Các điểm cần lưu ý khi người lao động tham gia Bảo hiểm y tế

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là BHYT) là một trong các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp đóng cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Sau đây, chúng tôi xin gửi quý thành viên bài viết về một số lưu ý khi doanh nghiệp và người lao động tham gia BHYT.

BHYT.jpg

01. Mức đóng bảo hiểm y tế khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức đóng BHYT hiện nay theo quy định là 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.

02. Mức tiền lương tháng thấp nhất và cao nhất đóng BHYT là bao nhiêu?

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHYT là mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2019 cụ thể như sau:

+ Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

+ Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

+ Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

+ Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

- Mức lương cao nhất để tham gia BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.

+ Từ 01/07/2018 đến ngày 30/6/2019 là: 1.390.000 đồng/tháng (Theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP).

+ Từ ngày 01/7/2019 trở đi là: 1.490.000 đồng/tháng (Theo Khoản 2, Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14).

03. Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì sẽ tham gia như thế nào?

Một người lao động có thể thuộc một hoặc nhiều đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014:

Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

[…]

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”

Theo đó, trong trường hợp người lao động vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT do doanh nghiệp đóng, vừa thuộc một trong những đối tượng tham gia khác thì người lao động sẽ tham gia BHYT theo đối tượng được doanh nghiệp đóng hàng tháng.

Ví dụ: Tháng 9, anh Nguyễn A có tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đến tháng 10 anh A vào công ty Y làm việc và ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng. Bởi vì theo quy định thì đối tượng tham gia BHYT theo doanh nghiệp được xếp trước đối tượng hộ gia đình nên khi anh A vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT do công ty Y đóng, vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình thì anh A sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng được doanh nghiệp Y đóng.

04. Có được hoàn trả số tiền đóng BHYT cho đối tượng tham gia tự nguyện không?

Theo quy định tại Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì tùy vào trường hợp cụ thể mà người đang tham gia BHYT theo đối tượng thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT. Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.

Quay trở lại với ví dụ trên, anh A đang tham gia BHYT thuộc nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, sau đó được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới (nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng) thì sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu đã báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó.

Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng. Như vậy, số tiền anh A được hoàn trả sẽ tính từ thời điểm sử dụng của thẻ BHYT theo doanh nghiệp được cấp đến hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT theo hộ gia đình.

Anh A nộp hồ sơ để được hoàn trả số tiền đóng BHYT theo Điều 26 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

05. Trách nhiệm tham gia BHYT khi doanh nghiệp giao kết với người lao động có làm việc ở nơi khác

Trong trường hợp người lao động có làm việc tại nhiều nơi, họ sẽ tham gia BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Những người sử dụng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả vào lương cho họ một khoản tương ứng với mức đóng BHYT thuộc trách nhiệm của mình.

06. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất

Đây là nội dung được quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014. Do đó khi người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo mức quyền lợi cao nhất theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Quay lại ví dụ trên, anh A thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT nên anh A phải được hưởng quyền lợi BHYT theo mức quyền lợi cao nhất. Ở đây, mức hưởng mà quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng là 80% đối với cả 2 nhóm đối tượng kể trên nên mức BHYT mà anh A được hưởng sẽ là 80%.

Theo Kim Hằng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top