Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Thực tế đã có không ít người lao động lựa chọn quay trở lại công ty cũ làm việc sau thời gian “nhảy việc”. Lúc này, họ có bắt buộc phải thử việc một lần nữa?

ld.jpg
1. Làm ở công ty cũ, có phải thử việc lại?

Thông thường, khi một người quay trở lại “đầu quân” cho công ty cũ thì sẽ không có sự khác biệt giữa người mới và người cũ. Điều này có nghĩa, người lao động đã từng làm việc tại công ty vẫn phải trải qua quá trình tuyển dụng như những ứng viên khác.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra thì người lao động sẽ được tiếp nhận và giao kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động trước đó sẽ không có giá trị trong lần làm việc này.

Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Và trong thực tế, rất hiếm trường hợp doanh nghiệp tin tưởng một cách tuyệt đối vào người lao động khi tuyển dụng lại, dù làm công việc đã làm trước đó, mà không trải qua quá trình thử việc.

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà người lao động sẽ phải thử việc:

- Không quá 60 ngày nếu công việc cần trình độ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày nếu công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc nếu là công việc khác.

Với những người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Như vậy, khi quay lại công ty cũ làm việc, người lao động có phải thử việc lại hay không sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp.

2. Dù có thử việc, quyền lợi người lao động vẫn bảo đảm

Trong trường hợp có thỏa thuận về việc làm thử, doanh nghiệp và người lao động có thể giao kết hợp đồng thử việc. Trong đó, đáng quan tâm là những nội dung về chế độ quyền lợi của người lao động như thời gian thử việc; mức lương, thời hạn trả lương; trang bị bảo hộ lao động…

Căn cứ vào sự thỏa thuận, hợp đồng thử việc sẽ ghi chính xác mức lương của người lao động trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, mức lương này ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012.

Đồng thời, khi kết thúc thời gian thử việc và việc làm thử đạt yêu cầu thì người lao động được giao kết hợp đồng lao động ngay.

Ngoài ra, trong thời gian thử việc, nếu không đạt được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như không còn phù hợp với môi trường làm việc này nữa thì người lao động có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Nếu là một nhân viên xuất sắc (theo đánh giá trước đây) và may mắn khi doanh nghiệp không yêu cầu thử việc lại thì người lao động được ký hợp đồng lao động chính thức ngay từ khi tuyển dụng và được hưởng toàn bộ chế độ, quyền lợi sớm hơn so với những lao động khác cùng đợt tuyển dụng.

Tài liệu tham khảo:
- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top