Đánh giá hoạt động thuê mua tài chính tại Việt Nam

daolienkt

New Member
Hội viên mới
Mình đang làm bài tập lớn với chủ đề: đánh giá hoạt động thuê mua tài chính tại VN nhưng tìm tại liệu thì chỉ toàn là lý thuyết không có số liệu thực tế. Bạn nào có tài liệu hay hiểu biết về lĩnh vực này thì giúp mình với nhé! Thanks rất nhiều!
 
Ðề: Đánh giá hoạt động thuê mua tài chính tại Việt Nam

Mình đang làm bài tập lớn với chủ đề: đánh giá hoạt động thuê mua tài chính tại VN nhưng tìm tại liệu thì chỉ toàn là lý thuyết không có số liệu thực tế. Bạn nào có tài liệu hay hiểu biết về lĩnh vực này thì giúp mình với nhé! Thanks rất nhiều!
Cho thuê tài chính: Loại hình dịch vụ cần được khuyến khích phát triển
Cho thuê tài chính (CTTC) được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vốn vào tài sản sản xuất. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp ... CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển.


Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC của chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể. CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá nhanh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm.


Có một điều rất đáng khuyến khích là trong hoạt động kinh doanh của mình các công ty CTTC thường không có sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác nhau, đối tượng CTTC chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh; các DN đi thuê còn được hưởng lợi ích từ các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến; được hưởng các dịch vụ tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ.


Theo đánh giá chung hoạt động CTTC trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, chất lượng hoạt động CTTC tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước...


Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề sau:


Thứ nhất là việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất cập. Theo đó pháp luật Việt Nam quy định số vốn đầu tư cho các DN đi vay không được vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trên thực tế những quy định này đang gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC. Bởi vì với quy định như trên phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các DN có quy mô vừa và nhỏ. Việc huy động được nguồn vốn cũng như khả năng tích luỹ của các công ty CTTC là rất khó khăn trong khi đó việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn gần như không thực hiện được vì phải có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).


Thứ hai, hoạt động CTTC của chúng ta hiện nay còn phát triển khá manh mún chưa có định hướng chiến lược phát triển trong tương lai, trong đó vấn đề nhu cầu thị trường chưa được tập trung nghiên cứu làm ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn. Không những thế hoạt động thuê mua ở Việt Nam cho đến nay còn khá đơn điệu, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và phần lớn các công ty CTTC đều chưa thành lập được hệ thống các chi nhánh. Điều đó cũng giải thích tại sao tuy ra đời từ khoảng năm 1997 nhưng đến nay cả nước mới chỉ có 9 công ty CTTC.


Thứ ba, phải kể đến hạn chế rất phổ biến hiện nay đó là các công ty CTTC chưa thiết lập được một mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị...Và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu những chuyên gia giỏi nắm vững những khoa học công nghệ mới tiên tiến, điều này sẽ làm công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trường.


Thứ tư, việc phân biệt giữa giao dịch CTTC và các giao dịch cho thuê thông thường khác (cho thuê vận hành) chưa thật sự rõ ràng. Hoạt động CTTC là hình thức tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng CTTC, còn hợp đồng cho thuê vận hành là hình thức tín dụng ngắn hạn thông qua hợp đồng cho thuê tài sản. Nếu hợp đồng cho thuê tài sản nào không đáp ứng được yêu cầu của CTTC thì được xem là hợp đồng cho thuê vận hành. (Theo quy định của quốc tế và Mục 6- "Thuê tài sản" của Chuẩn mực kế toán Việt Nam). Với quy định như vậy hợp đồng cho thuê vận hành của các công ty CTTC chịu sự quản lý của NHNN còn có rất nhiều các DN khác cho thuê vận hành tài sản có giá trị rất lớn nhưng lại không chịu sự quản lý như trên.


Thứ năm, vấn đề quyền được thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng cũng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi. Trên thực tế quyền này gần như không thể thực hiện được vì bên thuê thường không chịu giao tài sản, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật. Việc bán tài sản cho bên thứ ba lại phải được sự đồng ý của Bộ Thương mại và như vậy nảy sinh vấn đề truy thu thuế nhập khẩu? Liệu có nghịch lý không khi mà chủ sở hữu lại không có quyền định đoạt đối với tài sản của mình?


Một vấn đề nữa thường được nhắc đến hiện nay chính là vấn đề quáng cáo, tuyên truyền cho các công ty CTTC. Có thể nói mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 1997 đến nay nhưng nhìn chung các công ty CTTC còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam hiện nay rất nhiều DN cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị...nhưng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp đỡ thì các DN này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để được vay vốn khó hơn rất nhiều. Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các DN ở Việt Nam nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam.


Đặc biệt pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định đối tượng CTTC là các máy móc...và các động sản khác chứ chưa quy định đối tượng cho thuê là các bất động sản. Điều này trái với thông lệ quốc tế và nhu cầu của thị trường, vì thế chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu và điều chỉnh những quy định này.


Để khắc phục những tồn tại trên bên cạnh việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng cáo thì quan trọng hơn chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý để các công ty CTTC có thể tham gia thị trường liên ngân hàng, tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, và sớm có những hoạt động thiết thực nhằm tiến tới thành lập Hiệp hội CTTC tại Việt Nam.

Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê. (Điều 1- Nghị định 16)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top