhằm đánh giá nhà quản trị công ty
Các phép đo lường báo cáo tài chính được phân thành 6 loại, theo các loại câu hỏi:
Phép đo thanh khoản sẽ trả lời câu hỏi công ty có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn? Dưới đây là một số phép đo:

  • Vốn lưu động (working Capital)
  • Chỉ số thanh toán ngắn hạn (Current Ratio)
  • Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
  • Vòng quay khoản phải trả (Account Payable Turnover)
  • Chu kỳ ngân quỹ (Cash Conversion Cycle)
Các phép đo lường hiệu quả hoạt động trả lời câu hỏi: Công ty có sử dụng nguồn lực hiệu quả? Dưới đây là một số phép đo:
  • Doanh số bán hàng trên nhân viên
  • Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turns)
  • Thời gian thanh lý hàng tồn kho
  • Vòng quay khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)
  • Thời gian thu hồi khoản phải trả (Days payable outstanding)
  • Kì chuyển đổi các khoản phải thu (Days Sales Outstanding, DSO)
  • Vòng quay tài sản (Total Asset Turnover)
  • Vòng quay tài sản cố định
Các phép đo đòn bẩy nhằm trả lời câu hỏi: Nguồn vốn của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn chính nào (vốn chủ sở hữu hay nợ)? Dưới đây là một số phép đo:
  • Tỷ số tổng nợ trên tài sản
  • Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
  • Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
  • Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Các phép đo lợi nhuận trả lời câu hỏi: công ty có lợi nhuận không? Có phải công ty sử dụng hiệu quả tài sản? Dưới đây là một số phép đo:
  • Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin)
  • Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
  • Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on Total Assets)
  • Tỷ số lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE – Return on Capital Employed)
  • Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)
  • Lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS – Earning per Share)
Các phép đo giá trị nhằm trả lời câu hỏi: Tiềm năng trong tương lai của công ty là gì? Giá trị mà công ty có thể tạo ra trong tương lai là bao nhiêu? Dưới đây là một số phép đo:
  • Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E – Price to Earning)
  • Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (Book valued per Share)
  • Tỷ số giá thị trường trên giá trị số dách mỗi cổ phiếu (Market to Book ratio)
Phép đo tăng trưởng trả lời câu hỏi: Những năm qua công ty tăng trưởng như thế nào so với các công ty cùng ngành khác? Với mức trung bình ngành? Ví dụ của một phép đo tăng trưởng là CAGR.

Nguồn: fgate.com.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top