chi phí phải trả

duonglemy

Member
Hội viên mới
cả nhà cho mình hỏi với: Có nghiệp vụ thế này
Định kỳ hàng tháng DN trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm cho CN trực tiếp sản xuất ( trích từ tháng 1/N) mỗi tháng 5tr. Đến tháng 7/N thì lương nghỉ phép thực tế phải trả là 35tr. Bi giờ phải định khoản ...
C1
a.N 335 : 35tr
C 334 : 35tr
b. N 622 : 5tr
C 335 : 5tr
C2
a. N 335 : 30tr
C 334 : 30tr
b. N 622 : 5tr
C 334 : 5tr
thế 2 cách trên có cách nào sai không? và tại sao lại sai? Cả nhà chỉ dùm mình với na
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí phải trả

:hi:chi phí lương phát sinh chỉ có 35 tr mà, sao bạn lại n622/c334 5tr ở cách hạch toán thứ nhất nữa?
Theo mình thì bạn phải chia ra làm hai trường hợp.
1 Nếu tháng 7 đã tiến hành trích trước chi phí lương rùi thì bạn hạch toán ngay là:
N335: 35t
C334: 35T
2 Nếu tháng 7 chưa trích chi phí này thì bạn hạch toán theo cách thứ 2 nhé!:xinchao:
 
Ðề: chi phí phải trả

đúng rùi đó, mình cũng nghĩ thế. khi trích trước lương nghỉ phép mỗi tháng ghi:
N622/C335: 5TR
nếu tháng 7 đã trích trước lương nghỉ phép rùi thì sau 7 tháng tk 335 có số dư là 35tr thì chỉ cần hạch toán N335/C334: 35TR thui
nếu tháng 7 chưa trích trước thì
N335/C334: 30TR (số tiền đã trích trước của 6 tháng trước)
N622/C334: 5TR (số tiền lương nghỉ phép của tháng này đưa thẳng vào chi phí)
 
Ðề: chi phí phải trả

uh mình nhầm chỗ đấy. sửa lại nha :N 622 / C 335 : 5tr và t7 DN cũng chưa trích chi phí này. nhưng vấn đề là mình đã hỏi 1 số người thì họ cho rằng C2 là sai nhưng mình ko bít sai ở chỗ nào?
 
Ðề: chi phí phải trả

Nếu như hàng tháng bạn trích:N622/C335:5tr. N335/334: 5tr
Thì 7 tháng TK 335 đã cân đối
Nếu bạn ĐK thêm N335/C334:35tr nữa sẽ bị treo TK
Thực tế tháng 7 bạn đã chi 35tr thì ĐK N334/C111: 35tr là xong thôi mà
 
Ðề: chi phí phải trả

Nếu như hàng tháng bạn trích:N622/C335:5tr. N335/334: 5tr
Thì 7 tháng TK 335 đã cân đối
Nếu bạn ĐK thêm N335/C334:35tr nữa sẽ bị treo TK
Thực tế tháng 7 bạn đã chi 35tr thì ĐK N334/C111: 35tr là xong thôi mà

nếu như thế thì tháng nào trích trước thì tháng đó có phát sinh ngay còn gì.:nheo:
bạn ý hỏi trích trước lương nghỉ phép và đến tháng 7 mới phát sinh phải trả lương nghỉ phép cho cn kia mà?
 
Ðề: chi phí phải trả

Nếu như hàng tháng bạn trích:N622/C335:5tr. N335/334: 5tr
Thì 7 tháng TK 335 đã cân đối
Nếu bạn ĐK thêm N335/C334:35tr nữa sẽ bị treo TK
Thực tế tháng 7 bạn đã chi 35tr thì ĐK N334/C111: 35tr là xong thôi mà

b hiểu sai ý mình roài.trong nghiệp vụ này thì t7 mới phát sinh phải trả lương cho công nhân nghỉ phép thực tế mà. Những tháng trước ko phát sinh đâu.b giúp mình nha:gaitai:
 
Ðề: chi phí phải trả

TÀI KHOẢN 335

CHI PHÍ PHẢI TRẢ



Một số nguyên tắc hạch toán.

Kết cấu và nội dung phản ánh.

Phương pháp hạch toán kế toán.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:

1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.

2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.

3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).

p

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.

2. Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.

p

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 335 - CHI PHÍ PHẢI TRẢ

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;

- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

Bên Có:

Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Số dư bên Có:

Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

p

:xinchao:PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).


3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

4. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự trích trước vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)

Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).

5. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

6. Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi:

Nợ các TK 623, 627 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 334 - Phải trả người lao động

Có các TK 623, 627 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).

7. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh)

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

8. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)

Có các TK 111, 112,. . .

9. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)

Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ).

Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)

Có các TK 111, 112,. . .

10. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trongkỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)

Nợ TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111, 112,. . .
Bạn tham khảo nha:hawaii:!!
 
Ðề: chi phí phải trả

cả nhà cho mình hỏi với: Có nghiệp vụ thế này
Định kỳ hàng tháng DN trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm cho CN trực tiếp sản xuất ( trích từ tháng 1/N) mỗi tháng 5tr. Đến tháng 7/N thì lương nghỉ phép thực tế phải trả là 35tr. Bi giờ phải định khoản ...
C1
a.N 335 : 35tr
C 334 : 35tr
b. N 622 : 5tr
C 335 : 5tr
C2
a. N 335 : 30tr
C 334 : 30tr
b. N 622 : 5tr
C 334 : 5tr
thế 2 cách trên có cách nào sai không? và tại sao lại sai? Cả nhà chỉ dùm mình với na
- C1 là trích trước đủ 7 tháng sau đó mới hoàn chi phí trích trước.
- C2 trích trước 6 tháng còn tháng 7 tính trực tiếp vào chi phí 622.
Cả 2 cách đề đúng, đều thể hiện được khoản chi phí lương nghỉ phép thực tế là 35tr.
- Một số người cho là sai có lẽ vì họ bảo bạn trích trước toàn bộ lương nghỉ phép của 7 tháng mà bạn làm theo C2 là trái ý họ nên họ nói là sai thôi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top