Chi phí điện thoại , điện, nước

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Nếu vậy làm theo #09 của HienTriet ổn không anh Đại Bàng nhở.

Làm theo Bác Hiền Triết thì thủ công quá, ai đời mỗi tháng phải ngồi tính lại chi phí điện nước??? nếu sản xuất 1 loại SP thì hok nói gì, lỡ SX nhiều mặt hàng thì sao??? làm thế vất vả lắm đấy. Cái đó chỉ áp dụng cho DN mới bắt đầu hoạt động thui chưa xây dựng được định mức cho từng sản phẩm. Còn nếu đã có sẵn định mức rùi thì cứ áp Barem vô mà tính. Nhưng cách hạch toán của Bác Triết thì okie
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Làm theo Bác Hiền Triết thì thủ công quá, ai đời mỗi tháng phải ngồi tính lại chi phí điện nước??? nếu sản xuất 1 loại SP thì hok nói gì, lỡ SX nhiều mặt hàng thì sao??? làm thế vất vả lắm đấy. Cái đó chỉ áp dụng cho DN mới bắt đầu hoạt động thui chưa xây dựng được định mức cho từng sản phẩm. Còn nếu đã có sẵn định mức rùi thì cứ áp Barem vô mà tính. Nhưng cách hạch toán của Bác Triết thì okie


Đấy nhá, Đây là nói DN đã xác định được định mức rồi hen, còn vấn đề nếu DN không xác định được định mức thì sao (642 không xác định ấy) mời pác [you] tiếp tục cho ý kiến.
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Đấy nhá, Đây là nói DN đã xác định được định mức rồi hen, còn vấn đề nếu DN không xác định được định mức thì sao (642 không xác định ấy) mời pác [you] tiếp tục cho ý kiến.

Nếu đã có định mức rồi cũng chưa chắc .
VD 1 xưởng sx 3 loại sp A, B,C, có định mức rồi nhưng vì 1 lý do nào đó, thiếu hụt nguyên liệu chẳng hạn mà tháng này chỉ sx A,B . Nếu áp dụng định mức SX như cũ thì thì sẽ phát sinh chênh lệch ( vì thật sự các xưởng khi ngừng sx 1 sp, cp điện nước sẽ giảm nhưng ko bằng với phần sx của sp C ). Vậy phần chênh lệch này sẽ tính như thế nào. Nếu xây dựng định mức lại thì chưa có hóa đơn điện nước của tháng đó.
Dạ cám ơn các bác trước .
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Nếu đã có định mức rồi cũng chưa chắc .
VD 1 xưởng sx 3 loại sp A, B,C, có định mức rồi nhưng vì 1 lý do nào đó, thiếu hụt nguyên liệu chẳng hạn mà tháng này chỉ sx A,B . Nếu áp dụng định mức SX như cũ thì thì sẽ phát sinh chênh lệch ( vì thật sự các xưởng khi ngừng sx 1 sp, cp điện nước sẽ giảm nhưng ko bằng với phần sx của sp C ). Vậy phần chênh lệch này sẽ tính như thế nào. Nếu xây dựng định mức lại thì chưa có hóa đơn điện nước của tháng đó.
Dạ cám ơn các bác trước .

Cũng hay nhở, Thanks pà chị cái :kisses:
Nhưng đang vd cho 1 loại SP thì sao nhở, & cái 642 hay là 6422 nó nằm tất ở trong này thì sao đây.
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Cũng hay nhở, Thanks pà chị cái :kisses:
Nhưng đang vd cho 1 loại SP thì sao nhở, & cái 642 hay là 6422 nó nằm tất ở trong này thì sao đây.

Vẫn chưa hiểu khái niệm 642, 6422 nằm tất trong giá thành ?

642 là 642, còn giá thành nằm ở 154, 155.
Nếu là chi phí điện nước cho hoạt động SX thì từ 627 kết chuyển qua 154, sao lại có dính 642
( ẹc, hình như mình bị mất căn bản thì phải)
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Vẫn chưa hiểu khái niệm 642, 6422 nằm tất trong giá thành ?

642 là 642, còn giá thành nằm ở 154, 155.
Nếu là chi phí điện nước cho hoạt động SX thì từ 627 kết chuyển qua 154, sao lại có dính 642
( ẹc, hình như mình bị mất căn bản thì phải)

Dạ thưa chị em nói ở đây là 642 nó nằm ngay tại nơi SX đấy ạh, càng ngày càng xa chủ đề.
Vấn đề này em xin phép dừng, bạn nào quan tâm thì đọc bài của HienTriet, có ý kiến gì thêm em xin mời.
Thanks cái!
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Câu hỏi :

Cho mình hỏi chi phí điện điện thoại và nước của tháng này nhưng đầu tháng sau mới thông báo vậy cuối tháng làm sao biết được chi phí bao nhiêu để tính giá thành sp monh các bạn cho mình cách giải quyết

Câu trả lời

Tiền điện bạn có thể ghi chép số tiêu thụ trên đồng hồ rồi tính ra tiền.

Điện nước thì bạn có thể căn cứ vào đồng hồ điện nước để ước tính, điện thoại thì gọi đt hỏi bưu điện thì biết được cước phí tháng vừa rồi ( hơi cực nhỉ)
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Dạ, các pác hạch tóan
Nợ TK 642
Có TK 335
Khi có hóa đơn:
Nợ TK 335
Nợ TK 133
Có TK 111
Nhé, thân chào
hoạch toán như bác là ổn rồi, nhưng em nghĩ sản xuất mà đưa vào 642 làm sao tính giá thành nhỉ/ bác coi lại xem sao?
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Làm theo Bác Hiền Triết thì thủ công quá, ai đời mỗi tháng phải ngồi tính lại chi phí điện nước??? nếu sản xuất 1 loại SP thì hok nói gì, lỡ SX nhiều mặt hàng thì sao??? làm thế vất vả lắm đấy. Cái đó chỉ áp dụng cho DN mới bắt đầu hoạt động thui chưa xây dựng được định mức cho từng sản phẩm. Còn nếu đã có sẵn định mức rùi thì cứ áp Barem vô mà tính. Nhưng cách hạch toán của Bác Triết thì okie
Nếu đã có định mức đem cái này ra bàn làm gì Đại Bàng :confuse1: :confuse1:.

-----------------------------------------------------------------------------------------
Dạ, các pác hạch tóan
Nợ TK 642
Có TK 335
Khi có hóa đơn:
Nợ TK 335
Nợ TK 133
Có TK 111
Nhé, thân chào

Cái nào đưa vào 642.
Lại ko chịu đọc kỹ đề bài :dapghe: :dapghe:
Cái này bài 9 em có nói rồi Pác :cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

hoạch toán như bác là ổn rồi, nhưng em nghĩ sản xuất mà đưa vào 642 làm sao tính giá thành nhỉ/ bác coi lại xem sao?

Nếu muốn đưa vào tính giá thành thì hạch toán vào TK 627(QĐ15) hoặc 154(QD48) mà thôi!

Thân chào!
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Chi phí điện nước điện thoại thường bao gồm cả chi phí sx, chi phí kd nếu như Dn ko có thoả thuận với bên cung cấp là tách riêng ra. và vì vậyChi phí điện nước, điện thoại sẽ được phân bổ cho bộ phận sx và bộ phận kd theo những tiêu chuẩn hợp lý cũng như công suất hoạt động thực tế của phân xưởng

Ta có thể tính luôn trong kỳ thông qua định mức bằng cách trích trước chi phí phải trả
Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh (chưa có hoá đơn và chưa trả tiền) nhưng được ghi nhận là Chi phí của kỳ kế toán. Đây là những khoản chi phí mà do tính chất nên được tính trước vào chi phí sxkd cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sp

Định kỳ
Nợ TK 627, 642
Có TK 335 : Mức trích

khi có hoá đơn
Nợ TK 335
Nợ TK 133
Có TK 111

Nếu CF thực tế phát sinh lớn hơn mức trích
Nợ TK 627,642
Có TK 335 : chênh lệch

Nếu CF thực tế phát sinh nhỏ hơn mức trích
Nợ TK 335
Có TK 627,642
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Hạch toán thì không nói pác ah, nhưng ở đây câu hỏi không đề cập đến vấn đề này!
Chi phí Điện - Nước - . . . tháng này phát sinh nhưng tháng sau mới có HĐ, vậy thì làm cách nào để tính ra giá thành sản phẩm?
Chú ý câu hỏi hen pác!

Mời [you] cho ý kiến!

Trong Nguyên lý kế toán của Anh -Mỹ có 2 phương pháp kế toán được gọi là Accrual method - Trích trước and cash method - Thực chi. Để đảm bảo chi phí luôn tập hợp được đầy đủ theo khoản mục bạn nên dùng phương pháp trích trước . Kế toán của VN cũng có TK này. Vì quá trình kế toán là liên tục, nên bạn không cần quan tâm lắm đến việc hóa đơn tháng này nhưng lại chi vào tháng sau. Bạn có thể dựa vào hóa đơn của tháng trước để trích cho tháng này.|Bạn cũng có thể sử dụng thêm phương pháp hoàn trích reverse accrue| Việc trích trước như vậy sẽ giúp bạn phân tích chi phí kinh doanh tốt hơn và đều hơn. Tránh tình trạng có tháng hóa đơn về kịp thì có chi phí, có tháng hóa đơn về không kịp lại không có chi phí hoặc dồn chi phí vào một tháng nào đó khiến chi phí trồi sụt hất thường. Điều này sẽ giúp bạn tính giá thành chính xác hơn. Chúc bạn thành công.
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Bạn có thể trích trước như sau:
N TK 627.642
C Tk 335
Khi nhận hóa đơn
N TK 335
N Tk 133
C TK 111,112
Nếu mức trích lớn hơn so với thực tế( khoản chênh lệch)
N TK 335(CL)
C TK 627,642
Nếu mức trích nhỏ hơn
N TK 627,642
C TK 335(CL)
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Cho mình hỏi chi phí điện điện thoại và nước của tháng này nhưng đầu tháng sau mới thông báo vậy cuối tháng làm sao biết được chi phí bao nhiêu để tính giá thành sp monh các bạn cho mình cách giải quyết

Cho tôi hỏi bạn nhé: tại từng bộ phận SX của bạn có lắp đặt đồng hồ đo, đếm chỉ số tiêu dùng điện, nước chưa và dùng điện thoại số riêng hay tổng đài, nếu là tổng đài thì có phần mềm theo dõi từng line riêng ko?
Như vậy là chi phí tại bộ phận nào bạn đã ghi nhận được tại bộ phận đấy rồi nhé, phần cho quản lý doanh nghiệp bạn lấy tổng số trừ đi từng bộ phận (hơi dài dòng tý cho rõ ý, kekeke),nếu đơn vị bạn chưa làm theo tôi nên làm như vậy để phục vụ quản trị doanh nghiệp (nếu bạn cần giải thích với ai đó).
Chi phí điện điện thoại và nước của tháng này nhưng đầu tháng sau mới thông báo thì sử dụng TK 335 như các bạn đã nói rồi.
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Theo mình nghĩ thì nhung chi phí đó nhỏ ko quá lớn. Mà nó lại diễn ra đều đặn thì tháng nào cũng có thì cứ kệ nó đi. VD tháng 5/08 thì sẽ có HD sd của tháng 4/08. thì tháng 5 tính Zsp thì tính CP điện, nước, điện thoại theo HD đó. Hoạt động của mình thường thì đều đặn ko quá đột biến nên CP nó cũng ko quá chênh lệch đâu. Còn nếu muốn tính chi tiết thì lắp công tơ điện nước riêng cho khu vực sx và cuối tháng thì mình tự tính Chi phí đó để tính vào giá thành vậy. Nhưng mình nghĩ ko cần thiết phải đến mức độ đó đâu
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Cho mình hỏi chi phí điện điện thoại và nước của tháng này nhưng đầu tháng sau mới thông báo vậy cuối tháng làm sao biết được chi phí bao nhiêu để tính giá thành sp monh các bạn cho mình cách giải quyết

Theo mình thì ngày ghi trên HD như thế nào thì bạn hạch toán vào tháng phát sinh của chứng từ đó. Vì bt thì tiền dt và tiền điện, nước bao giờ cũng chậm hơn 1 tháng. VD tháng 5 thì mới có HD điện dt của T4. Bạn hãy cú làm bt thôi
 
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Mỗi hóa đơn đầu vào có thể kê khai trong vòng 3 tháng. Vô tư đi bạn, tờ khai thuế TNDN quý chỉ là tạm tính thôi, bạn ạ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí điện thoại , điện, nước

Theo mình thì ngày ghi trên HD như thế nào thì bạn hạch toán vào tháng phát sinh của chứng từ đó. Vì bt thì tiền dt và tiền điện, nước bao giờ cũng chậm hơn 1 tháng. VD tháng 5 thì mới có HD điện dt của T4. Bạn hãy cú làm bt thôi

Mỗi hóa đơn đầu vào có thể kê khai trong vòng 3 tháng. Vô tư đi bạn, tờ khai thuế TNDN quý chỉ là tạm tính thôi, bạn ạ.

Ui trời, không phải vấn đề hạch toán chi phí đúng thời gian quy định hay không, mà vấn đề ở đây là làm sao tính giá thành cho hợp lý nhất & phản ánh đúng bản chất vấn đề nhất. Một DN mà chi phí không quản lý nổi thì làm sao kinh doanh đây bạn???
Giải quyết vấn đề ở đây bạn có thể tham khảo bài viết số 9 & bài của CLP

Thân
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top