Đánh giá SP dở dang theo CPNVL trực tiếp

khanhquan

Member
Hội viên mới
:chuyengivay:Chào cả nhà, có vấn đề này cần tham khảo ý kiến của mọi người:
Giả sử doanh nghiệp có các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như: CP nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí sản xuất chung tập hợp được bao gồm cả chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.
Trong kỳ sản xuất có sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở, có giá trị sản phẩm dở dang dầu kỳ và cuối kỳ
Doanh nghiệp tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 90% công suất bình thường.

Vậy nhờ cả nhà giúp cho về cách tính giá thành của sản phẩm này với

Cảm ơn mọi người
 
Ðề: Đánh giá SP dở dang theo CPNVL trực tiếp

vấn đề công ty bạn có Sx theo Lệnh Sản xuất hay Đơn đặt hàng ko vậy?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu có thì vần đề theo dõi số liệu sẽ dễ dàng hơn, Cty bạn có số liệu dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì tính giá thành sẽ chính xác nhưng vấn đề chi phí dở dang này gồm những gì?
1.Bán thành phẩm dở dang: bao gồm NVL, nhân công, chi phí dùng chung.
2.Dỡ dang ở dạng nguyên vật liệu
??? Và bạn tính giá trị bán thành phẩm dở dang và thành phẩm bằng cách theo% định mức hoàn thành nhập kho, riêng Nhân công, chi phí dùng chung bạn có thể phân bổ theo giờ máy chạy thực tế.(Để làm được điều này, Cty phải có định mức Sx cho SP)

Dở dang đầu kỳ+phát sinh trong kỳ= thành phẩm+dở dang cuối kỳ

Tốt nhất nếu cuối kỳ bạn kiểm kê nhanh được ở phân xưởng nguyên vật liệu tồn (đã xuất kho đang nằm ở TK 621 chưa kết chuyển qua TK 154) bạn cho nhập kho lại Nợ TK 152/Có TK 621. Đầu tháng bạn xuất trả lại cho SX như thế nhẹ hơn để trên TK 154 (nếu công ty bạn Sx nhiều thì lại không thể biết được NVL tồn của LSX nào, đây là vấn đề nhiều Cty SX bị vấp phải khi tính giá thành mà cùng lúc quá nhiều LSX diễn ra cùng lúc)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đánh giá SP dở dang theo CPNVL trực tiếp

:chuyengivay:Chào cả nhà, có vấn đề này cần tham khảo ý kiến của mọi người:
Giả sử doanh nghiệp có các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như: CP nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí sản xuất chung tập hợp được bao gồm cả chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.
Trong kỳ sản xuất có sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở, có giá trị sản phẩm dở dang dầu kỳ và cuối kỳ
Doanh nghiệp tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 90% công suất bình thường.

Vậy nhờ cả nhà giúp cho về cách tính giá thành của sản phẩm này với

Cảm ơn mọi người

Cách tính giá thành Sp chính là cách chọn phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ. Khi em chọn các đánh giá SPDD CK theo PP NVL trực tiếp thì giá trị SPDD đầy kỳ của em chính là giá trị của NVL trược tiếp của SPDD đầu kỳ
Cách tính Z sp theo PP này:
Giá trị SPDD cuối kỳ = Số lượng BTP cuối kỳ * đơn giá NVL trực tiếp
Trong đó đơn giá NVL trực tiếp = ( giá trị SPDD đầu kỳ + giá trị NVLTT sử dụng trong kỳ) / ( số lượng BTP cuối kỳ + số lượng TP thu được cuối kỳ)

Theo PP này thì số lương BTP được coi như là TP để lấy số lượng tính giá và số lượng BTP đầu kỳ coi như được kết chuyển hết vào SX để thu được BTP và TP cuối kỳ.
( theo PP này thì các chi phí khác sẽ được tính cho TP sản xuất trong kỳ)

Khi tính được giá trị SPDD cuối kỳ thì coi như đã tính được Z sản phẩm

Thân
 
Ðề: Đánh giá SP dở dang theo CPNVL trực tiếp

:chuyengivay:Chào cả nhà, có vấn đề này cần tham khảo ý kiến của mọi người:
Giả sử doanh nghiệp có các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như: CP nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí sản xuất chung tập hợp được bao gồm cả chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.
Trong kỳ sản xuất có sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở, có giá trị sản phẩm dở dang dầu kỳ và cuối kỳ
Doanh nghiệp tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 90% công suất bình thường.
Vậy nhờ cả nhà giúp cho về cách tính giá thành của sản phẩm này với

Cảm ơn mọi người

Nếu sản xuất dưới mức bình thường thì bạn phải phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo tỉ lệ 90/100, phần chênh lệch đưa vào giá vốn hàng bán.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top