Chỉ chấm dứt cưỡng chế khi đã nộp đủ tiền nợ thuế

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
nợ.jpg

Tổng cục Hải quan cho biết, tại Điều 92 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 36 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 quy định trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

" Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định".

Điểm b, Điểm đ Khoản 3 Điều 11 như sau:

b) Quyết định cưỡng chế phải được ban hành tại các thời điểm sau:

- Sau ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày: Số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định của pháp luật.

- Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế.

- Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

đ) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tại nhiều tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước khác nhau thì người có thẩm quyền căn cứ vào số lượng tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước để ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản, đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phong tỏa tài khoản đối với các tài khoản còn lại của người nộp thuế tương ứng với số tiền bị cưỡng chế trong trường hợp cần thiết.

Sửa đổi điểm b Khoản 5 Điều 13 như sau:

“b) Khi nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng của cơ quan hải quan thì cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế theo đúng trình tự, thủ tục và gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan biết, phối hợp.

Trường hợp cơ quan thuế không thực hiện được ngay biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đề nghị của cơ quan hải quan thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết và nêu rõ lý do”.

Tại Khoản 2 Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định: " Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước".

Điểm c Khoản 4 Điều 13 như sau:

“c) Cơ quan thuế thông báo chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này kèm theo thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng (mẫu số 09/CC ban hành kèm theo Thông tư này) khi đối tượng bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp đã được cơ quan thuế ban hành quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp.

Ngay trong ngày thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng thì cơ quan thuế phải đăng thông báo về việc hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng lên trang thông tin Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn)”.

Bên cạnh đó, tại Điểm c Khoản 3 Điều 47 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: “hàng hóa XK, NK của tờ khai hải quan mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.

Với những quy định trên, Tổng cục Hải quan cho biết, về nguyên tắc người nộp thuế đang còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp quá hạn 90 ngày thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế. Các biện pháp cưỡng chế chỉ chấm dứt khi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được nộp đủ vào NSNN và hàng hóa thuộc tờ khai hải quan mới phát sinh phải nộp đủ thuế trước khi thông quan/giải phóng hàng.

Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật;
- Luật Việt Nam;
- Bộ Tài chính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top