Cách xây dựng thang bảng lương năm 2018

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Câu hỏi: Công ty các bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chắc chắn hàng tháng sẽ có trả lương cho người lao động, nhưng công ty các bạn đã xây dựng THANG BẢNG LƯƠNG, và đã nộp cho phòng lao động chưa?
=> Khi nào thì doanh nghiệp xây dựng Hệ Thống Thang Bảng Lương nộp cho PLĐ?

Trả lời:

+ Khi bắt đầu đi vào hoạt động có thuê lao động ngoài việc bạn báo cáo khai trình lao động bạn cần phải xây dựng hệ thống Thang Bảng Lương để nộp cho phòng lao động Quận.

+ Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong Thang Bảng Lương bạn đã nộp Phòng Lao Động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì bạn cũng phải xây dựng lại thang bảng lương nộp lại cho Phòng Lao Động.

chuan.jpg


Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xây dựng hệ thống thang bảng lương năm 2018, đầy đủ 1 bộ hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu cho DN theo đúng các nguyên tắc xây dựng thang lương lương, bảng lương quy định tại điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Theo điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: DN tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Sở Lao động thương binh xã hội theo quy định

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm:

1. Hệ thống thang bảng lương

2. Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương

3. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương

4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ

6. Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu, nhưng rất quan trọng khi quyết toán thuế nhé)

Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại vào, và phải trực tiếp đi nộp (Ai làm thì người đó phải đi nộp + Kèm theo CMT bản gốc) (Tùy từng nơi nhé).

Sau đây sẽ là hướng dẫn cho các bạn về cách xây dựng thang bảng lương (Đây là mẫu thang bang bảng lương theo Nghị Định 49).

1.PNG


- Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%.

Cách xây dựng thang bảng lương cụ thể như sau:
- Bậc 1: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (Đây có thể là mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng lao động và là căn cứ để các bạn khai tham gia BHXH)
VD: Trong hợp đồng lao động ghi: Mức lương cơ bản là 4.500.000 (đảm bảo > mức lương tối thiểu vùng), phụ cấp là 500.000. Thì các bạn ghi vào bậc 1 là: 4.500.000

Chú ý: Những người đã qua học nghề thì mức lương tối thiểu vùng phải cao hơn ít nhất 7%.
VD: Công ty A thuộc vùng 1, Năm 2018 Mức lương tối thiểu vùng 1 là: 3.980.000. Nhân viên kỹ thuật (có bằng cao đẳng).
=> Mức lương tối thiểu của nhân viên kỹ thuật là: 3.980.000 + (3.980.000 X 7%) = 4.258.600 (Đây là mức tối thiểu để điền vào Bậc 1 đối với những NLĐ làm việc đòi hỏi NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề).

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
VD: Cùng với ví dụ như trên, nếu làm việc độc hại, thì mức lương tối thiểu vùng là: 4.258.600 + (4.258.600 X 5%) = 4.471.530


Như vậy: Nhân viên kỹ thuật có bằng nghề và làm việc làm việc độc hại thì mức lương tối thiểu vùng là: 4.471.530. => Các bạn có thể ghi trong hợp đồng lao động là: Mức lương cơ bản: 4.500.000 -> Bậc 1: Ghi: 4.500.000 => Tờ khai tham gia BHXH ghi: 4.500.000

Lưu ý: Từ ngày 1/1/2018:

- Mức tiền lương tháng tham gia BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng), phụ cấp lương và các khoản bổ sung


- Theo Nghị đinh 141/2017/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2018 đã tăng lên và cũng theo NĐ này thì yêu cầu DN phải: Điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động.

- Bậc sau: Lớn hơn bậc trước 5%.
VD: Bậc 1 là 5.000.000 thì bậc 2 = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000
- Các bạn có thể xây dựng mấy bậc cũng được, thường thì từ 3 bậc hoặc 5 bậc tùy DN lựa chọn.

Lưu ý: Khi có sự thay đổi về mức lương hoặc DN mới thành lập thì phải xây dựng lại thang bảng lương nhé để nộp cho Phòng lao động lương binh xã hội Quận, huyện.

* Thủ tục Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp

a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi Phòng Lao động Thương binh xã hội Quận (Huyện) nơi DN đóng địa bàn.
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động.

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện

e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

g) Phí, lệ phí: Không có.

( Trọn bộ THANG BẢNG LƯƠNG và các mẫu biểu được đính kèm file Word bên dưới)

Theo kt thienung

 

Đính kèm

  • CÁCH XAY DUNG THANG BANG LUONG 2018.rar
    27.5 KB · Lượt xem: 344

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top