Ðề: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
TẠI SAO CÓ 2 CÁCH GHI NHẬN tghđ như vậy?
Không có 2 cách mà chỉ là có 2 trường hợp khác nhau, mỗi trường hợp chỉ có 1 cách ghi theo quy định.
a - Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh
b - Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB
Trừong hợp b là khi
doanh nghiệp đang XDCB ban đầu, doanh nghiệp chưa đi vào SXKD. Khi đó chênh lệch tỷ giá phát sinh (còn gọi là chênh lệch tỷ giá đã thực hiện) sẽ được cho phép tạm chưa ghi vào 515, 635 để tính lãi lỗ của năm đó mà tạm ghi vào 413. Đến khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào SXKD thì 413 đó sẽ được phân bổ trong vòng 03 năm.
Trường hợp a là doanh nghiệp đang SXKD và xây dựng mở rộng sản xuất thì chênh lệch tỷ giá phát sinh sẽ tính ngay vào 515, 635 và tính thuế TNDN ngay năm đó.
Bạn phân biệt "
doanh nghiệp đang hoạt động" hay chưa hoạt động chứ không phải
TSCD đang hoạt động hay chưa. Lý do: đây là ảnh hưởng của
hoạt động tài chánh của doanh nghiệp chứ không phải chênh lệch do hoạt động của TSCD ấy.
àh,cám ơn bạn.Nhưng ngay lúc nghiệp vụ phát sinh thì làm sao đánh giá chênh lệch được .Việc này được tính vào cuối tháng theo tỷ giá của NHNN đúng không?và đánh giá lại một lần nữa vào cuối năm?
1 - Nghiệp vụ đã phát sinh thì chênh lệch tỷ giá gọi là "
chênh lệch tỷ giá đã thực hiện" để phân biệt với "
chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện" là do đánh giá lại lúc cuối năm.
"chênh lệch tỷ giá đã thực hiện" nghĩa là đã xong, đã rõ ràng là ta lãi hay lỗ do tỷ giá. Vì vậy nó được ghi ngay vào 515 hoặc 635. Còn khi cuối năm ta đánh giá lại ngoại tệ và các khoản nợ có gốc ngoại tệ thì khoản chênh lệch đó chỉ mới là tạm tính, chỉ khi người ta trả tiền cho mình (hoặc mình trả nợ người ta) thì lúc đó mới biết chính xác quy ra tiền Việt ta lời lỗ bao nhiêu, do đó nó được ghi vào 413 và cũng vì thế gọi nó là "chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện", "chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại".
2 - Ghi nhận ngoại tệ theo "Tỷ giá hạch toán" và "tỷ giá thực tế":
Tỷ giá hạch toán dùng để ghi sổ cho tiện, ta lấy cùng 1 tỷ giá cho tất cả các phát sinh tăng của TM ngoại tệ, TGNH ngoại tệ và các tài khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Do ghi tăng với cùng 1 giá trong suốt kỳ kế toán nên các phát sinh giảm cũng sẽ có cùng tỷ giá đó.
Tuy nhiên các tài khoản đối ứng với các phát sinh đó (là các tài khoản chi phí) thì phải ghi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Tỷ giá thực tế ở trường hợp này là số tiền Việt mà DN đã thực sự bỏ ra cho chi phí đó.
Ví dụ 1: tỷ giá hạch toán 15.000 đ/USD.
Ngày 2/12 mua 1000USD bằng chuyển khoản, giá bán của NH lúc đó 15,2tr
N1122: 15tr (1000 x 15000)
<-ghi giá HT vì 1122 không phải TK chi phí.
N635: 0,2tr <- gọi là CLTG đã thực hiện vì số tiền VND thực sự đã bỏ ra rồi.
C1121: 15,2tr
Ngày 4/12 mua NVL chưa trả tiền 1200USD
N152/C331: 18tr (1200 x 15000)
<-ghi giá HT vì 331 không phải TK chi phí.
Ngày 5/12 chuyển khoản trả người bán 1000USD
N331/C1122: 15tr
Cuối năm chỉ có tài khoản 331 là có số dư có gốc ngoại tệ.
Đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12 là 15.400 đ/USD
(xem báo, tivi để biết tỷ giá này):
N331: [200USD x (15400-15000)] = 0,08 tr
C413: 0,08 <- CLTG do đánh giá lại.
Và kết chuyển để tính lãi lỗ hoạt động tài chánh và chịu thuế:
N413/C515: 0,08 tr
N911/C635: 0,2 tr
N515/C911: 0,08 tr
Và qua năm sau tỷ giá hạch toán sẽ là 15.400, chính là tỷ giá BQLNH của ngày 31/12 năm trước.
Ví dụ 2: hạch toán theo tỷ giá thực tế, đánh giá tồn ngoại tệ theo PP bình quân liên hoàn.
Ngày 2/12 mua 500USD bằng chuyển khoản, giá bán của NH lúc đó 15000d/USD
N1122/C1121: 7,5tr (500 x 15.000)
<-đã trả tiền nên gọi là giá thực tế
Ngày 3/12 mua 1000USD bằng chuyển khoản, giá bán của NH lúc đó 15.300d/USD
N1122/C1121: 15,3 (1000 x 15300)
<-đã trả tiền nên gọi là giá thực tế
Lúc này tỷ giá tồn là : (7,5tr + 15,3tr)/(500USD + 1000USD) = 15.200 d/USD
Ngày 4/12 mua NVL chưa trả tiền 1200USD, tỷ giá liên NH hôm đó 15.350
N152/C331: 1200 x 15.350 = 18,42tr
<-chưa trả tiền nên ghi theo giá Nhà Nước quy định.
Ngày 5/12 chuyển khoản trả người bán 1200USD
N331: 1200 x 15.350 = 18,42tr
C1122: 1200 x 15.200 = 18,24tr
C515: 18,42tr - 18,24 tr = 0,18tr <-gọi là CLTG đã thực hiện
Cuối năm chỉ có tài khoản 1122 là có số dư có gốc ngoại tệ.
Đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12 là 15.400 đ/USD :
N1122/
C413: [300USD x (15400-15200)] = 0,06 tr
Và kết chuyển :
N413/C515: 0,06
N515/C911: 0,18 + 0,06 = 0,24tr
Và qua năm sau tỷ giá tồn của 300USD còn trong TGNH là 15.400, chính là tỷ giá BQLNH của ngày 31/12 năm trước.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đánh giá tỷ giá tồn ngoại tệ áp dụng theo cùng PP với đánh giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Nếu áp dụng PP khác với PP đánh giá hàng tồn kho thì phải ghi rõ trong Thuyết minh BCTC.
Các phương pháp đánh giá tồn: LIFO, FIFO, Bình quân cuối kỳ, Bình quân liên hoàn, Thực tế đích danh.
Tuy nhiên tôi chưa thấy ai áp dụng Thực tế đích danh để đánh giá tiền ngoại tệ vì nó vô lý. Tiền nào cũng là tiền mà.
Nhưng công nợ có gốc ngoại tệ thì áp dụng được.