Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

dongdv1986

New Member
Hội viên mới
Dear all Ngồi buồn..ngoài trời đang mưa...không biết tỏ cùng ai...viết bài cùng mọi người..! Mình cũng mời ra trường, đi làm không được bao lâu cũng thích lên diễn đàn để học hỏi tất cả mọi người các nghiệp vụ cơ bản của dân làm kế toán híc..! Đầu tiên mình tham gia một chút cơ bản về kế toán mà mình đã học được để những ai cần thì tham khảo nhé, anh chị nào có những ý kiến đóng góp thêm cho đề tài có ích nhé..! Trước tiên mình xin sơ qua hệ thống tài khoản đã nhé..! Hệ thống tài khoản kế toán được chia ra làm 9 loại (không tính ngoài bảng) Trong đó - Loại 1,2 thể hiện tài sản ngắn và dài hạn trong 1 doanh nghiệp - Loại 3,4 thể hiện nguồn vồn đi vay và vốn tự có của doanh nghiệp - Loại 5 thể hiện doanh thu - Loại 6 thể hiện chi phí - Loại 7 thể hiện các khoản thu nhập khác - Loại 8 thể hiện các khoản chi phí khác (các loại chi phí ngoài loại 6) - Loại 9 dùng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Các tài khoản loại 1,2,3,4 có số dư cuối kỳ và được thể hiện trên bảng cân đối kế toán Loại 1,2 đại diện cho tài sản thì phát sinh tăng nằm bên Nợ và phát sinh giảm nằm bên Có Loại 3,4 đại diện cho nguồn vốn thì phát sinh tăng nằm bên Có và phát sinh giảm nằm bên Nợ Loại 5,7 doanh thu và thu nhập phát sinh tăng nằm bên Có và giảm nằm bên Nợ. Loại 6,8 là chi phí phát sinh tăng nằm bên Nợ và giảm bên Có Để học thuộc bảng tài khoản ta có thể phân chia ra những đểm giống nhau giữa các tài khoản ví dụ TK 128 “đầu tư ngắn hạn khác” TK 138 “Phải thu khác” TK 228 “đầu tư dài hạn khác” TK 338 “Phải trả và nộp khác” TK 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” Các tài khoản có số 8 đếu thể hiện khoản khác các bạn thấy không..! TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” Các tài khoản có số 9 cuối cùng đều thể hiện khoản dự phòng. VD - 129 “dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” - 229 “dự phòng các khoản đầu tư dài hạn” - 139 “dự phòng các khoản phải thu khó đòi” - 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Còn nhiều lắm đó ai bít thì cho mọi người cùng học hỏi với nhá híc..! Nguyên tắc của phát sinh các nghiệp vụ trong kế toán đều thể hiện trong 4 nguyên tắc sau: Một Tài sản này Tăng thì một Tài sản khác phải Giảm Một Tài sản này tăng thì một nguồn vốn khác phải tăng Một nguồn vồn này Tăng thì một Nguồn vốn khác phải Giảm Một nguồn vốn này giảm thì một tài sản kia cũng phải giảm Đó là 4 nguyên tắc cần phải nhớ khi định khoản một nghiệp vụ phát sinh Bạn hãy tưởng tượng như thế này nhá…! Bạn đang có một chiếc xe máy vậy chiếc xe là tài sản của bạn và giá trị hình thành để có chiếc xe là nguồn vốn của bạn, bây giờ bạn: 1. Bạn bán chiếc xe đó để thu tiền về thì “một tài sản này tăng (tiền) và một tài sản khác giảm (chiếc xe) 2. Bạn vay thêm tiền để mua thêm một chiếc xe nữa vậy thì “một nguồn vốn này tăng (tiền vay để mua xe) và một tài sản nữa cũng tăng (thêm chiếc xe) 3. Bạn bán chiếc xe của bạn đi để trả một khoản nợ nào đó thì “một tài sản giảm (chiếc xe) và một nguồn vốn giảm (khoản nợ bạn trả) 4. Bạn vay tiền về để trả nợ tiền mua xe thì “một nguồn vốn này tăng (khoản vay) và một nguồn vốn khác giảm (khoản bạn đã trả nợ) Các nguyên tắc trên sẽ luôn luôn xuất hiện trong mọi nghiệp vụ kế toán thường ngày và chúng ta cần nhớ. Còn nhiều nhưng mình bận mất rồi để khi khác mình sẽ trao đổi tiếp ha.! À quên..! mọi người nhớ có bí quyết gì học hay thì cùng giúp nhau học hỏi nhé…!
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top