chi phí mở đường

Ðề: chi phí mở đường

Chỉ tính là vật kiến trúc với đường nội bộ, trong khuôn viên đất của cty.
Con đường là con đường chung, là của Nhà nước. Nó nằm ngoài khuôn viên cty mà. Cty không kiểm soát được lợi ích kinh tế của nó. Nhà nước muốn để thì để, muốn dẹp thì dẹp.
Vậy phải tính vào quỹ phúc lợi hoặc chi phí khác, loại ra khi tính thuế thôi.

Pác nói như thế em không đồng ý. Làm gì có chuyện dẹp với không dẹp ở đây chứ. Khi đơn vị thi công làm đường, tất nhiên phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Và đương nhiên con đường làm xong không phải của DN nhưng chi phí DN bỏ ra là của DN và được tính vào chi phí hợp lý. Pác còn nhớ con đường ngoài Hạ Long (Quảng Ninh) không? Con đường nối liền từ đất liền ra đảo ấy, thì sao pác nhỉ??? Nó trị giá 100 tỷ đó. Quỹ phúc lợi nào chịu cho nổi.
 
Ðề: chi phí mở đường

Pác nói như thế em không đồng ý. Làm gì có chuyện dẹp với không dẹp ở đây chứ. Khi đơn vị thi công làm đường, tất nhiên phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Và đương nhiên con đường làm xong không phải của DN nhưng chi phí DN bỏ ra là của DN và được tính vào chi phí hợp lý. Pác còn nhớ con đường ngoài Hạ Long (Quảng Ninh) không? Con đường nối liền từ đất liền ra đảo ấy, thì sao pác nhỉ??? Nó trị giá 100 tỷ đó. Quỹ phúc lợi nào chịu cho nổi.
Ý tôi nói là: quyền sở hữu, kiểm soát đấy.
Nếu như đầu tư, chẳng hạn đường xa lộ thu phí hoặc không thu phí thì có quyết định cụ thể chứ, đúng không?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Khi xưa tôi ở Dak- nông mở đường vào rừng đâu cho tính thành TSCD đâu.
-----------------------------------------------------------------------------------------
CHuyện có phép là đương nhiên rồi. Ở đây thông tin đó không có tác dụng.

Tôi sửa cái chái bếp nhà tôi cũng còn phải có giấy phép nữa là ..
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí mở đường

Có gì mà cãi loạn cả nên vậy? Muốn nó là của DN để ghi TSCĐ hay không phải của doanh nghiệp ta phải xem xét cụ thế chứ :
1/_DN có quyền sở hữu con đường đó không : tôi nghĩ chắc là không bởi DN không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là con đường đó không phải là TS hữu hình của DN.
2/_Do yêu cầu SXKD được thuận lợi DN phải bỏ vốn ra để nâng cấp, xây dựng lại con đường này vì không thể có nguồn tài trợ hoặc đóng góp nào cả do vậy DN phải bỏ toàn bộ chi phí được khẳng định bằng giấy phép xây dựng, thiết kế dự toán và quyết toán cùng hồ sơ chứng từ kế toán khi con đường hoàn thành : như vạy Dn chi có phần giá trị đã bỏ ra dẫn đến DN có quyền được sử dụng con đường này.
Từ các lý do trên đối chiếu với tiêu chuẩn TSCĐ thì giá trị con đường này thuộc tài sản vô hình DN hạch toán và khấu hao theo chế độ.
Hết ý kiến
 
Ðề: chi phí mở đường

Chi phí DN bỏ ra làm đường cho DN sử dụng tất nhiên sẽ có người đi ké, như DN mua xe phục vụ công tác, thỉnh thoảng vẫn có người đi nhờ.
Chi phí bỏ ra làm đường là đủ điều kiện về mặt giá trị để xem là TSCĐ
Con đường thì phải có nền đường, móng, mặt đường, như vậy là hữu hình

Vì vậy hạch toán vào TSCĐ hữu hình, nhóm nhà cửa vật kiến trúc.

--------------
Mình tưởng bài này đã có hồi kết lâu rồi
__________________
 
Ðề: Hạch toán chi phí làm đường vào TK "đang bàn luận"

Tưởng vậy thôi.
Nhắc bạn điều này:
Không có TSCD là đất.
Bên Mỹ thì may ra có đất tư nhân. Ở VN chỉ có quyền sử dụng đất mà thôi.
Ghi đất, đường vào TSCD như là của mình là trật cơ bản.
 
Ðề: Hạch toán chi phí làm đường vào TK "đang bàn luận"

Mình thấy nhà xưởng của các DN , đều nằm trên đất của nhà nước, hạch toán TSCĐ cả có sao đâu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí mở đường

Có gì mà cãi loạn cả nên vậy?
Vì nhiều người còn chưa thật rõ. Bạn có trong số đó không? Chưa chắc.

Từ các lý do trên đối chiếu với tiêu chuẩn TSCĐ thì giá trị con đường này thuộc tài sản vô hình DN hạch toán và khấu hao theo chế độ.
Nguyên tắc ghi nhận TSCD vô hình khác với TSCD hữu hình.
TSCD vô hình không có hình dạng cụ thể. Ví dụ phần mềm, bằng phát minh ...
Bạn có "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đường" hay cái gì đó tuơng tự không?

Bạn lấy chi phí xây dựng để rồi tính như TSCD hữu hình nhưng sau đó chuyển qua TSCD vô hình mà cách xác định NG lại giữ như cũ -> ngay từ thoáng đầu tiên trong suy nghĩ bạn đã cho rằng nó là TSCD rồi. Thử nghĩ theo hướng nó không là TSCD xem.

Về khấu hao:
Nếu chưa có đường giá nhà xưởng 2tr/m2 , sau khi có đường có thể là 22tr/m2 (có thể: vì ta chưa thực sự bán)
Chỉ khi ta bán nhà xưởng thì giá trị TSCD vô hình (ở đây là lợi thế thương mại) mới được thu hồi. Giả sử là 3 năm sau. Nhưng bây giờ đã trích KH. Vậy chi phí và thu nhập có tương ứng? TSCD chờ bán chăng? Cũng vô lý.
Treo chi phí lại đến khi bán nhà? Ai cũng trả lời là: "KHÔNG". Treo đến bao giờ...
--------------
Muốn ghi thì phải ghi là TSCD hữu hình. Không có TSCD vô hình là "quyền sử dụng đường".
Nhưng ghi là TSCD có thể không?
 
Ðề: chi phí mở đường

Không là hữu hình, không là vô hình thì nó là cái gì. DN chắc chắn không có quyền sở hữu con đường đó (mà đúng ra là diện tích đất của con đường). để thuận tiện trong kinh doanh DN phải bỏ chi phí ra để làm đường Vậy chi phí này ai chịu. Đương nhiên nếu DN có quyền sở hữu thì chắn rào thu vé ngon lành. Nhưng ở đay DN chỉ có quyền sử dụng đồng thời với nhiều đối tượng khác những đối tượng chi biết có đường để đi. Như vậy chi phí này cua DN trước hết phục vụ cho hoạt động SXKD của DN vậy thì nó phải được khấu hao dần vào quá trình kinh doanh đâu phải chờ bán mới thu hồi. Chính vì không phải là tài sản của DN mà nó gần giống với quyền sử dụng đất chỉ hạch toán phần chi phí bỏ ra để có cái quyền sử dụng đó nên trong trường hợp này hạch toán vào TS vô hình là hợp lý. Còn nếu không chi có thể hạch toán là khoản chi phí chờ phân bổ dài hạn.
 
Ðề: chi phí mở đường

Dạ em thấy khổ thân em quá, các Pác cứ tính đưa nó vào làm TSCĐ của DN nhưng bác chỉ có quyền sử dụng đất đi thuê thì làm gì có chủ quyền mà hạch toán vào TSCĐ, cái chi phí bỏ ra làm đường kia là chi phí chứ không chuyển thành TSCĐ của DN được, bạn được sử dụng con đường đó chứ không có quyền bán hoặc thanh lý con đường, và các Pác kiểm tra lại tiêu chuẩn cho em ĐK trong QD206 về TSCĐ với nhé. Các Pác tập hợp chi phí vào 242 sau đó phân bổ dần cho 642 giúp em với ạ!

Em xin cảm ơn!

Thế nhé he he:cheers1:
 
Ðề: chi phí mở đường

Các pác cứ làm em loạn cào cào lên.
Gấu đồng tình với ý kiến của Dragon489, chi phí đó chỉ có thể đưa vào 242 mà phân bổ dần.
Con đường đó DN em có quyền sử dụng chứ không thể bán hoặc thanh lý được thì làm sao em dám cho nó dzô 211 được cơ chứ??
 
Ðề: chi phí mở đường

hi hi, Xù cũng góp thêm phần loạn cào cào nhé :cheers1:.

Nếu là đừơng nội bộ của doanh nghiệp, chẳng có người dân nào đi vào con đường ấy của mình được và DN có quyền sử dụng trên phần đất ấy thì cũng có thể đưa vào 211 (tách riêng hoặc gộp chung với giá trị nhà xưởng xung quanh cho nó lành), hoặc đưa vào 242 phân bổ vài năm.

Nếu là đường của chung (ví dụ lối vào của DN) thì tất cả chi phí làm đường DN bỏ ra cho vào 242 phân bổ vào chi phí của DN. Có duy tu bảo dưỡng thì DN bỏ ra bao nhiêu cho vào chi phí bấy nhiêu, các bác nói người dân cũng góp phần làm hư con đường, hic hic, đi bộ với xe máy thì bì làm sao với xe tải chạy ầm ầm của DN :smilielol5:
Chẳng có sự khác biệt về bản chất kế toán nào giữa đường bên trong khuôn viên DN và đường DN mở bên ngoài DN.
- Khi DN mở đường bên ngoài chắc chắn để đi lại cho hoạt động KD của mình, DN hoàn toàn kiểm soát được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng con đường này ngoài một phần nhỏ là các cư dân gần đó được hưởng lợi => Thỏa mãn điều kiện (a)
- DN mở đường mất CP => Thỏa mãn điều kiện (b).
- Thời gian sử dụng con đường chắc chắn vài năm => Thỏa mãn (c).
- Giá trị con đường tiền tỷ => Thỏa mãn điều kiện (d).

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
 
Ðề: chi phí mở đường

Theo mình nghỉ nên tập hợp vào 242, sau đó phân bổ sẽ hợp lý hơn!
Mong các bạn góp ý để làm rõ vấn đề!
 
Ðề: chi phí mở đường

Theo mình nghỉ nên tập hợp vào 242, sau đó phân bổ sẽ hợp lý hơn!
Bạn nói tập họp vào 242 là hợp lý hay phân bổ 3 năm (hoặc 20 năm) là hợp lý?

Tập hợp vào 242 khi xác định nó là chi phí. Nhưng là chi phí gì? Cụ thể hơn chút nữa đi. Chi phí SXC? Chí phí QLDN? Chi phí bán hàng? Nó đi vào giá thành sản phẩm theo yếu tố nào?

Phân bổ là vì ta muốn tính chi phí qua các kỳ cho nó tương đối đồng đều nhau và để đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các kỳ chính xác hơn. Ở đây dễ thống nhất nếu giải quyết được câu hỏi trên. C242/ N???
 
Ðề: chi phí mở đường

Bạn nói tập họp vào 242 là hợp lý hay phân bổ 3 năm (hoặc 20 năm) là hợp lý?

Tập hợp vào 242 khi xác định nó là chi phí. Nhưng là chi phí gì? Cụ thể hơn chút nữa đi. Chi phí SXC? Chí phí QLDN? Chi phí bán hàng? Nó đi vào giá thành sản phẩm theo yếu tố nào?

Phân bổ là vì ta muốn tính chi phí qua các kỳ cho nó tương đối đồng đều nhau và để đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các kỳ chính xác hơn. Ở đây dễ thống nhất nếu giải quyết được câu hỏi trên. C242/ N???

Nếu phục vụ đi lại cho DN thì hạch toán vào TK 642 khi phân bổ chi phí
Nợ TK 642
Có TK 242
Nếu làm đường dẫn từ VP xuống xưởng
Nợ TK 627
Có TK 242

Các Pác bổ sung cho em thêm các trườg hợp.
 
Ðề: chi phí mở đường

E có vài trường hợp muốn hỏi các pác:

Bên e xây đường theo dự án BOT gì đó. Xây xong đc thu phí cầu đường mấy năm đó. E hạch toán con đường này thế nào ạ?!

242 và 211 về bản chất khác nhau thế nào ạ?!
 
Ðề: chi phí mở đường

E có vài trường hợp muốn hỏi các pác:

Bên e xây đường theo dự án BOT gì đó. Xây xong đc thu phí cầu đường mấy năm đó. E hạch toán con đường này thế nào ạ?!

242 và 211 về bản chất khác nhau thế nào ạ?!
Xây BOT thì hạch toán chi phí đầu tư vào 241, hoàn thành kết chuyển: N211/C241. Khấu hao theo thời gian vận hành được thu phí (Operate).
211 phản ánh TSCD hữu hình, các chi phí bỏ ra thỏa mãn định nghĩa TSCD hữu hình.
242 phản ánh các chi phí đã bỏ ra có liên quan đến nhiều kỳ kế toán nhưng không thỏa mãn định nghĩa TSCD hữu hình hoặc vô hình (VAS 03, 04).
 
Ðề: chi phí mở đường

E có vài trường hợp muốn hỏi các pác:

Bên e xây đường theo dự án BOT gì đó. Xây xong đc thu phí cầu đường mấy năm đó. E hạch toán con đường này thế nào ạ?!
242 và 211 về bản chất khác nhau thế nào ạ?!

Khi làm đường thì phải dùng nguồn kinh phí cho dự án xây đường đó.
Và khi là xong các chi phí không được tính vào tài sản hay chi phí kinh doanh của cty.
Nhưng vì cty được phép thu phí, khi đó đủ điều kiện để ghi tăng TSCĐ vì :
- DN có quyền kiểm soát, quyền ngăn chận người khác khai thác sử dụng.
- Mang lại lợi ích tính được cụ thể.
Nhưng Cty không được phép tính khấu hao con đường này (xem QĐ206).
-------------

Đối với DN: Đồng ý tài trợ xây dựng con đường kèm theo điều kiện được thu phí trong 1 khoảng thời gian nào đó.
Nhưng ở câu trên 2 bên chữ "kèm theo điều kiện" là 2 chuyện khác nhau. Không phải liên quan giữa doanh thu và chi phí hợp lý.
DN đồng ý xây đường vì được tiếng tốt là bỏ tiền xây đường nhưng thực tế không phải bỏ ra 100% chi phí xây.
Còn Nhà nước đồng ý vì Nhà nước muốn khuyến khích chuyện đó. Cho phép thu phí như là 1 phần thưởng khuyến khích mà thôi.
 
Ðề: chi phí mở đường

Xây BOT thì hạch toán chi phí đầu tư vào 241, hoàn thành kết chuyển: N211/C241. Khấu hao theo thời gian vận hành được thu phí (Operate).
211 phản ánh TSCD hữu hình, các chi phí bỏ ra thỏa mãn định nghĩa TSCD hữu hình.
242 phản ánh các chi phí đã bỏ ra có liên quan đến nhiều kỳ kế toán nhưng không thỏa mãn định nghĩa TSCD hữu hình hoặc vô hình (VAS 03, 04).

Nợ 211 gì pác?

Cái đường đó có phải là đường của cty e đâu mà đưa vào tài sản cố định của cty. Đường của nhà nước muh. :ngaytho: :ngaytho:

P/S: ai nhập bài của e vào topic này zậy?! :danghi::danghi:
 
Ðề: chi phí mở đường

Nợ 211 gì pác?

Cái đường đó có phải là đường của cty e đâu mà đưa vào tài sản cố định của cty. Đường của nhà nước muh. :ngaytho: :ngaytho:

P/S: ai nhập bài của e vào topic này zậy?! :danghi::danghi:

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao.
Cho đến khi chưa chuyển giao thì vẫn là tài sản của công ty.
Nợ 211 vẫn được
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top