Chi phí lãi vay

hangngarv

New Member
Hội viên mới
Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?

Ai đứng tên vay NH?

Xem như cty vay NH 4tỷ.
Sau đó về cho cá nhân vay lại 1,5tỷ.
Lãi vay của 4tỷ -> tính hết vào chi phí cty N635.
Thu lại lãi vay của cá nhân đó -> tính vào thu nhập của cty C515.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?

Cá nhân đứng tên trên HĐ tín dụng & dùng TS để thế chấp vay, thì khoản vay & lãi vay toàn bộ của HĐ tín dụng này đối với Ng. hàng thuộc về cá nhân.

Sau đó cá nhân cho DN vay lại 2.5 tỉ thì lập HĐ vay khác, DN chịu trách nhiệm trước khoản vốn vay & lãi vay này mà thôi.

Như vậy kế toán chỉ phản ánh số tiền vay cho DN là 2.5 tỉ & số lãi trên phần vay này
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Trên nguyên tắc đúng là như vậy.Nhưng sẽ có thỏa thuận giữa cá nhân và DN về việc trả chi phí lãi vay này chứ.Việc chi trả thế nào sẽ do 2 bên tự thỏa thuận. Nếu DN không đồng ý trả lãi vay cho cá nhân thì cá nhân không thế chấp Tài sản đó.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Trên nguyên tắc đúng là như vậy.Nhưng sẽ có thỏa thuận giữa cá nhân và DN về việc trả chi phí lãi vay này chứ.Việc chi trả thế nào sẽ do 2 bên tự thỏa thuận. Nếu DN không đồng ý trả lãi vay cho cá nhân thì cá nhân không thế chấp Tài sản đó.

1/ Nếu vậy thì cuối năm trên tờ khai tự QT thuế TN phải loại chi phí vay của 1.5 tỉ DN trả giùm cho CN ra khỏi chi phí để XD thu nhập chịu thuế.

2/ Hoặc cộng toàn bộ lãi vay lại chia cho 2.5 tỉ mà ko vượt quá 1.5 lãi suất của ngân hàng thì được.

Vì chi phí để XĐ thu nhập chịu thuế chỉ & chỉ khi số vốn vay đó phục vụ cho HĐ SXKD hoặc tạo ra DThu cho DN mà thôi, như vậy số vốn ở đây tham gia vào HDSXKD của DN chỉ là 2.5 tỉ.

Nếu còn các thỏa thuận khác giữa DN với cá nhân thì như mục 1 hoặc 2
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Xem như cá nhân vay 4tỷ và trên hợp đồng thì cho DN vay lại 4tỷ.Nhưng thực tế chỉ đưa cho DN 2,5tỷ thôi.Để khi quyết toán thuế thì chi phí đó được tính là chi phí hợp lý.Như bạn gì trên kia có nói.Em tán thành phương án này.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Đó là thỏa thuận riêng giữa DN và cá nhân.Trường hợp này đâu phải là hiếm gặp. Về nguyên tắc thì sai mười mươi rồi.Nhưng thực tế thì chuyện này xảy ra như cơm bữa.Thủ quỹ nên nghe theo Giám đốc nếu không muốn bị thôi việc.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Tài liệu kế toán ngân hàng bạn có thể vào mục Tài liệu để tìm. Hối đoái có tác dụng gì là sao?Bạn hỏi rõ hơn đi.Nếu biết thì mình trả lời giúp.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Nếu vay cá nhân lãi suất không vuwotj quá 1.2 %/tháng , khoản quá không được tính vào chi phí hợp lý, nhưng đây là cá nhân bảo lãnh cho công ty vay,không làm hợp đồng với cá nhân làm gì cả

Khà khà. Túm được đuôi rồi.
Nếu vay cá nhân thì lãi suất không quá 1,2 lần lãi suất vay NH (tính vào chi phí hợp lý - theo TT134).


CHủ topic nói là cá nhân đó dùng tài sản thế chấp để bảo lãnh cho cty vay của NH mà.
Như vậy khế ước vay cũng như các chứng từ khác đều là cty đứng tên vay NH.
Sau đó cty cầm 2,5 tỷ, giao lại cho cá nhân 1,5 tỷ (cho mượn, cho vay).
------------
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Theo Vansi thì tài sản này dùng thế chấp cho 1 khế ước vay (cty đứng tên) hay là thế chấp cùng lúc cho 2 khế ước (1 của cá nhân vay và 1 của cty vay)?

1 tài sản có được dùng thế chấp cho 2 khế ước?

Quy định nào về việc cty phải trả lãi suất 0,92%/tháng như là tiền bảo lãnh?
Chú ý từ ngữ: PHẢI, LÃI SUẤT, 0,92%/THÁNG, TIỀN BẢO LÃNH
Tôi không hiểu mấy từ đó nghĩa là gì?
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Hình như bạn này đặt đưa ra câu hỏi chưa thật sự rõ ràng làm cho mọi người cứ hiểu nhầm hết cả lên. Theo như mình hiểu câu hỏi của bạn sẽ là.
Cá nhân sẽ là bên thứ ba ( có TSCD) đứng ra bảo lãnh cho công ty bạn vay ngân hàng là 4 tỷ( công ty sẽ là đại diện pháp nhân ký khế ước với ngân hàng là 4 tỷ) khi đó khoản chi phí lãi vay của 4 tỷ sẽ do bên công ty bạn hạch toán vào TK 635.
Còn khoản 1,5 tỷ đưa cho cá nhân thì khi cá nhân đó trả lãi hàng tháng cho 1,5 tỷ đó thì sẽ chuyển qua công ty bạn, công ty bạn sẽ hạch toán vào TK515.
Nếu thực sự cá nhân này có TSCD trị giá 4 tỷ mà mang đi thế chấp ngân hàng thì sẽ ko được vay đến 4 tỷ đâu bạn à, ngân hàng chỉ cho vay cao nhất là 80% tổng giá trị đem đi thế chấp.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

các bạn ơi, đa số các khoản vay cho công ty thì phải lấy tài sản của công ty thế chấp nhưng đa số các ông chủ không khai báo hết tài sản mang tên công ty vì nhiếu nguyên nhân chủ quan của họ. Nhưng khi NH cho vay họ bắt phải có người bảo lãnh nếu công ty đó không có tài sản để thế chấp. Thế thì chỉ có họ mới dám bảo lãnh cho chính công ty mình. Vậy thì ở đây không có thỏa thuận mượn giùm đâu các bạn. Chi phí công ty bỏ ra thì nhiều thứ nhưng các bạn đừng quên "chi phí để phục vụ cho sản xuất kinh doanh" mới là chi phí được chấp nhận. Các khảon trả lãi vay như các bạn nêu ở trên đều sẽ bị xuất toán hết đây. Thuế chỉ chấp nhận lãi vay trên khoản vay mang tên công ty mà thôi. Còn ai bảo lãnh họ không cần quan tâm.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?


Trong trường hợp này ngân hàng sẽ ký 2 hợp đồng tín dụng: 1 với cá nhân, 1 với Công ty bạn (nhưng với điều kiện hợp đồng thế chấp TS phải chỉ rõ nghĩa vụ được bảo đảm). Do đó, chứng từ ngân hàng sẽ chỉ rõ đối tượng giao dịch là cá nhân hoặc Công ty của bạn.

Vì vậy, bạn không thể có chứng từ liên quan đến khoản vay 1,5 tỷ để hạch toán chứ!?:thumbdown:
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Cá nhân vay NH 4tỷ thì giữa cá nhân đó và NH có HĐ thỏa thuận với nhau. Cá nhân đó có trách nhiệm trả lãi và vốn cho NH, Nếu cá nhân cho DN vay thì tiến hành làm hợp đồng vay. Chi phí khoản vay này DN hạch toán vào chi phí lãi vay (nhưng lãi suất vay không được vượt quá 1.2 lần lãi suất NHNN công bố tại thời điểm vay_khoản chênh lệch này không được tính vào chi phí hợp lý đâu)
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?


+ Cá nhân bảo lãnh cho cty vay 4tỷ và cty cho cá nhân này sử dụng khoản tiền 1.5 tỷ trong đó, hay là Cá nhân thế chấp tài sản để vay 1.5tỷ & và bảo lãnh cho cty bạn vay 2.5tỷ(2 hợp đồng vay) :confuse1:

=> Theo như chủ Topic thì có lẽ là trường hợp cá nhân thế chấp tài sản để cty vay ngân hàng 4 tỷ sau đó cty cho lại cá nhân này sử dụng 1.5tỷ => chứng từ thể hiện lãi vay cho cty là 4tỷ => nếu vậy thì theo mình bạn đưa hết vào 635!!!
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Bác xem lại đi,cá nhân dem TSCD đi thế chấp ngân hàng, nhưng vay được 2,5 tỷ, còn 1,5 tỷ baoprlaxnh cho công ty vay ngân hàng ,xem như là bảo lãnh, theo quy định công ty phải trả cho cá nhân lãi suất 0.92 %/tháng như là tiền bảo lãnh, vẫn hợp lý.
Thân chào


+ Cái màu đỏ này hình như là bị ngược :dapghe:

+ Quy định nào nói là cá nhân phải trả tiền bảo lãnh cho cty vậy pác Vansi - cái này em vay ngân hàng nhưng tài sản thế chấp để bảo lãnh là của một người trong cty => thỏa thuận về phí bảo lãnh như thế nào là việc của em với người đứng ra bảo lãnh, ai bắt buộc hay có cái gì bắt buộc là 0.92% àh - pác cho em xin cái quy định!!! em thỏa thuận 1.000đ/tháng được ko ạh - thực tế là em ko phát sinh phí bảo lãnh này vì TS là của một người trong HĐQT lun :happy3:
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều khoản vay bác nhé, cái này không có gì thắc mắc cả.Tôi từng làm trong ngân hàng,bác có thể liên hệ phòng tín dụng ngân hàng,không thì tôi cho bác điẹn thoại để bác hỏi, còn lãi suất 0.92 % thì tôi nhớ không chính xác lắm, để tôi tìm lại rồi send cho bác xem.
Thân chào

Căn cứ Bộ Luật DS hiện hành, thì một TS có thể dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ DS, các bạn có thể tham khảo Điều khoản sau:
Điều 324. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự
"1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.
Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn."


Chúc may mắn.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?

Cty ghi nhận chi phí cho cả 4 tỷ vay NH là không đúng.

Cty chỉ ghi chi phí lãi vay 2.5tỷ dưới hình thức vay NH có bảo lãnh.

Ở đây bạn hiểu là Cty vay 2.5tỷ thông qua bảo lãnh của 1 cá nhân nên có nghĩa vụ với khoản chi phí tài chính liên quan đến 2.5tỷ này thôi.

Good luck!
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Chào các bạn!
Cá nhân có TSCĐ là 4 tỷ mang đi thế chấp để vay ngân hàng nhưng cá nhân đó chỉ vay 1,5tỷ còn lại bảo lãnh vay cho công ty là 2,5 tỷ. Trong quá trình làm kế toán của Công ty đã hạch toán toán bộ chi phí lãi vay của hai món nợ trên vào chi phí của công ty. Vậy các bạn thấy sai ko?
Tôi thấy người đặt ra câu hỏi đã quá rõ ràng là khối tài sản cá nhân này được mang đến ngân hàng làm 2 hợp đồng vay, 1 cho cá nhân - chủ nhân khối tài sản và 1 cho cty - do chủ nhân khối tài sản bảo lãnh. Vì vậy, tiền lãi vay, bên nào vay bên đó chi trả và ngân hàng sẽ đòi tiền theo chủ thể của hợp đồng vay chứ không đòi riêng cá nhân hay cty. Trong trường hợp, cty ù lì không chịu trả lãi vay hoặc không đáo hạn khoản vay khi hết hạn vay thì ngân hàng sẽ đòi cá nhân bảo lãnh cho vay để thu hồi vốn.

Để cho chủ nhân topic này có câu trả lời rõ ràng, tôi xin đưa ra 2 giải pháp cho cả 2 tình huống, bạn thấy tình huống nào đúng thì áp dụng nhé!

1. Ở đây, tôi nghĩ, có thể khối tài sản này là của cá nhân ông GĐ - chủ doanh nghiệp mang đi vay (vay cho cty và vay cho cá nhân) nên kế toán mới đưa hết vào chi phí chăng??? Làm như thế là sai, bởi vì trên hợp đồng vay giữa ngân hàng và cty thì cty chỉ vay có 2,5 tỉ ==> trả lãi trên số vốn vay đó ==> hạch toán đúng số tiền vay trên khuế ước vay, hạch toán lãi vay đúng theo sổ chi tiết ngân hàng.

Nếu đúng như thế mà xưa nay kế toán cũ làm sai thì bạn phải làm lại, phải xuất toán số tiền lãi vay mà cá nhân đó vay ra. Hoặc bây giờ bạn cứ làm theo số đúng dựa vào chứng từ vay ngân hàng, còn số cũ đợi đến khi quyết toán thuế sẽ "bốc ra giúp bạn". Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên bạn phải làm là báo cáo rõ ràng cho sếp biết để có hướng giải quyết tốt nhất.

2. Còn nếu như, hợp đồng vay thể hiện cty vay cả 4 tỉ, khuế ước vay 4 tỉ và hàng tháng cty phải trả lãi vay cho 4 tỉ này thì hạch toán vào TK 635 tất cả. Còn việc cá nhân lấy 1,5 tỉ tiêu xài, sử dụng cá nhân thì là vấn đề nội bộ cty (đây là việc tế nhị hihihihi), cty có thể làm hợp đồng cho cá nhân này vay 1,5 tỉ và thu lãi đưa vào TK 515.
 
Ðề: Chi phí lãi vay

Theo mình là sai bởi vì cá nhân đó vay cho mình 1,5 tỷ thì cá nhân đó phải trả lãi phần đó.Còn công ty chỉ phải trả lãi 2,5 tỷ thôi.Còn trường hợp nếu công ty bạn có thỏa thuận riêng với công ty kia thì được, nhưng phải có cháng từ hợp lý đó nha
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top