Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

emviai

New Member
Hội viên mới
Nguyễn Nhật Ánh được xem là một hiện tượng văn học trong mảng sách cho thiếu nhi, những truyện của anh diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Những câu chuyện ấy rất gần gũi thân quen nhưng cũng pha chút lạ lẫm với các em. Đây chính là nguyên nhân Kính vạn hoa được các em yêu quý, biến nó thành một bộ sách kỷ lục về số bản in. Nguyễn Nhật Ánh còn là chuyên gia giải đáp về tâm lý cho tuổi mới lớn qua mục Vườn hồng xuất hiện hằng tuần trên báo Thanh Niên từ năm 1990, với bút danh Anh Bồ Câu. Đây là chuyên mục giải đáp tâm lý cho bạn trẻ có thời gian lâu nhất hiện nay: 15 năm (đến năm 2004), với khoảng 5.000 câu thắc mắc đã được trả lời và được tập hợp, xuất bản đến nay gồm 40 cuốn, kể từ tháng 4/1993.

images437539_nhatanh.jpg
 
Chương 1: Con Ruồi

Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu . Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình. Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi . Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!

Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa . Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi . Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng!

Thế là mọi chuyện bắt đầu .

Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không thì cứ gọi là thức trắng đêm.

Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi . Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.

Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:

- Sao vậy anh?

Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:

- Có người chết trôi kia kìa!

Vợ tôi cầm ly sữa lên:

- Chết rồi! Ở đâu vậy cà?

- Còn ở đâu ra nữa! - Tôi nhấm nhẳng - Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!

Vợ tôi nhăn mặt:

- Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!

- Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!

Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:

- Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.

Tôi vẫn chưa nguôi giận:

- Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi!

Vợ tôi trố mắt:

- Nó còn trong ly kia mà!

- Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi .

- Anh thấy sao anh còn uống?

- Ai mà thấy!

- Không thấy sao anh biết có hai con?

Tôi tặc lưỡi:

- Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.

Vợ tôi bán tính bán nghi . Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:

- Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...

Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy . Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:

- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy ?

Vợ tôi giật mình:

- Anh bảo sao ? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời ?

- Chứ không phải sao ?

- Không phải!

À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:

- Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?

- Thì có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!

- Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả ? Cô nói với người ốm như thế hả ? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà...

Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:

- Em đâu có nói vậy!

- Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay ? Cô trả lời xem!

Vợ tôi nhún vai:

- Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi ? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?

Tôi khoát tay:

- Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy ngàn bạc cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra ?

- Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi bóng đá bị mất xe đạp? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị lột mất đồng hồ?

Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy . Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau . Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt rađô đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v..., chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.

Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:

- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!

Vợ tôi lạnh lùng:

- Tùy anh!

Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa . Tôi nghiến răng:

- Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!

Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ.

Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.

Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài . Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!

Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa .

- Cô định làm gì đấy ?

- Đem đổ đi chứ làm gì!

- Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ!

Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại . Trong khi đó, tôi hì hục lấy muỗng vớt con ruồi ra .

Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.
 
Chương 2: Nhân Vật Nữ Của Tôi

Đăng được một truyện ngắn trên báo, điều đó không phải dễ. Bài viết của bạn trước hết phải được biên tập viên phụ trách văn nghệ thông qua . Sau đó còn phải tới tay trưởng ban biên tập. Sau khi vị này đồng ý, bạn phải còn chờ xem cái đầu của vị tổng biên tập gật hay là lắc. Đến khi tác phẩm của bạn đã in ra trên giấy trắng mực đen rồi, còn phải đợi xem người đọc có tiếp nhận không đã, khi đó thì nó sẽ đích thị là một tác phẩm văn học hoặc sẽ chỉ là một món hàng thủ công kém chất lương và không ai tiêu dùng. Đó là một chặng đường dài dằng dặc và cam go cho những ai muốn trở thành nhà văn.

Nhưng đối với tôi những thử thách trên đây không phải là không vượt qua được. Cái cửa ải khắc nghiệt nhất, cái vật cản đáng ngán nhất chắn ngang nẻo đường văn học của tôi, oái ăm thay, lại là vợ tôi . Tại sao à? Thì đây!

Tôi nghĩ ra một cốt truyện hấp dẫn, thế là tôi ngồi vào bàn viết. Tôi viết say sưa đến nỗi khi vợ tôi cầm lên đôi đũa thì tôi vẫn còn cầm trong tay cây viết. Tuy nhiên vợ tôi rất là tuyệt vời . Cô ta sẵn lòng ăn cơm một mình và trong khi ăn tuyệt đối giữ im lặng cho chồng làm việc. Tôi viết được ba trang. Ăn cơm xong, vợ tôi lại gần tôi để xem tôi viết những gì. Thấy có người chú ý, tôi càng ra bộ quan trọng, ngòi viết sột soạt một cách bay bướm và đầy trí tuệ. Vợ tôi đặt tay lên vai tôi:

- Thôi, anh nghỉ một chút đi, rồi ...

Đang nói, vợ tôi đột nhiên ngừng bặt. Tôi ngó lên và bắt gặp nét mặt cau có của cô ta . Lập tức tôi sờ lên cánh tay vợ tôi và hỏi giọng bối rối:

- Em sao vậy ?

Không để ý đến cử chỉ âu yếm của tôi, cô ta trợn mắt:

- Hạnh nào đây ?

Tôi ngơ ngác:

- Hạnh nào là Hạnh nào ? Em nói gì anh không hiểu!

- Thôi đừng làm bộ! - Giọng vợ tôi rít lên the thé - Cô Hạnh nào ở trong truyện anh đây nè! Phải cô Hạnh làm chung cơ quanh với anh không?

Tôi nhăn nhó:

- Em đừng nói oan cho anh. Đó là một cái tên ngẫu nhiên anh nghĩ ra, chẳng dính dáng gì đến ai cả.

- Làm sao mà chẳng dính dáng được! Anh dẹp ngay cái tên này cho tôi! Thiếu gì tên không đặt mà cứ phải là tên Hạnh!

Để được việc mình và để chìu vợ, tôi gạch ngay tên Hạnh và thế vào đó là Cúc.

- Cúc nào ? - Vợ tôi tiếp tục hoạnh họe - Con Cúc ở cạnh nhà phải không?

- Trời ơi là trời! - Tôi vò đầu - Thiếu gì người tên Cúc mà sao em cứ...

- Bỏ ngay! - Vợ tôi phán, không để tôi nói hết câu .

Thế là Cúc biến thành Lan.

- Không được! Con Lan thợ may chứ gì!

Ngay lập tức, tên Lan bị xóa đi . Nhân vật của tôi mang tên mới: Tuyết.

- Dẹp con Tuyết bán bún riêu này đi! Anh đừng hòng léng phéng!

Cuối cùng tôi phải thay Tuyết bằng Thúy, tức là tên vợ tôi .

- Thúy nào đây ?

Tôi cười chiến thắng:

- Thúy là em chứ còn ai vô đây!

Nhưng vợ tôi có vẻ thờ ơ với tên của mình. Cô ta bóp trán và đột ngột hét lên:

- A, anh đừng hòng đánh lừa tôi . Nhỏ Thúy ở hiệu sách quốc doanh phải không?

- Trời ơi, anh có biết tên cô ta hồi nào đâu ? Sao em...

Vợ tôi khoát tay:

- Không có sao em sao anh gì hết! Anh xóa ngay tên này cho tôi!

Tôi xóa ngay . Và bắt đầu nghĩ ngợi, cố tìm một cái tên không giống ai . Rốt cuộc tôi đã tìm ra:

- Nguyễn Thị Trầu, em bằng lòng chưa ?

Vợ tôi nhíu mày . Cô ta hơi gục gặc đầu khiến tôi thấp thỏm mừng thầm. Nhưng hình như cô ta không muốn cho tôi mừng:

- À, ý anh muốn nhắc tới con nhỏ xinh xinh ở cách nhà mình năm căn chớ gì?

Tôi gần như phát điên:

- Thiệt anh không biết nói sao nữa! Anh có đời nào biết con nhỏ mà em nói đâu! Cô ta tên Trầu hay tên Trẩu làm sao anh biết được!

Vợ tôi vẫn khăng khăng:

- Anh đừng có giả bộ ngây thơ! Cô ta không phải tên Trầu, nhưng cái dây trầu mà leo trước nhà cô ta ai mà không biết. Dẹp ngay, trầu với lại triếc! Thiệt tôi chưa thấy ai lăng nhăng như anh!

Để khỏi bị vợ đánh giá là lăng nhăng tôi sửa Trầu thành Trấu . Thực là vạn bất đắc dĩ, con gái gì mà trên Trấu, nghe chẳng êm tai chút nào .

Nhưng vợ tôi vẫn khó dễ tới cùng:

- À, bây giờ anh lại nhớ đến con nhỏ chà gạo ở đầu đường hả ?

Tôi phản đối:

- Chà gạo thì ra cám chứ đâu có ra trấu!

- Thì trấu với cám đâu khác gì nhau, anh đừng có qua mặt tôi!

Tôi đành phải bấm bụng cho nhân vật nữ đáng yêu của tôi mang tên Trậu . Nếu là Dậu thì còn hy vọng giống nhân vật của Ngô Tất Tố, còn Trậu thì trong lịch sử văn học nước nhà chưa có ai dám mang tên này . Nhưng mặc, thà Trậu còn hơn là không được ra đời .

Vợ tôi bằng lòng với cái tên này lắm. Cô ta cười tươi như hoa trong khi tôi buồn phiền không kể xiết. Khi tả dô Trậu, tôi cố gắng tả giống hệt vợ tôi để cô ta khỏi bắt bẻ tôi nữa . Nhưng vợ tôi đâu có chịu:

- Anh tả ai đây ? Mắt đen huyền là mắt đứa nào ?

- Mắt em chứ mắt ai!

- Mắt em đâu có đen, anh đừng giỡn mặt! Mắt em màu xám, còn mắt đen là mắt nhỏ Tuyết! Còn mặt trái xoan là mặt ai ?

- Thì em chớ ai!

- Bậy! Mặt em là mặt trái quít, mặt trái xoan là mặt nhỏ Hạnh. Còn đây nữa, mũi dọc dừa, môi trái tim, tóc mây ... những thứ này đâu phải của em, anh đừng có mà gán ghép bậy bạ. Dẹp ngay cái trò này đi! Anh định mượn văn chương để ám chỉ cô này cô nọ hả ?

Trước một người vợ như thế, tôi chỉ biết thở dài:

- Nhưng tả như thế nào, đặt tên gì em cũng không chịu thì anh biết làm sao bây giờ?

- Bộ anh viết truyện không có người nữ không được hả ? - Vợ tôi bắt đầu đi vào lý luận văn học.

- Truyện anh viết về may vá, sinh đẻ mà không có người nữ sao được. Chẳng lẽ để cho những ngường đàn ông đẻ à?

- Thì đừng có đẻ nữa! Ai kêu anh viết ba chuyện đó vô đây! Còn không thì anh dẹp cái chuyện văn chương thơ phú của anh lại . Tôi không muốn thấy bất cứ bóng dáng của một cô nào trong truyện của anh.

Cuối cùng, tôi đành phải buồn rầu xếp những trang văn chương thơ phú của tôi lại, bởi vì tôi không thể cho những nhân vật nam của tôi đẻ bậy bạ được. Còn nhân vật nữ thì vợ tôi cấm xuất hiện. Vợ tôi ghen với cả những người đàn bà đã có bầu, ghen với cả cái cây mọc trước nhà một cô gái nào đó trong khi tôi không hề biết cô gái đó là ai .

Bạn đọc thân mến! Nếu các bạn đã yêu tôi qua câu chuyện đau khổ này thì mong các bạn đừng lấy làm buồn phiền nếu tôi không trở thành nhà văn và trong trường hợp đó, truyện ngắn này được coi như là truyện ngắn cuối cùng của tôi, tôi xin gởi lời chào vĩnh biệt các bạn. Còn trong vạn nhất, nếu như các bạn còn gặp lại tôi trên trang báo này lần thứ hai thì điều đó có nghĩa là vợ tôi đã bỏ cái tính ghen bóng gió và trở thành một con người đáng yêu bậc nhất. Lúc ấy, các bạn hãy mừng cho tôi.
 
Chương 3: Những Người Vui Tính

Tôi phóng xe như bị ma đuổi, trực chỉ tới chợ An Đông. Kim đồng hồ trên tay tôi chỉ ngay con số 5 càng khiến lòng tôi như bị lửa đốt. Kiểu này coi bộ nguy to . Hồi sáng trước khi đi làm, vợ tôi dặn tôi đúng bốn giờ chiều ghé chợ đón cô ta về, vậy mà mải cà phê cà pháo với mấy đứa bạn tôi quên béng đi mất, đến khi sực nhớ ra thì đã trễ cả tiếng đồng hồ. Tôi dừng xe trước cổng chợ, ngóng mỏi con mắt nhưng chẳng thấy bóng vợ tôi đâu . Tôi đứng lớ ngớ một hồi, nửa muốn đạp xe về nửa muốn ráng đợi . Biết đâu chiều nay cô ta chẳng rề rà lâu hơn mọi bữa . Nghĩ vậy nên tôi cứ đi tới đi lui lóng ngóng trước cổng chợ, không dám bước đi đâu xa, sợ cô ta ra mà không tìm thấy tôi thì có nước chết! Tới khi đồng hồ chỉ sáu giờ thì tôi biết rằng có đợi nữa cũng vô ích, rằng vợ tôi đã về nhà rồi và rằng cô ta đã cuốc bộ. Tôi biết chắc điều đó bởi một là vợ tôi rất tằn tiện, hai là cô ta không bao giờ đi xích lô trên những chặng đường mà đôi chân con người có thể chinh phục được. Tôi phóng vội về nhà, gió thổi vù vù bên tai, tim đập thình thình trong ngực. Tôi vừa đạp xe vừa nguyền rủa mình thậm tệ: đồ hứa lèo, đồ thất tín, đồ vô dụng và hàng lô những lời tương tự khác, lòng hoang mang nghĩ đến những điều đang chờ đợi tôi ở nhà.
Vừa vô tới cửa, tôi gặp ngay thằng con tôi:

- Mẹ về chưa con?

- Mẹ về rồi!

- Mẹ đang làm gì thế? - Tôi tiếp tục thăm dò.

- Mẹ đang thái mỡ trong bếp.

Tôi bước rón rén xuống bếp, trên môi nở sẵn một nụ cười biết lỗi . Nhưng vô ích, vợ tôi ngồi thái mỡ không ngẩng mặt lên mặc dù tôi cố ý tạo ra những tiếng động lịch kịch để báo hiệu cho cô ta biết.

Không biết làm sao, cuối cùng tôi đành cười giả lả:

- Chiều nay công chuyện bù đầu, không cách gì rứt ra mà đi đón em được...

Im lặng. Vợ tôi hình nhưng không nghe câu nói của tôi .

- Đến khi anh tới chợ thì em về mất rồi ...

Vẫn im lặng.

Túng quá, tôi bèn ngồi xuống quàng tay qua vai vợ tôi, giọng năn nỉ:

- Thôi cho anh xin lỗi nghen!

Vợ tôi hất mạnh tôi ra . Vì bất ngờ, tôi loạng choạng thiếu điều chổng cẳng lên trời . Thú thật chưa bao giờ tôi thấy vợ tôi mạnh đến thế.

Tôi lồm cồm bò dậy, vừa thẹn vừa tức. Tôi dòm quanh quất, tính làm một việc gì đó cho hả giận. Dòm vô lu nước, thấy lu nước cạn rốc, thế là tôi đùng đùng xách hai chiếc thùng chạy thẳng ra phông-tên đầu đường. Sức tôi vốn yếu, bình thường thì tôi xách mỗi bên nửa thùng. Nhưng đang cơn bực, tôi vặn nước đầy cả hai thùng rồi ì à ì ạch xách về nhà, vừa đi vừa thở hổn hển. Tôi đổ nước vô lu ầm ầm, cố ý cho vợ tôi biết sự bực dọc của mình. Nhưng cô ta vẫn không thèm ngó, cứ cắm đầu cắm cổ thái mỡ, lại còn thẳng tay ném mỡ vô chảo bôm bốp y như ném vô mặt tôi không bằng. Tôi giận cành hông nhưng chẳng biết làm gì ngoài cách khua thùng thiếc ầm ĩ. Vợ tôi vẫn phớt lờ, mặt lạnh như tiền.

Xách tới đôi nước thứ ba thì tôi trượt chân té một cái "oách" giữa đường. Thằng con tôi đang đi theo hộ tống, thấy vậy bèn chạy vù về nhà. Trong khi đó thì tôi không thèm đứng dậy mà cứ nằm "ăn vạ" ngoài đường. Trong thoáng mắt, vợ tôi hớt hơ hớt hải chạy ra . Thấy vẻ mặt thất sắc không còn chút máu của cô ta, tôi nở từng khúc ruột và cố tình lim dim mắt ra cái điều sắp chết đến nơi .

Vợ tôi cúi xuống đỡ tôi dậy, miệng lắp bắp:

- Trời ơi, có sao không anh?

Tôi "ú ớ" nói không ra tiếng.

- Đã biểu xách lưng lưng thôi, ai mượn xách đầy chi cho té không biết!

Tôi không nói không rằng, cũng không thèm nhìn vợ, chỏi tay ngồi dậy một cách khổ sở.

- Để em dìu anh về.

Vợ tôi vừa nói vừa quàng tay qua người tôi . Tôi liền hất mạnh tay cô ta một cách thô bạo . May mà cô ta không ngã. Rồi trước cặp mắt van lơn của vợ tôi, tôi cúi xuống xách hai thùng nước đi cà nhắc về nhà, mặt mày băng giá.

Khi xách thùng quay ra, tôi gặp vợ tôi đi vào . Nhìn cô ta chạy xuống bếp với dáng đi thiểu não, tôi hơi xúc động nhưng nhất quyết không chịu nhượng bộ. Tôi nhủ thầm: Hơi đâu, cứ chịu thua hoài, cô ta được thể làm tới!

Tôi chưa vặn vòi nước máy thì thằng con tôi ở đâu chạy ào tới, miệng la bài hãi:

- Ba ơi ba, mẹ đứt tay chảy máu tùm lum ở nhà kìa!

Tôi cuống lên, vội chụp lấy đôi thùng rỗng, ba chân bốn cẳng vọt về nhà.

Tôi phóng vô bếp như một cơn lốc. Vợ tôi đang ngồi cúi mặt trên tấm thớt, tay này nắm chặt tay kia có vẻ đau đớn lắm.

Thấy vậy, tôi càng quýnh quáng:

- Trời ơi, có hề gì không em? Đứt chỗ nào đưa cho anh coi!

Tôi vừa cầm lấy tay vợ tôi thì cô ta la lên:

- Trời ơi đau! Đừng đụng vô người em!

Nhưng không đụng vô người cô ta làm sao được! Thế là mặc cho vợ tôi kêu la, tôi vẫn cúi xuống bế thốc cô ta vô giường nằm. Xong, tôi lục lọi ngăn tủ lấy ra nào là bông băng, thuốc tím, thuốc đỏ. Tôi bê tất cả lại giường và cúi xuống trên những ngón tay của vợ tôi, hấp tấp hỏi:

- Đâu ? Đâu ? Chỗ nào đâu ? Chỉ anh băng cho!

Vợ tôi không trả lời vì bận rên rỉ nhưng ngón trỏ tay phải thì chỉ vào ngón trỏ tay trái . Tôi quan sát thật kỹ, thấy trên ngón tay có một vết sướt lờ mờ không biết là sâu hay nông nhưng nhìn vẻ mặt nhăn nhó của vợ tôi thì chắc là sâu lắm, không khéo thì đứt rời ngón tay ra nữa không chừng. Sau khi rửa bằng thuốc tím, tôi bôi thuốc đỏ lên ngón tay vợ tôi rồi buộc chặt lại sau khi lót một lớp bông dày . Xong, tôi lấy gối kê dưới cánh tay vợ tôi và dặn:

- Thôi, em nằm nghỉ đi, để anh thái mỡ cho!

Vợ tôi mặc dù đau đớn vô cùng nhưng vẫn cố lên tiếng ngăn cản:

- Thôi, anh cũng nằm nghỉ đi! Khi nãy em thấy vai anh bầm tím, chắc đau ghê gớm lắm!

Tự dưng tôi rơm rớm nước mắt:

- Ừ, hình như xương vai anh bị nát rồi thì phải! Đau dễ sợ!

Và tôi nằm vật xuống đi-văng, cảm thấy mình bị hoạn nạn không kém gì vợ.

Trong lúc vợ chồng tôi đang chìm vào cơn đau thập tử nhất sinh như thế thì cả hai bỗng nghe tiếng lạch cạch dưới bếp, không biết là tiếng gì.

Tôi quát to:

- Cái gì lịch kịch dưới bếp đó bây ?

- Con đang thái mỡ! Hai chiến sĩ bị thương rồi thì chiến sĩ thứ ba phải tiếp tục công viếc chớ! - Tiếng con tôi vọng lên.

Trời, té ra ông chiến sĩ Điện Biên nhà tôi .

Vợ tôi vội vùng ngay dậy:

- Thôi, thôi, không ai mượn! Con để đó cho mẹ!

Và vợ tôi ba chân bốn cẳng chạy vù xuống bếp, không có vẻ gì là một người sắp sửa đứt lìa ngón tay cả.

Tôi vội vàng chạy theo vợ tôi và níu áo cô ta:

- Em lên nằm nghỉ đi! Em đang đau mà! Làm sao làm việc được!

Vợ tôi mỉm cười:

- Không sao đâu! Bị trầy da có chút xíu, ăn nhằm gì!

Không ăn nhằm gì thì thôi! Tôi liền chộp lấy đôi thùng thiếc.

- Thôi, thôi, anh lên nằm nghỉ đi! Xương vai anh gần nát mà còn xách với xiếc! - Vợ tôi kêu lên.

- Nát đâu mà nát! Té sơ sơ nhằm nhò gì!

Tôi cười hì hì và xách đôi thùng bước ra khỏi nhà.
 
Chương 4: Cầu Chút Hai Người Hạnh Phúc

Đám cưới của tôi dự kiến sẽ có hai trăm người dự. Khi nghe tôi nói như vậy, cô vợ sắp cưới của tôi giật nẩy mình:
- Ối chao! Lấy tiền đâu mà...

Tôi vội trấn an:

- Em đừng lo! Ba nói là ba sẽ đài thọ tất cả. Chính ba đề nghị tổ chức có "tầm cỡ" như vậy . Ba bảo dù sao anh cũng là con trai lớn trong nhà!

Nhưng khi hai đứa tôi chuẩn bị viết thiệp mời thì ba tôi xuất hiện:

- Sao, hai con viết thiệp chưa ?

- Dạ, tụi con chuẩn bị viết đây .

- Vậy thì tụi con viết giùm ba luôn thể. Danh sách của ba đây!

Ba tôi lấy trong sổ ra một tờ giấy và đưa cho tôi . Tôi nhẩm đếm số khách khứa của ba tôi mà người cứ run lên. Một trăm mười tám người, đa số là những tên tuổi mà tôi không hề biết.

- Ai nhiều vậy ba ? - Tôi băn khoăn.

Ba tôi phẩy tay:

- À, toàn là chỗ quen biết cả! Bạn cũ lâu ngày với nhau .

Tuy ba tôi không nói ra nhưng qua thái độ của ông, tôi mang máng hiểu ra hầu hết số khách này là chỗ làm ăn với ba tôi và đám cưới của tôi là dịp để ông vui vầy với họ, cũng không loại trừ có những nguyên nhân thầm kín khác nữa . Bây giờ tôi mới hiểu tại sao ba tôi lại muốn đám cưới của tôi "vui" đến như vậy .

Rồi dường như để "vui" hơn, ba tôi khà một tiếng:

- Con ghi thêm tên anh Sáu Tấn, quản lý thị trường. Chút nữa là ba quên mất, mai mốt "kẹt" lắm.

Tôi chưa kịp ghi xong tên Sáu Tấn thì ba tôi lại khà lần thứ hai:

- Anh Ba Thích phòng thuế nữa! Có vậy mà ba cũng không nhớ!

Sau một cái nhíu mày, ba tôi lại khà. Lần này ông khà ra chú Bảy Tình ở trạm thua mua . Trước khi đứng dậy, ba tôi còn khà thêm khoảng tám lần nữa . Mỗi cái khà như một mũi tên bắn vào tim tôi .

Đẻ ra tôi, ngoài ba còn có má. Má tôi ngồi đúng vào cái ghế mà ba tôi vừa bỏ đi, tay chìa ra một tờ giấy đã chuẩn bị sẵn. Lần này, "hồ sơ thần chết" ngót nghét bốn mươi người . Số khách của má tôi không thuộc diện quan-hệ- kinhđoanh như ba tôi, nhưng thuộc diện quan-hệ-tình-cảm-tràn-lan, thân sơ đều mời ráo trọi .

Tôi nhẩm trong đầu, khách mời của ba má tôi cộng lại vị chi là 158, họ hàng hai bên ước khoảng 40, tổng cộng là 198. Như vậy đám cưới chỉ còn thừa đúng hai chỗ cho ... tôi và vợ tôi . Còn tất cả bạn bè của hai đứa đều phải bỏ hết, kể cả phù rể, phù dâu .

Nhưng cũng như ba tôi, má tôi cảm thấy trí nhớ của mình còn có thể hoạt động với năng suất cao hơn nữa . Do đó, nếu ba tôi thích "khà" thì má tôi cũng thích "chậc":

- Chậc, chút nữa má lại quên! Còn dì Hai Nhung nữa con!

- Dì Hai Nhung nào má?

- À, dì này trước đây làm chung với má. Xa nhau mấy chục năm rồi, gần đây mới tình cờ gặp lại .

Tới đây, tôi không nén được nữa, bèn hỏi:

- Thêm cái dì mấy chục năm gặp lại này là đúng 199 người . Như vậy hôm đó, chắc vợ con phải nằm nhà. Mà vợ con cần gì phải có mặt, ai chẳng biết là con cưới cô ta, trên thiệp báo tin có ghi tên tuổi rành rành rồi mà!

Mải loay hoay với những hình bóng trong ký ức, má tôi không nhận thấy câu nói "lẫy" của tôi . Bà gật gù lơ đễnh:

- Ừ, vậy cũng được!

Tôi liếc vợ tôi . Mặt cô ta méo xệch, nửa cười, nửa khóc.

- À, con ghi thêm tên này nữa! - Má tôi vỗ trán reo lên - Dì Nhường tức em vợ cậu Báu .

- Cậu Báu nào ?

- Cậu Báu tức cháu kêu ông ngoại của con bằng dượng ghẻ đó.

Bà dì "họ hàng ngoài trái đất" này khiên tôi muốn điên tiết. Nhưng biết làm sao được. Tôi nhún vai:

- Người khách thứ hai trăm! Như vậy, hôm đó con ở nhà luôn. Ai chẳng biết là con cưới vợ. Khách không thể lầm với thằng Sơn em con được vì nó mới mười ba tuổi .

Một lần nữa, má tôi gật đầu dễ dãi:

- Vậy cũng được! Con nhớ mời thêm cậu Sang, cậu Sang tức là...

Tức là sao các bạn có biết không?

Tức là sau khi "tỉnh cơn mê", má tôi đồng ý rút bớt số khách của mình xuống còn ba mươi ba người sau một hồi đấu tranh quyết liệt cho tình bạn thiêng liêng và cao cả của mình. Sự nhượng bộ của má tôi khiến chúng tôi mừng như bắt được vàng. Như vậy là vào giờ chót, đám cưới còn thừa sáu chỗ: tôi, bạn tôi, vợ tôi, bạn vợ tôi, phù rể, phù dâu! Hú vía, suýt một chút nữa là hai vợ chồng tôi không được dự đám cưới của mình.

Đám cưới diễn ra không mệt mỏi như tôi tưởng. Bởi vì hầu hết số khách khứa đều không biết vợ chồng tôi và ngược lại, do đó hai bên chẳng chuyện trò bao lăm. Mệt nhất phải nói là ba má tôi . Hai người phải chào hỏi, tiếp chuyện với bao nhiêu là người . Mệt nhưng mà vui . Nhìn nét mặt rạng rỡ của hai người, tôi có cảm tưởng như đây chính là đám cưới của ba má tôi vậy . Cầu chúc hai người hạnh phúc!
 
Chương 5: Sợ Vợ Lợi Hay Hại

Phàm ở đời, không nhất thiết người chồng nào cũng sợ vợ . Nhưng thôi, chúng ta chẳng nhắc đến bọn người vô lương tâm, chỉ nhìn vợ bằng nửa con mắt đó làm gì. Ta chỉ nói đến chúng ta thôi, những người chồng luôn luôn nhìn đắm đuối vợ mình bằng hai con mắt đầy đủ. Và hai con mắt đó lúc nào cũng ánh lên vẻ tha thiết biết lỗi khi vợ cật vấn bằng một giọng nanh nọc: "Sao, đi đâu mà giờ này anh mới vác mặt về?". Tất nhiên là ta biết ta đi đâu . Những người chồng đứng đắn như chúng ta thì chẳng bao giờ về trễ vì một lý do bậy bạ . Rõ ràng là ta đi họp về muộn. Nhưng lẽ nào lại nói điều đó ra khi vợ mình đang giận. Nói ra, có nghĩa là ta thét vào mặt vợ: "Cô là kẻ chuyên nghi ngờ bậy bạ, không hề biết tí gì về công việc của tôi!". Ôi, lẽ nào ta lại nhẫn tâm đến như thế! Và nếu ta lỡ mồm nói ra, vợ ta cảm thấy bị mất mặt, nổi cơn lôi đình lên thì sao ? Tai họa ai chịu ? Thì còn ai nữa ngoài đôi tai sưng tấy lên vì bị véo của chúng ta, những người quen chịu trận. Vì vậy, lỡ rơi vào tình huống nan giải đó, tốt nhất là chúng ta im lặng ra vẻ biết lỗi . Chẳng có gì xấu hổ hết! Ông cha ta chẳng đã nói "Im lặng là vàng" sau bao năm quen nhẫn nại trước các bà, các mẹ của ta đó sao! Vâng, ta im lặng và âm thầm xuống bếp, lục cơm nguội ra ăn, bởi vì sẽ chẳng có cô vợ giàu nguyên tắc nào lại đợi cơm khi chồng về muộn. Vả lại, vợ ta đã đứng chờ ngồi đợi mỏi mòn con mắt vì ta rồi, lẽ nào ta còn hành hạ cô ta nữa . Những người chồng biết điều hãy cùng ta lặng lẽ xuống bếp xới cơm ăn một mình, vừa ăn vừa gặm nhấm khuyết điểm của mình. Ăn xong thì hãy lo mà rửa chén, không phải cái chén ta vừa ăn mà cả một đống chén ngỗn nghện từ sáng tới giờ. Gặp thằng chồng khốn nạn thì chắc chắn nó sẽ mặt nhăn mày nhó, nhưng ta thì không, thậm chí ta còn nở một nụ cười hạnh phúc. Bởi vì ta đã quen những thử thách này rồi . Từ hồi lấy nhau đến giờ, ngày nào cũng thế, vợ ta cứ sợ ta bớt yêu nàng nên luôn luôn tạo điều kiện cho ta chứng minh tình cảm trước sau như một của mình. Cái đống chén này là một ví dụ . Vợ ta cứ tưởng ta không biết nên thử thách ta hoài! Ta xắn gối ngồi xuống (bởi ta đã kịp thay đồ đâu!), tay cầm nùi giẻ lên mà trong lòng cứ tội nghiệp vợ: Ôi, nàng phải nhọc lòng thử thách ta biết bao, chứng tỏ nàng yêu ta lắm! Một người chồng mẫu mực phải biết cách rửa chén không gây tiếng động. Lúc này im lặng vẫn cứ còn là vàng! Bởi lúc ta ngồi rửa chén thì vợ ta đang ngủ. Nàng không đủ sắt đá để chứng kiến sự thử thách của mình và vì không nỡ nhìn chồng cặm cụi ngồi rửa một núi chén nên nàng đành phải đi ngủ. Và vì vợ ta đi ngủ, ta phải rửa chén bát êm thắm, lặng lẽ như một nghệ sĩ kịch câm chính cống. Dù sao thì trong chuyện này, tay nghề ta cũng cao lắm rồi . Bình tĩnh nhé, đừng sẩy tay! Ta dặn ta như thế, bởi vì một tiếng động vang lên vào lúc này có khác gì một quả bom nguyên tử nổ. Ai sẽ bảo vệ ta trước cơn thịnh nộ chính đáng của vợ? Không ai cả! Và cái tai tội nghiệp của ta một lần nữa lại chứng minh rằng "tai không chỉ dùng để nghe mà còn dùng để cho người khác trút sự phẫn nộ". Rửa chén bát, úp vào chạn xong, ta nhón gót đi lên nhà trên, nhón gót thay đồ, nhón gót đi ... vệ sinh và cuối cùng nhón gót mò vào giường. Ô kìa, vợ ta đâu rồi ? Cô ta không có trong giường! Sau một thoáng bất ngờ, ta giận tím cả mặt. Không phải giận vì đêm nay ta lại ngủ một mình mà giận vì ta biết cô ta ở đâu rồi! Cô ta chơi bài tứ sắc ở nhà bên cạnh, các ông bạn đứng đắn của ta ạ! Đêm nào cũng thế, cô ta lỉnh đi chơi bài suốt đêm, có khi một, hai giờ sáng mới về. Nhiều đồ đạc trong nhà đã bắt đầu biến mất một cách kỳ quặc mà ta chưa dám hỏi . Hừ, sớm muộn gì ta cũng hỏi thôi (tất nhiên là muộn)! Sức khỏe cô ta thì sa sút thấy rõ (tai ta độ rày ít đau hơn). Cái hại của cờ bạc rành rành như thế mà cứ đâm đầu vào . Ta là chồng, ta biết phải làm gì trong lúc này chứ! Thế là ta xăm xăm bước qua nhà hàng xóm quyết kêu vợ ta về, mắng nhiếc cho một trận nên thân! Cái gì chứ việc này thì rõ ràng ta đúng. Ta ló đầu vào tìm kiếm. Kia, vợ ta kia rồi, cô ta đang xòe bài . Ta cố trấn tĩnh hắng giọng:
- Em ơi ...

- Anh làm cái trò gì đó?

Vợ ta lạnh lùng hỏi, đầu không quay lại . Tim ta tự dưng chơi điệu đítxcô, mặc dù ta không thích nhạc trẻ. Đầu ta lỡ thò vào cửa, giờ không biết làm sao . Tự dưng rút ra mà không trả lời nghiêm chỉnh câu hỏi của vợ thì bất lịch sự quá. Mà để cái đầu trong nhà trong khi cái thân ngoài hiên thì coi không được. Tự nhiên, ta giận ta ghê, đâm đầu vô đây chi không biết! Vợ ta giải trí một chút mà ta cũng quấy rầy, thật là đồ vô lương tâm! Cuối cùng, ta cũng nghĩ ra được một câu đáng điểm mười:

- Anh tính qua hỏi em cần tiền không, anh đưa thêm!

Tất nhiên là vợ ta không từ chối, sợ ta buồn. Còn ta thì dùng mấy trăm bạc mà chuộc được tính mạng, kể cũng hên! Thế là vợ ta ngồi thức bên đó, ta nằm thức bên đây . Cách nhau một bước, xa nhau nghìn trùng. Chuyện đó, đến nay vẫn còn! Ta nhờ tài học vấn uyên bác nên sợ vợ cũng có dựa trên cơ sở lý luận, nay muốn tìm người trao đổi kinh nghiệm hầu nâng lên thành một học thuyết triết học.

Ta bắt chước Lỗ Tấn: "Liếc mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Cúi đầu làm ngựa cho vợ ta". Lỗ Tấn nói là "trẻ con" nhưng không có "vợ ta" làm sao có "trẻ con"? Ta sợ vợ ta chứ có sợ vợ ai đâu mà xấu! Cũng từ Lỗ Tấn ta suy ra: "Vợ nhờ chồng sợ mà thành hùm" (từ câu "Rừng nhờ người đi mà thành đường"). Nghe chí lý thay! Ta vốn người hào kiệt, coi khinh nghìn lực sĩ, bình sinh chưa biết sợ ai, nhưng sở học lộn xộn nhớ lầm câu "nếu không có cái mình thích thì hãy thích cái mình có" thành câu "nếu không có cái mình sợ thì hãy sợ cái mình có". Gia tài ta chẳng có gì ngoài vợ nên từ đó đâm ra sợ vợ mà thành tật. Nay, tính can vợ bỏ bài bạc hoài mà không được, ta lại ngẫm ra "nếu cứ sợ cái không đáng sợ ắt sẽ hại cái không đáng hại". Ôi, phải chăng vì yêu vợ mà ta hại vợ? Hỡi các ông chồng đứng đắn giống như ta, hãy trả lời! Sợ vợ, lợi hay hại?

Hết
 
Ðề: Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

Truyện khá hay! thank
Mấy tên sợ vợ nhìn chán chưa!
 
Ðề: Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

Chuyện k có j đạc sắc cả. Mình k thix Nguyễn Nhật Ánh vì truyện của ông chỉ dành cho con nít, văn nói nhìu quá... mất đi cái hay. K có j sâu lắng và đọng lại ý nghĩ sâu sắc trong lòng người đọc... Sr nhé, mình quánh giá tí thôi. Vì mình cũng khá thix đọc sách.
 
Ðề: Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

Đám cưới của tôi dự kiến sẽ có hai trăm người dự. Khi nghe tôi nói như vậy, cô vợ sắp cưới của tôi giật nẩy mình:
- Ối chao! Lấy tiền đâu mà...
Tôi vội trấn an:
- Em đừng lo! Ba nói là ba sẽ đài thọ tất cả. Chính ba đề nghị tổ chức có "tầm cỡ" như vậy . Ba bảo dù sao anh cũng là con trai lớn trong nhà!
Nhưng khi hai đứa tôi chuẩn bị viết thiệp mời thì ba tôi xuất hiện:
- Sao, hai con viết thiệp chưa ?
- Dạ, tụi con chuẩn bị viết đây .
- Vậy thì tụi con viết giùm ba luôn thể. Danh sách của ba đây!
Ba tôi lấy trong sổ ra một tờ giấy và đưa cho tôi . Tôi nhẩm đếm số khách khứa của ba tôi mà người cứ run lên. Một trăm mười tám người, đa số là những tên tuổi mà tôi không hề biết.
- Ai nhiều vậy ba ? - Tôi băn khoăn.
Ba tôi phẩy tay:
- À, toàn là chỗ quen biết cả! Bạn cũ lâu ngày với nhau .
Tuy ba tôi không nói ra nhưng qua thái độ của ông, tôi mang máng hiểu ra hầu hết số khách này là chỗ làm ăn với ba tôi và đám cưới của tôi là dịp để ông vui vầy với họ, cũng không loại trừ có những nguyên nhân thầm kín khác nữa . Bây giờ tôi mới hiểu tại sao ba tôi lại muốn đám cưới của tôi "vui" đến như vậy .
Rồi dường như để "vui" hơn, ba tôi khà một tiếng:
- Con ghi thêm tên anh Sáu Tấn, quản lý thị trường. Chút nữa là ba quên mất, mai mốt "kẹt" lắm.
Tôi chưa kịp ghi xong tên Sáu Tấn thì ba tôi lại khà lần thứ hai:
- Anh Ba Thích phòng thuế nữa! Có vậy mà ba cũng không nhớ!
Sau một cái nhíu mày, ba tôi lại khà. Lần này ông khà ra chú Bảy Tình ở trạm thua mua . Trước khi đứng dậy, ba tôi còn khà thêm khoảng tám lần nữa . Mỗi cái khà như một mũi tên bắn vào tim tôi .
Đẻ ra tôi, ngoài ba còn có má. Má tôi ngồi đúng vào cái ghế mà ba tôi vừa bỏ đi, tay chìa ra một tờ giấy đã chuẩn bị sẵn. Lần này, "hồ sơ thần chết" ngót nghét bốn mươi người . Số khách của má tôi không thuộc diện quan-hệ-kinhđoanh như ba tôi, nhưng thuộc diện quan-hệ-tình-cảm-tràn-lan, thân sơ đều mời ráo trọi .
Tôi nhẩm trong đầu, khách mời của ba má tôi cộng lại vị chi là 158, họ hàng hai bên ước khoảng 40, tổng cộng là 198. Như vậy đám cưới chỉ còn thừa đúng hai chỗ cho ... tôi và vợ tôi . Còn tất cả bạn bè của hai đứa đều phải bỏ hết, kể cả phù rể, phù dâu .
Nhưng cũng như ba tôi, má tôi cảm thấy trí nhớ của mình còn có thể hoạt động với năng suất cao hơn nữa . Do đó, nếu ba tôi thích "khà" thì má tôi cũng thích "chậc":
- Chậc, chút nữa má lại quên! Còn dì Hai Nhung nữa con!
- Dì Hai Nhung nào má?
- À, dì này trước đây làm chung với má. Xa nhau mấy chục năm rồi, gần đây mới tình cờ gặp lại .
Tới đây, tôi không nén được nữa, bèn hỏi:
- Thêm cái dì mấy chục năm gặp lại này là đúng 199 người . Như vậy hôm đó, chắc vợ con phải nằm nhà. Mà vợ con cần gì phải có mặt, ai chẳng biết là con cưới cô ta, trên thiệp báo tin có ghi tên tuổi rành rành rồi mà!
Mải loay hoay với những hình bóng trong ký ức, má tôi không nhận thấy câu nói "lẫy" của tôi . Bà gật gù lơ đễnh:
- Ừ, vậy cũng được!
Tôi liếc vợ tôi . Mặt cô ta méo xệch, nửa cười, nửa khóc.
- À, con ghi thêm tên này nữa! - Má tôi vỗ trán reo lên - Dì Nhường tức em vợ cậu Báu .
- Cậu Báu nào ?
- Cậu Báu tức cháu kêu ông ngoại của con bằng dượng ghẻ đó.
Bà dì "họ hàng ngoài trái đất" này khiên tôi muốn điên tiết. Nhưng biết làm sao được. Tôi nhún vai:
- Người khách thứ hai trăm! Như vậy, hôm đó con ở nhà luôn. Ai chẳng biết là con cưới vợ. Khách không thể lầm với thằng Sơn em con được vì nó mới mười ba tuổi .
Một lần nữa, má tôi gật đầu dễ dãi:
- Vậy cũng được! Con nhớ mời thêm cậu Sang, cậu Sang tức là...
Tức là sao các bạn có biết không?
Tức là sau khi "tỉnh cơn mê", má tôi đồng ý rút bớt số khách của mình xuống còn ba mươi ba người sau một hồi đấu tranh quyết liệt cho tình bạn thiêng liêng và cao cả của mình. Sự nhượng bộ của má tôi khiến chúng tôi mừng như bắt được vàng. Như vậy là vào giờ :Dt, đám cưới còn thừa sáu chỗ: tôi, bạn tôi, vợ tôi, bạn vợ tôi, phù rể, phù dâu! Hú vía, suýt một chút nữa là hai vợ chồng tôi không được dự đám cưới của mình.
Đám cưới diễn ra không mệt mỏi như tôi tưởng. Bởi vì hầu hết số khách khứa đều không biết vợ chồng tôi và ngược lại, do đó hai bên chẳng chuyện trò bao lăm. Mệt nhất phải nói là ba má tôi . Hai người phải chào hỏi, tiếp chuyện với bao nhiêu là người . Mệt nhưng mà vui . Nhìn nét mặt rạng rỡ của hai người, tôi có cảm tưởng như đây chính là đám cưới của ba má tôi vậy . Cầu chúc hai người hạnh phúc!



-1985-
Nguyễn Nhật Ánh
 
Ðề: Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

mình thích chuyện nhân vâtk nữ của tôi
hhhhiiiiiiiii
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top