Một câu hỏi về các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) có được đưa vào chi phí được trừ hay không? được đăng trên hệ thống đối thoại doanh nghiệp của thành phố HCM. Các bạn tham khảo và đưa hướng xử lý cho phù hợp với DN mình.
Câu hỏi của một DN không nêu tên.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để đảm bảo theo kịp thị trường, chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh và tạo cơ hội cho sự phát triển của chính Công ty, Công ty chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực không ngừng trong công tác nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, ngành hàng mới và công nghệ mới. Với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm mới và công nghệ sản xuất mới để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là hoạt động rất cần thiết và cần được duy trì thường xuyên tại doanh nghiệp.
Vì vậy, Công ty chúng tôi thường xuyên phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) góp phần vào sự phát triển bền vững của Công ty như chi phí thí nghiệm sán phẩm mới, chi phí công tác, chi phí đào tạo công nghệ mới, chi phí thiết bị phòng thí nghiệm sản phẩm và công nghệ mới, chi phí nguyên vật liệu thí nghiệm, .... Và trong giai đoạn nghiên cứu, sẽ chỉ phát sinh chi phí và không phát sinh doanh thu đối với các sản phẩm đang nghiên cứu.
Như vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra sau nghiên cứu:
- Trường hợp 1: sau nghiên cứu, sản phẩm/công nghệ mới không phù hợp với thực tiễn và không thực hiện đưa vào sản xuất thương mại.
- Trường hợp 2: sau nghiên cứu, sản phẩm/công nghệ mới được đưa vào sản xuất thương mại
Và khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty chúng tôi có vướng mắc về việc có được ghi nhận các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm/công nghệ mới (R&D) vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? Cụ thể như sau:
- Nếu doanh nghiệp không trích Quỹ PT KH&CN, mà dùng các nguồn vốn khác để chi cho R&D thì các khoản chi này có được tính vào chi phí được trừ hay không?
- Nếu doanh nghiệp có trích Quỹ PT KH&CN, nhưng không dùng Quỹ PT KH&CN để chi cho R&D mà dùng nguồn vốn khác thì các chi phí này có được tính vào chi phí được trừ hay không?
Cục Thuế TP. HCM trả lời như sau:
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội;
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
…
Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
…
2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
…”
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
+ Tại Điều 4 quy định nguồn hình thành Quỹ:
“Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, cụ thể:
a) Từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ đối với doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
b) Tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
c) Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
+ Tại Điều 12 quy định quản lý tài chính Quỹ:
“1. Cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và Báo cáo về trích lập, Điều chuyển và sử dụng hàng năm của Quỹ.
…
Các Khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Các Khoản chi đã được bảo đảm từ nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
…”
+ Tại Điều 14 quy định xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mục đích:
“3. Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, tổng số tiền đã sử dụng và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển (nếu có) thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập Quỹ.
Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thời Điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
…
Doanh nghiệp không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
…
7. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, số tiền trích lập Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết 70% trong thời hạn 05 năm kể từ năm trích lập hoặc sử dụng không đúng Mục đích sẽ được xử lý như sau:
b) Đối với các doanh nghiệp khác
- Các doanh nghiệp khác (không phải là doanh nghiệp nhà nước) được quyền đóng góp vào các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp không đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nhưng Quỹ không được sử dụng, sử dụng không hết 70% số quỹ (bao gồm cả phần có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nếu có) hoặc sử dụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã trích lập Quỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng Mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.”
+ Tại Điều 17 quy định báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ:
“Hàng năm doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ được gửi đến cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Thời hạn nộp báo cáo cùng thời Điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm của doanh nghiệp.”
Căn cứ Điều 2, Điều 3 Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN ngày 31/5/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
“Điều 2. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp
Có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ.
Thông báo việc thành lập Quỹ cho cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập Quỹ.
…
Điều 3. Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
a) Căn cứ Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp hoặc phương thức khác theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Khoa học và Công nghệ;
…
c) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được chi cho các nội dung theo dự toán chi đã được phê duyệt và theo quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ và Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp;”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp theo Công ty trình bày, không thực hiện trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ nhưng có phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), sau nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ mới không phù hợp với thực tiễn và không thực hiện sản xuất thương mại, không phát sinh doanh thu thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Trường hợp Công ty có trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ thì việc trích lập, sử dụng được thực hiện theo quy định tại các văn bản đã được trích dẫn nêu trên.
Nguồn: Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Tp.HCM
Hiểu giúp chúng ta khác biệt và làm tốt hơn.
Dễ dàng hơn nữa các bạn có thể tham gia các khoá học của CLEVERCFO:
Khóa CFO: https://clevercfo.com/khoa-hoc-cfo
Khóa kế toán trưởng: https://clevercfo.com/ke-toan-truong
Khóa online: http://clevercfo.com/online
Câu hỏi của một DN không nêu tên.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để đảm bảo theo kịp thị trường, chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh và tạo cơ hội cho sự phát triển của chính Công ty, Công ty chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực không ngừng trong công tác nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, ngành hàng mới và công nghệ mới. Với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm mới và công nghệ sản xuất mới để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là hoạt động rất cần thiết và cần được duy trì thường xuyên tại doanh nghiệp.
Vì vậy, Công ty chúng tôi thường xuyên phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) góp phần vào sự phát triển bền vững của Công ty như chi phí thí nghiệm sán phẩm mới, chi phí công tác, chi phí đào tạo công nghệ mới, chi phí thiết bị phòng thí nghiệm sản phẩm và công nghệ mới, chi phí nguyên vật liệu thí nghiệm, .... Và trong giai đoạn nghiên cứu, sẽ chỉ phát sinh chi phí và không phát sinh doanh thu đối với các sản phẩm đang nghiên cứu.
Như vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra sau nghiên cứu:
- Trường hợp 1: sau nghiên cứu, sản phẩm/công nghệ mới không phù hợp với thực tiễn và không thực hiện đưa vào sản xuất thương mại.
- Trường hợp 2: sau nghiên cứu, sản phẩm/công nghệ mới được đưa vào sản xuất thương mại
Và khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty chúng tôi có vướng mắc về việc có được ghi nhận các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm/công nghệ mới (R&D) vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? Cụ thể như sau:
- Nếu doanh nghiệp không trích Quỹ PT KH&CN, mà dùng các nguồn vốn khác để chi cho R&D thì các khoản chi này có được tính vào chi phí được trừ hay không?
- Nếu doanh nghiệp có trích Quỹ PT KH&CN, nhưng không dùng Quỹ PT KH&CN để chi cho R&D mà dùng nguồn vốn khác thì các chi phí này có được tính vào chi phí được trừ hay không?
Cục Thuế TP. HCM trả lời như sau:
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội;
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
…
Các quy định về nghiên cứu khoa học và thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
…
2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
…”
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
+ Tại Điều 4 quy định nguồn hình thành Quỹ:
“Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, cụ thể:
a) Từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ đối với doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
b) Tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
c) Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
+ Tại Điều 12 quy định quản lý tài chính Quỹ:
“1. Cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và Báo cáo về trích lập, Điều chuyển và sử dụng hàng năm của Quỹ.
…
Các Khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Các Khoản chi đã được bảo đảm từ nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
…”
+ Tại Điều 14 quy định xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mục đích:
“3. Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, tổng số tiền đã sử dụng và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển (nếu có) thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập Quỹ.
Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thời Điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
…
Doanh nghiệp không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
…
7. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, số tiền trích lập Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết 70% trong thời hạn 05 năm kể từ năm trích lập hoặc sử dụng không đúng Mục đích sẽ được xử lý như sau:
b) Đối với các doanh nghiệp khác
- Các doanh nghiệp khác (không phải là doanh nghiệp nhà nước) được quyền đóng góp vào các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp không đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nhưng Quỹ không được sử dụng, sử dụng không hết 70% số quỹ (bao gồm cả phần có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nếu có) hoặc sử dụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã trích lập Quỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng Mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.”
+ Tại Điều 17 quy định báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ:
“Hàng năm doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ được gửi đến cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Thời hạn nộp báo cáo cùng thời Điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm của doanh nghiệp.”
Căn cứ Điều 2, Điều 3 Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN ngày 31/5/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
“Điều 2. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp
Có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ.
Thông báo việc thành lập Quỹ cho cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập Quỹ.
…
Điều 3. Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
a) Căn cứ Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp hoặc phương thức khác theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Khoa học và Công nghệ;
…
c) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được chi cho các nội dung theo dự toán chi đã được phê duyệt và theo quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ và Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp;”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp theo Công ty trình bày, không thực hiện trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ nhưng có phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), sau nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ mới không phù hợp với thực tiễn và không thực hiện sản xuất thương mại, không phát sinh doanh thu thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Trường hợp Công ty có trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ thì việc trích lập, sử dụng được thực hiện theo quy định tại các văn bản đã được trích dẫn nêu trên.
Nguồn: Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Tp.HCM
Hiểu giúp chúng ta khác biệt và làm tốt hơn.
Dễ dàng hơn nữa các bạn có thể tham gia các khoá học của CLEVERCFO:
Khóa CFO: https://clevercfo.com/khoa-hoc-cfo
Khóa kế toán trưởng: https://clevercfo.com/ke-toan-truong
Khóa online: http://clevercfo.com/online