Học tiếng Anh ở trường phổ thông
Vào những năm đầu thập kỷ 90, các trường phổ thông thức thời đồng loạt đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong nhà trường. Thế nhưng tình hình dạy và học lại vô cùng manh mún, mạnh cấp nào cấp đó học, không hề có một chương trình đồng bộ, hệ thống từ thấp đến cao. ở lớp 6 chúng ta học tiếng Anh hệ 7 năm, tức là từ lớp 6 đến lớp 12. Nhưng khi vào trường cấp III, lại chẳng có trường nào học tiếp hệ 7 năm đó, mà chỉ học hệ 3 năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Kết quả là người học đi, người học lại, mà sách lớp 9 hệ 7 năm còn khó hơn cả sách lớp 12 hệ 3 năm. Chưa hết, lên đại học chúng ta lại bắt đầu từ trình độ A, B, C của các giáo trình Streamline, Headway, và gần đây là Lifeline. Không nói thì thôi, ngoảnh lại thấy hơn 10 năm đã qua mà chỉ có học đi học lại, kiến thức giậm chân tại chỗ, nghĩ mà tiếc. Có người nói: học lại nhiều cho chắc, nói như thế là kiểu lạc quan tếu của người không biết gì. Bởi kiểu học tiếng Anh của chúng ta chẳng giống ai, hết sức phiến diện và lệch lạc. Suốt từng ấy năm trời, chúng ta triền miên chỉ dạy ngữ pháp và ngữ pháp, cách chia các thì của động từ, các cấu trúc câu, bị động chủ động, trực tiếp gián tiếp... trong khi đó học sinh không phát âm đúng một từ quen thuộc, không nói đúng một câu hoàn chỉnh, không nghe được một câu đơn giản. Tất cả chỉ là học cho thuộc làu những tình huống ngữ pháp này nọ để đối phó với những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và tốt nghiệp. Cuối cùng thi xong thì tiếng Anh cũng xong luôn, có được thực hành đâu mà nhớ. Kết quả của 10 năm dùi mài Anh ngữ rốt cuộc chẳng đi tới đâu.
Những sinh viên khi phải học lại tiếng Anh quá nhiều lần tự cảm thấy bức xúc, họ muốn phát triển kiến thức của mình và giải pháp tốt nhất được chọn lựa là đi học thêm ở các trung tâm dạy ngoại ngữ đang mọc lên ngày càng rôm rả. Thế nhưng...
Học tiếng Anh ở các trung tâm "cây nhà lá vườn"
Về giáo trình, Streamline là loại cổ nhất từng được chọn dạy ở các trung tâm. Công bằng mà nói đây là một giáo trình hay và khó, nếu học cẩn thận ta sẽ có một hệ thống ngữ pháp tiếng Anh vững chắc và một vốn từ phong phú. Song cũng như các giáo trình ở trường phổ thông bấy giờ, Streamline cũng nặng về tính kinh viện, chỉ chú trọng phát triển vốn từ vựng và củng cố ngữ pháp, trong khi phần thực hành vô cùng khiêm tốn. Nhận thức về sự phiến diện này, các giáo trình ra đời sau là Headway và Lifeline đã cố gắng cân đối giữa lý thuyết và thực hành, phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nỗ lực này đã góp phần tích cực thay đổi cách học. Vấn đề còn lại là chúng ta sử dụng các giáo trình ấy như thế nào mà thôi.
Về cơ sở vật chất của các trung tâm ngoại ngữ phải nói phần nhiều là kém tiện nghi. Các trường tiểu học được trung tâm thuê làm địa điểm bàn ghế rất thấp, người lớn ngồi vô cùng khổ sở vì không biết đặt chân tay vào đâu cho phải. Nếu thuê lại địa điểm của các trung tâm giáo dục thường xuyên thì bàn ghế, điện đài đều không đủ tiêu chuẩn cho việc học ngoại ngữ. Nhưng mà các trung tâm thì đều như vậy cả, chẳng có sự lựa chọn nào khác. Được cái giá của các khoá học ở đây rẻ, túi tiền sinh viên chịu được, các khoá tiếng Anh A, B, C đều chỉ khoảng 200.000 - 300.000đ một khoá ba tháng, tuần học ba buổi. Các môn tiếng Pháp, tiếng Trung đều như vậy cả.
Phần lớn, nếu muốn học ra học thì bản thân người học phải "tự thân vận động" lấy sự tự giác học làm đầu. Bởi nội quy trường lớp không có, ai muốn đến giờ nào thì đến, muốn về giờ nào thì về, mưa gió cứ vệc nghỉ, có lớp có hôm chỉ có 3 - 4 người đi học. Những người học thật sự trong một lớp tính ra không quá mười đầu ngón tay, còn lại đều nghe giảng, ghi chép để đấy, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, không chịu hoạt động trên lớp. Người học thường lấy lý do là bận quá, không có thời gian. Công bằng mà nói, số người bận thực sự cũng có, song người không có ý thức học cũng nhiều. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là cách dạy và học ở các trung tâm không đủ sức lôi cuốn, kích thích người học. Người học cứ mở sách ra là đã thấy chán, phần vì tiếp thu bài không được, phần vì không phải thầy dạy nào cũng tốt nên không muốn đến lớp, vì thế khi có lý do "chính đáng" như sinh nhật, mưa gió, "tự nhiên không thích đi", thế là "bùng"! Thực ra, có những giáo viên có cách dạy nhiệt tình và sáng tạo thật sự đã làm cho người học cảm thấy bỏ một buổi cũng tiếc. Nhưng số giáo viên như thế không nhiều, không đủ để cứu vãn tình hình.
Có những người đi học ở đây chỉ vì muốn có cái chứng chỉ. Có người đi học để tìm bạn. Nhưng cũng có người đến học với một sự cầu tiến thực sự, chỉ có điều trung tâm ngoại ngữ làm họ thất vọng tràn trề, vì nó cũng làm cho họ trở thành không muốn học, và rồi kiến thức thu nhặt được cũng chẳng bao nhiêu, trong khi thời gian vẫn cứ trôi qua.
Những trung tâm “Đông Tây kết hợp"
Trước sự đi xuống của các trung tâm ngoại ngữ nội địa, các cơ sở mang danh “trường Anh ngữ quốc tế” lại mọc lên ồ ạt, tưởng trường quy mô hoành tráng ra sao, té ra trường chỉ là một ngôi nhà 5, 7 tầng thuê lại, hết hợp đồng thuê trường lại nhảy sang chỗ khác. Những trường này tiến hành một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, tờ rơi phát khắp nơi nhưng lượng người đến rất khiêm tốn. Phần vì giá cả quá đắt, khoá "còm" nhất cũng khoảng 900.000đ (ở đây học phí tính bằng đô), phần vì cơ sở vật chất trông có vẻ không đáng tin lắm. Thực ra những trường này đầu tư cho các phòng học cũng có thể nói là đầy đủ, có mời giáo viên nước ngoài, nếu dư giả tài chính thì đi học cũng tốt. Còn muốn lấy chứng chỉ thì tốt nhất cứ thi chứng chỉ A, B, C kiểu "cổ điển", vì chứng chỉ của những trường Anh ngữ quốc tế trên sẽ chẳng ai biết nó là cái gì, nó chưa có một danh nghĩa nào trong thói quen của chúng ta.
Và các hình thức học tiếng Anh khác
TOEFL là loại bằng tiếng Anh có giá trị nhất vì được công nhận trên toàn thế giới. Nhưng cũng vì thế mà nó rất khó, nhiều sinh viên học trường ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh hẳn hoi đi thi cũng chưa chắc được 500 điểm. Chính vì vậy mà nhiều cơ sở luyện thi TOEFL xuất hiện. Đây thường là những lớp học quy mô nhỏ do các giáo viên tự tổ chức. ở những lớp này học viên phải có một trình độ nhất định mới theo được nên số người học cũng khiêm tốn.
Mấy năm gần đây, cũng có một kiểu học thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia, vì tính thiết thực, gắn bó với cuộc sống của nó, đó là học dịch. Cũng là lớp do các thầy tự tổ chức, và chỉ phát triển kỹ năng dịch. Học môn này mới thấy bao lâu nay chúng ta học tiếng Anh xa rời thực tế như thế nào, bởi cách sử dụng tiếng Anh trong báo chí, thực tế vô cùng sinh động, nếu không học thì không bao giờ biết được. Môn dịch Anh - Việt và Việt Anh cung cấp một vốn từ vựng, cách hành văn, kiến thức nền phong phú về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nhà nước, pháp luật. Học môn này đòi hòi người học phải làm việc thật sự, đồng thời nó cũng gây nhiều hứng thú và bất ngờ nên gần đây học sinh, sinh viên đi học môn này rất đông. Âu cũng cho đó là điều đáng mừng.
Ngoài ra cũng có các lớp dạy kỹ năng nghe nói, kỹ năng nghe dịch... nhưng chỉ lẻ tẻ vì nhu cầu không cao.
Lời kết
Mặc dù đã có những dấu hiệu tốt nhưng nhìn chung tình hình học ngoại ngữ của chúng ta còn nhiều điều đáng bàn. Các hình thức học đa dạng như trên không hẳn là điều đáng mừng và đáng khuyến khích, vì nó cho thấy một hệ thống dạy và học của chúng ta còn tồn tại nhiều bất cập. Các hình thức dạy học trên thực ra chỉ là sự điều chỉnh kiểu "rách chỗ nào che chỗ đó" cho những hạn chế trong dạy học tiếng Anh của chúng ta mà thôi. Nó chỉ có ý nghĩa nhất thời. Điều cốt lõi nhất là phải thay đổi cách dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông và đại học. Hiện nay chúng ta đang làm điều đó, học sinh từ cấp 1, cấp 2 đã bắt đầu tiếp cận lối học đồng bộ các kỹ năng, kiến thức gắn bó với cuộc sống. Hy vọng trong một tương lai không xa, chúng ta không còn phải bức xúc vì việc học đi học lại, không còn phải đôn đáo chạy hết trung tâm này đến trung tâm khác. Với bản thân mỗi người - tự mình phải cố gắng, đó chính là yếu tố quyết định sự thành công
Vào những năm đầu thập kỷ 90, các trường phổ thông thức thời đồng loạt đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong nhà trường. Thế nhưng tình hình dạy và học lại vô cùng manh mún, mạnh cấp nào cấp đó học, không hề có một chương trình đồng bộ, hệ thống từ thấp đến cao. ở lớp 6 chúng ta học tiếng Anh hệ 7 năm, tức là từ lớp 6 đến lớp 12. Nhưng khi vào trường cấp III, lại chẳng có trường nào học tiếp hệ 7 năm đó, mà chỉ học hệ 3 năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Kết quả là người học đi, người học lại, mà sách lớp 9 hệ 7 năm còn khó hơn cả sách lớp 12 hệ 3 năm. Chưa hết, lên đại học chúng ta lại bắt đầu từ trình độ A, B, C của các giáo trình Streamline, Headway, và gần đây là Lifeline. Không nói thì thôi, ngoảnh lại thấy hơn 10 năm đã qua mà chỉ có học đi học lại, kiến thức giậm chân tại chỗ, nghĩ mà tiếc. Có người nói: học lại nhiều cho chắc, nói như thế là kiểu lạc quan tếu của người không biết gì. Bởi kiểu học tiếng Anh của chúng ta chẳng giống ai, hết sức phiến diện và lệch lạc. Suốt từng ấy năm trời, chúng ta triền miên chỉ dạy ngữ pháp và ngữ pháp, cách chia các thì của động từ, các cấu trúc câu, bị động chủ động, trực tiếp gián tiếp... trong khi đó học sinh không phát âm đúng một từ quen thuộc, không nói đúng một câu hoàn chỉnh, không nghe được một câu đơn giản. Tất cả chỉ là học cho thuộc làu những tình huống ngữ pháp này nọ để đối phó với những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và tốt nghiệp. Cuối cùng thi xong thì tiếng Anh cũng xong luôn, có được thực hành đâu mà nhớ. Kết quả của 10 năm dùi mài Anh ngữ rốt cuộc chẳng đi tới đâu.
Những sinh viên khi phải học lại tiếng Anh quá nhiều lần tự cảm thấy bức xúc, họ muốn phát triển kiến thức của mình và giải pháp tốt nhất được chọn lựa là đi học thêm ở các trung tâm dạy ngoại ngữ đang mọc lên ngày càng rôm rả. Thế nhưng...
Học tiếng Anh ở các trung tâm "cây nhà lá vườn"
Về giáo trình, Streamline là loại cổ nhất từng được chọn dạy ở các trung tâm. Công bằng mà nói đây là một giáo trình hay và khó, nếu học cẩn thận ta sẽ có một hệ thống ngữ pháp tiếng Anh vững chắc và một vốn từ phong phú. Song cũng như các giáo trình ở trường phổ thông bấy giờ, Streamline cũng nặng về tính kinh viện, chỉ chú trọng phát triển vốn từ vựng và củng cố ngữ pháp, trong khi phần thực hành vô cùng khiêm tốn. Nhận thức về sự phiến diện này, các giáo trình ra đời sau là Headway và Lifeline đã cố gắng cân đối giữa lý thuyết và thực hành, phát triển đồng bộ cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nỗ lực này đã góp phần tích cực thay đổi cách học. Vấn đề còn lại là chúng ta sử dụng các giáo trình ấy như thế nào mà thôi.
Về cơ sở vật chất của các trung tâm ngoại ngữ phải nói phần nhiều là kém tiện nghi. Các trường tiểu học được trung tâm thuê làm địa điểm bàn ghế rất thấp, người lớn ngồi vô cùng khổ sở vì không biết đặt chân tay vào đâu cho phải. Nếu thuê lại địa điểm của các trung tâm giáo dục thường xuyên thì bàn ghế, điện đài đều không đủ tiêu chuẩn cho việc học ngoại ngữ. Nhưng mà các trung tâm thì đều như vậy cả, chẳng có sự lựa chọn nào khác. Được cái giá của các khoá học ở đây rẻ, túi tiền sinh viên chịu được, các khoá tiếng Anh A, B, C đều chỉ khoảng 200.000 - 300.000đ một khoá ba tháng, tuần học ba buổi. Các môn tiếng Pháp, tiếng Trung đều như vậy cả.
Phần lớn, nếu muốn học ra học thì bản thân người học phải "tự thân vận động" lấy sự tự giác học làm đầu. Bởi nội quy trường lớp không có, ai muốn đến giờ nào thì đến, muốn về giờ nào thì về, mưa gió cứ vệc nghỉ, có lớp có hôm chỉ có 3 - 4 người đi học. Những người học thật sự trong một lớp tính ra không quá mười đầu ngón tay, còn lại đều nghe giảng, ghi chép để đấy, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, không chịu hoạt động trên lớp. Người học thường lấy lý do là bận quá, không có thời gian. Công bằng mà nói, số người bận thực sự cũng có, song người không có ý thức học cũng nhiều. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là cách dạy và học ở các trung tâm không đủ sức lôi cuốn, kích thích người học. Người học cứ mở sách ra là đã thấy chán, phần vì tiếp thu bài không được, phần vì không phải thầy dạy nào cũng tốt nên không muốn đến lớp, vì thế khi có lý do "chính đáng" như sinh nhật, mưa gió, "tự nhiên không thích đi", thế là "bùng"! Thực ra, có những giáo viên có cách dạy nhiệt tình và sáng tạo thật sự đã làm cho người học cảm thấy bỏ một buổi cũng tiếc. Nhưng số giáo viên như thế không nhiều, không đủ để cứu vãn tình hình.
Có những người đi học ở đây chỉ vì muốn có cái chứng chỉ. Có người đi học để tìm bạn. Nhưng cũng có người đến học với một sự cầu tiến thực sự, chỉ có điều trung tâm ngoại ngữ làm họ thất vọng tràn trề, vì nó cũng làm cho họ trở thành không muốn học, và rồi kiến thức thu nhặt được cũng chẳng bao nhiêu, trong khi thời gian vẫn cứ trôi qua.
Những trung tâm “Đông Tây kết hợp"
Trước sự đi xuống của các trung tâm ngoại ngữ nội địa, các cơ sở mang danh “trường Anh ngữ quốc tế” lại mọc lên ồ ạt, tưởng trường quy mô hoành tráng ra sao, té ra trường chỉ là một ngôi nhà 5, 7 tầng thuê lại, hết hợp đồng thuê trường lại nhảy sang chỗ khác. Những trường này tiến hành một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, tờ rơi phát khắp nơi nhưng lượng người đến rất khiêm tốn. Phần vì giá cả quá đắt, khoá "còm" nhất cũng khoảng 900.000đ (ở đây học phí tính bằng đô), phần vì cơ sở vật chất trông có vẻ không đáng tin lắm. Thực ra những trường này đầu tư cho các phòng học cũng có thể nói là đầy đủ, có mời giáo viên nước ngoài, nếu dư giả tài chính thì đi học cũng tốt. Còn muốn lấy chứng chỉ thì tốt nhất cứ thi chứng chỉ A, B, C kiểu "cổ điển", vì chứng chỉ của những trường Anh ngữ quốc tế trên sẽ chẳng ai biết nó là cái gì, nó chưa có một danh nghĩa nào trong thói quen của chúng ta.
Và các hình thức học tiếng Anh khác
TOEFL là loại bằng tiếng Anh có giá trị nhất vì được công nhận trên toàn thế giới. Nhưng cũng vì thế mà nó rất khó, nhiều sinh viên học trường ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh hẳn hoi đi thi cũng chưa chắc được 500 điểm. Chính vì vậy mà nhiều cơ sở luyện thi TOEFL xuất hiện. Đây thường là những lớp học quy mô nhỏ do các giáo viên tự tổ chức. ở những lớp này học viên phải có một trình độ nhất định mới theo được nên số người học cũng khiêm tốn.
Mấy năm gần đây, cũng có một kiểu học thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia, vì tính thiết thực, gắn bó với cuộc sống của nó, đó là học dịch. Cũng là lớp do các thầy tự tổ chức, và chỉ phát triển kỹ năng dịch. Học môn này mới thấy bao lâu nay chúng ta học tiếng Anh xa rời thực tế như thế nào, bởi cách sử dụng tiếng Anh trong báo chí, thực tế vô cùng sinh động, nếu không học thì không bao giờ biết được. Môn dịch Anh - Việt và Việt Anh cung cấp một vốn từ vựng, cách hành văn, kiến thức nền phong phú về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nhà nước, pháp luật. Học môn này đòi hòi người học phải làm việc thật sự, đồng thời nó cũng gây nhiều hứng thú và bất ngờ nên gần đây học sinh, sinh viên đi học môn này rất đông. Âu cũng cho đó là điều đáng mừng.
Ngoài ra cũng có các lớp dạy kỹ năng nghe nói, kỹ năng nghe dịch... nhưng chỉ lẻ tẻ vì nhu cầu không cao.
Lời kết
Mặc dù đã có những dấu hiệu tốt nhưng nhìn chung tình hình học ngoại ngữ của chúng ta còn nhiều điều đáng bàn. Các hình thức học đa dạng như trên không hẳn là điều đáng mừng và đáng khuyến khích, vì nó cho thấy một hệ thống dạy và học của chúng ta còn tồn tại nhiều bất cập. Các hình thức dạy học trên thực ra chỉ là sự điều chỉnh kiểu "rách chỗ nào che chỗ đó" cho những hạn chế trong dạy học tiếng Anh của chúng ta mà thôi. Nó chỉ có ý nghĩa nhất thời. Điều cốt lõi nhất là phải thay đổi cách dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông và đại học. Hiện nay chúng ta đang làm điều đó, học sinh từ cấp 1, cấp 2 đã bắt đầu tiếp cận lối học đồng bộ các kỹ năng, kiến thức gắn bó với cuộc sống. Hy vọng trong một tương lai không xa, chúng ta không còn phải bức xúc vì việc học đi học lại, không còn phải đôn đáo chạy hết trung tâm này đến trung tâm khác. Với bản thân mỗi người - tự mình phải cố gắng, đó chính là yếu tố quyết định sự thành công