Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Mình thấy các bác ai củng nói đúng hết
Ở đây bạn làm củng đúng và thuế củng đúng vìvậy theo mình nên có công văn giải trích và đưa ra những chứng từ chứng minh là cty bạn mua xe này về để hoạt đông kinh doanh. và nguyên nhân mà bán chiếc xe đó đi. Bạn phải đưa ra chứng cứthuey61t phục dc các bác thuế thui. Chúc bạn thành công
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

mình cũng thấy như các bạn, chiếc xe đó của công ty bạn đủ các điều kiện là 1 TSCD mà. thời gian > 1năm ở đây chỉ là dự kiến TS sd thôi,chứ có phải là thời gian đã sd đâu.như cơ quan thuế nói thì chẳng lẽ cứ phải đợi sd 1 ts nào đó hơn 1 năm mới đc trích khấu hao a? mà thời điểm trích KH ts là từ lúc đưa vào hoạt động mà
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Mình nghĩ bạn không sai nhưng theo mình thì mình sẽ điều chỉnh giảm chi phí khấu hao đó chuyển trả về giá trị còn lại của TSCĐ như vậy là được lòng cả đôi bên vì mình không chắc sẽ dành phần thắng về mình trong việc tranh cãi với Nhân viên thuế. Bạn chịu thiệt thòi về chuyên môn 1 tí thôi , không mất gì trongviệc nnộp thuế hiều hay ít .
Chúc bạn thàn công.
Kết quả thế nào bạn có thể nhắn cho mình biết để khi nào gặp mình áp dụng: pdbaokhuyen@yahoo.com.vn
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

chị àh các a chị trên giải quyết đúng đó
1/khi mua sẽ phải họp hội đồng đúng koo c? thế thì có mục đích rõ ràng rùi còn gì
2/ hợp đồng mua bán TSCD
3/ BIÊN BẢN HỌP HỘI đồng thanh lý ts
và c đưa cho cơ quan thuế họ giải quyết
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

mình thấy bạn làm vậy là dúng rồi chí ít bạn cũng được tính khấu hao trong thời gian mua ô tô cho đến lúc bán chứ ở đây là bán di thôi chứ có phải là bán thương mại đâu . nếu CCT làm vậy thì thiệt cho phía Cty bạn , bạn phải giải trình việc mua và bán xe cho CCT
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Theo mình thì bạn hơi vội vàng rùi, Trước khi trích khấu hao thì bạn phải xét tất cả các điệu kiện xem ôtô đó có được ghi nhận là TSCĐ ko chứ. Ở đây thì thời gian công ty bạn sử dụng ts đó ko được 1năm TC (khoảng 5 tháng) nên ts này ko được ghi nhận là TSCĐ đâu nha.

Bạn phải hiểu rằng, khi mua oto về họ xác định là KD vận tải chứ ko phải để bán, lúc đó đâu có biết rằng se dùng dưới 1 năm là bán đâu. Cho nên tôi nghĩ thuế làm thế là ko đúng, trong quá trình sử dụng nếu TS đó ko mang lại kết quả như mong muốn thì ta có quyền thành lập hội đồng đánh giá lại TS để bán, ko nhất thiết cứ kẽo kẹt cho đủ 1 năm rồi bán đâu nhé. Thuế làm thế là hoàn toàn sai.:chetvoita:
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

.
Khi mua xe trù tính chạy trên 01 năm, giờ chạy chưa tới 01 năm mà nhượng bán tất nó không phải là TSCĐ.Phải điều chỉnh khấu hao thôi em.

Nó ko phải là TS vậy thì điều chỉnh nó là cái gi hả Vansi oi, thuế ko phải lúc nào cũng đúng đâu nha, đầy người làm bên thuế mà chẳng hiểu gì hết đâu nhé. Đã là TS thì nó là TS chứ ko thể là CÔng cụ được.:chetvoita:
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

này các bác ơi,chúng ta bàn luận cách giải quyết sao cứ suy nghĩ vẩn vơ thế,ai làm đúng ko quan trọng bằng cách suy nghĩ đúng.Thuế cũng ko bao giờ hoàn toàn đúng và kế toán nhà ta cũng vậy.Bây giờ chúng ta đang tranh luận vấn đề này thế nào cơ mà,sao cứ tranh luận ai đúng ai sai thế các bác.vấn đề cơ bản ở đây là xác định xem tài sản đó có được coi là tài sản cố định ko và có được tính phần khấu hao đó vào chi phí hợp lý hay ko mà.Theo em là ko
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

chị ak em cung có ý kiến giống như chị Nga_vinana đó khi mua nhất định la phải có dự trù chứ chị và tài sản cố địn cũng có 4 điều kiện đó chị nên xem lại, về vấn đề của chị nếu thuế xuống kiểm tra và trả lời chị với lí do là chưa dủ 1 năm nên không được công nhận là tài sản cố định là đúng vì công ty chị thanh lí lúc xe chưa đủ 1 năm mà va đó cũng là 1 tr0ng 4 điều kiện của tscdd đó chị ak. chúc chị thành công và nên có quyết định tốt hơn trong vấn đề tscd nhé!:xinchao:
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

.
Khi mua xe trù tính chạy trên 01 năm, giờ chạy chưa tới 01 năm mà nhượng bán tất nó không phải là TSCĐ.Phải điều chỉnh khấu hao thôi em.
Vấn đề là giữa TRÙ TÍNH và THỰC HIỆN mới là chính, không hiểu mọi người hiểu seo về thông tư 203 như sau:
TT số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/09 tại điều 2 mục 7 có ghi:
7. Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định.

Vậy [you] hiểu seo về chữ nghĩa trên....hay phải hiểu mập mờ để các cụ thuế tuỳ cơ ứng biến..HU...HU...
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

theo mình thì bạn sai luật rối,vì khi mua TS va hạch toán thì thời gian dự trù sd đã từ 1 năm trở lên bạn mới cho vào TS, còn dưới 1 năm thì ko được đâu
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

chuẩn mực kế toán cũng nói cái từ dự tính nên tôi nghĩ vẫn trích khấu hao bthuong, đâu có ai dự trù được trước là sẽ bán, mà cũng chưa thấy có cái nào nói là bán mà chưa đủ thời gian sử dụng 1 năm sẽ hạch toán lại phần trích khấu hao. chi phí đó vẫn là chi phí hợp lý bình thường
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Ô tô bạn mua chưa dùng dc 1 năm nên cơ quan thuế ko chấp nhận bạn trích khấu hao, đấy là quy định.
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Theo mình thì bạn phải trình bày rõ ràng với bên thuế. Khi bên bạn có nhu cầu mua TSCD về sử dụng thì phải có dự trù sẵn. Bạn nên có công văn gửi tới thuế, để có văn bản hướng dẫn rõ ràng.
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

theo mình thì bạn sai luật rối,vì khi mua TS va hạch toán thì thời gian dự trù sd đã từ 1 năm trở lên bạn mới cho vào TS, còn dưới 1 năm thì ko được đâu
bạn nói như thế là ko đúng. thì khi mua ôt, công ty bạn đó cũng vẫn dự trù là sẽ sd lau dài mà,có dự tính trước là sẽ bán trong vòng 1 năm đâu? đây là tình huống ko dự tính trước mà
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Cty mình tháng 5 năm 2009 có mua 01 xe ôtô tải trị giá 200tr VNĐ, và đưa vào hoạt động vận tải ngay. Mình đã ghi nhận là TSCĐ, và trích khấu hao. Nhưng đến tháng 9 năm 2009 lại nhượng bán. Nay tháng 4/2010, bên thuế xuống KT và họ loại với lý do: chiếc xe đó hoạt động chưa đến 01 năm lên không phải là TSCĐ, và họ loại phần mình đã trích KH.Vậy theo [you] thì seo đây ta? mình làm vậy có đúng không?:khocdudoi:
Dù sao cũng THANK [you] nha!:hongio:
mình cũng không biết rõ nữa vì mình còn học, giữa lý thuyết và thực tế khác nhau nhiều lắm, nhưng theo mình thì oto đó chưa sd 1 năm thì không đáp ứng điều kiện để ghi nhận là TSCD, mình chỉ có thể nói đến đây thôi
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

họ làm thế là đúng,tscd phải đảm bảo tiêu chuẩn thời gian sử dụng trên một năm và đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp ítnhaats là trên một năm.nếu không đảm bảo nguyên tắc này thì những công ty thương mại mua vào rồi bán ra sẽ lợi dụng sơ hở này để trích khấu hao làm tăng chi phí để giảm thuế tndn phải nộp.cho nên họ phải loại trừ phần khấu hao mà bạn đã trích
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Cty mình tháng 5 năm 2009 có mua 01 xe ôtô tải trị giá 200tr VNĐ, và đưa vào hoạt động vận tải ngay. Mình đã ghi nhận là TSCĐ, và trích khấu hao. Nhưng đến tháng 9 năm 2009 lại nhượng bán. Nay tháng 4/2010, bên thuế xuống KT và họ loại với lý do: chiếc xe đó hoạt động chưa đến 01 năm lên không phải là TSCĐ, và họ loại phần mình đã trích KH.Vậy theo [you] thì seo đây ta? mình làm vậy có đúng không?:khocdudoi:
Dù sao cũng THANK [you] nha!:hongio:

Về điều kiện: Chiếc xe đó đủ điều kiện là TSCĐ.
Về chi phí khấu hao không được chấp nhận : Nếu như bên thué nói vậy có văn bản không? Nếu nó lý do đó thì sai, Nhưng có thể chi phí không được chấp nhận bởi lý do khác: ví dụ : TSCD chưa đăng ký phương pháp khấu hao,...Ngoài ra, bạn cũng cần xem lại nguyên tắc quản lý TSCD hoặc các thủ tục thanh lý nhượng bán TSCD theo CM 03 nữa nhé
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Bên Thuế nói vậy là đúng rồi, bạn chưa sử dụng đủ 01 năm ( mà nguyên tắc TSCĐ điều đó là 01 trong 04 cái tiêu chí đánh giá TSCĐ), mà sao bên bạn lại bán ah, chắc chắn phải có lý do chứ, vậy bạn hãy làm bản giải trình sao cho hợp lý với cơ quan thuế bạn nhé. Chúc thành công
 
Ðề: Có được ghi nhận là tài sản cố định?

Tôi xin trích các văn bản quản lý sử dụng TSCĐ để cùng tham khảo nhé:
Theo thông tư 203/2009/TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, quy định tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định:
...
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại điểm 1 ở trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
...
Theo đó, tôi cho rằng tiêu chuẩn thứ hai: "Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên" là nói về tuỏi thọ sử dụng của tài sản chứ không phải thời gian sử dụng tài sản tại doanh nghiệp.
Cũng trong thông tư này, quy định nguyên tắc khấu hao tài sản cố định:
...
Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định quy định tại điểm 2.2 mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
8. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
...
Như vậy, khi ghi nhân tăng TSCĐ, bắt buộc bạn phải tính khấu hao theo một trong những phương pháp đã đăng ký (đầu năm) với cơ quan Thuế. Thới gian sd và trích khấu hao tại DN không bắt buộc mức tối thiểu.
Có thể tham khảo thêm từ thông tư 130/2008/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật Thuế Doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ có quy định:
...
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
...
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định.
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao. Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh. Trong thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thay đổi mức trích khấu hao nhưng vẫn nằm trong mức quy định thì doanh nghiệp được điều chỉnh lại mức trích khấu hao nhưng thời hạn cuối cùng của việc điều chỉnh là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trích khấu hao.
Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.
Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, du lịch.
g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau :
- Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định.
- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng , quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp .
- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.
...
Ta thấy rằng, khoản khấu hao bạn trích vào chi phí là hợp lý.
Tôi nghĩ rằng (nếu cần), DN nên phát hành văn bản gửi cơ quan Thuế trực tiếp quản lý, đề nghị giải thích rỏ ràng bằng văn bản chính thức trường hợp loại trừ khoản khấu hao TS của DN bạn; từ đ1o chúng ta mới có cơ sở để giải quyết.
Chúc sức khỏe đến tất cả.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top