Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

songtu

---Mặc kệ đời ---
Hội viên mới
Cả nhà ơi em có 1 thắc mắc nhỏ, giúp em với. Đối với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Thì cần có những chứng từ liên quan nào để làm căn cứ định khoản ạ?
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Chiết khấu thương mại: Trên hóa đơn ghi rõ tỷ lệ và số tiền chiết khấu.
Ngoài ra chứng từ kèm theo là các văn bản về chính sách CKTM của công ty.

Giảm giá hàng bán: Hủy hóa đơn cũ + viết hóa đơn mới ; hoặc điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua hàng lần sau.
Kèm theo là văn bản ghi nhận sự đồng ý giảm giá.

Hàng bán bị trả lại: Hóa đơn của bên mua xuất trả lại hàng đã mua.
Kèm theo là các văn bản về lý do bị trả lại.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

hihi cảm ơn bác nha.:giavo:
Bác cho em hỏi, nếu giảm giá ngoài hoá đơn thì không cần phải huỷ hoá đơn cũ viết hoá đơn mới đúng ko ạ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

hihi cảm ơn bác nha.:giavo:
Bác cho em hỏi, nếu giảm giá ngoài hoá đơn thì không cần phải huỷ hoá đơn cũ viết hoá đơn mới đúng ko ạ?

Nếu giảm mà không thể hiện trên hóa đơn thì nó ném về phía khác rồi, không phải là "Giảm giá hàng bán" như tên TK 532.
Khi đó không được ghi vào 532 mà phải ghi vào khoản chi phí quản lý nào đó và sẽ không tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Bạn có thể ghi điều chỉnh vào tờ hóa đơn lần kế (khi mua món hàng khác). Như vậy sẽ:
- giảm luôn thuế GTGT.
- ghi nhận giảm trừ doanh thu -> giảm thuế TNDN.
- không phải hủy hóa đơn cũ -> tiết kiệm chi phí 800đ tiền mua 1 tờ hóa đơn.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

hihi em hiểu rồi, lại cảm ơn bác lần nữa nha.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Nếu giảm mà không thể hiện trên hóa đơn thì nó ném về phía khác rồi, không phải là "Giảm giá hàng bán" như tên TK 532.
Khi đó không được ghi vào 532 mà phải ghi vào khoản chi phí quản lý nào đó và sẽ không tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Bạn có thể ghi điều chỉnh vào tờ hóa đơn lần kế (khi mua món hàng khác). Như vậy sẽ:
- giảm luôn thuế GTGT.
- ghi nhận giảm trừ doanh thu -> giảm thuế TNDN.
- không phải hủy hóa đơn cũ -> tiết kiệm chi phí 800đ tiền mua 1 tờ hóa đơn.

vậy có nghĩa là nếu mình ko hủy hóa đơn thì mình sẽ giảm giá vào hóa đơn sau. và giảm luôn thuế. nhưng nếu như khi thỏa thuận là giảm 10% trên giá chưa thuế thì sao. không yêu cầu giảm thuế mà
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Bạn ơi cho mình hỏi , mình là thành viên mới, mình muốn viết bài mà ko biết làm sao, mặc dù đã xem hướng dẫn nhưng mình ko thấy biểu tượng "bài mới" ở đâu hết. Chỉ giúp mình với.
Cảm ơn bạn lắm!
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Bạn ơi cho mình hỏi , mình là thành viên mới, mình muốn viết bài mà ko biết làm sao, mặc dù đã xem hướng dẫn nhưng mình ko thấy biểu tượng "bài mới" ở đâu hết. Chỉ giúp mình với.
Cảm ơn bạn lắm!

bạn vào phần diễn đàn nhé! trong đó có chia nhiều phần nhỏ thuộc các chuyên mục khác nhau như: tiền mặt, thuế.... bạn chọn vào chuyên mục có câu hỏi liên quan rùi nhìn lên góc trái phía trên có chữ bài mới ở đó đó bạn. chúc bạn thành công!
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Trong trường hợp mua hàng, bên bán đã xuất hóa đơn nhưng sau này bên mua lại trả lại một số hàng thì phải hạch toán như thế nào ạ?
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Trong trường hợp mua hàng, bên bán đã xuất hóa đơn nhưng sau này bên mua lại trả lại một số hàng thì phải hạch toán như thế nào ạ?

Hạch toán:
- Bên mua xuất HĐ trả hàng
Nợ 331,111,112
Có 156,155
có 1331
- Bên bán nhận HĐ trả lại hàng
Nợ 5111
Nợ 3331
Có 131,111,112
Đồng thời : Nợ 156/Có 632

-----------------------------------------------------------------------------------------
Chiết khấu thương mại: Trên hóa đơn ghi rõ tỷ lệ và số tiền chiết khấu.
Ngoài ra chứng từ kèm theo là các văn bản về chính sách CKTM của công ty.

Trường hợp này đồng ý.

Giảm giá hàng bán: Hủy hóa đơn cũ + viết hóa đơn mới ; hoặc điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua hàng lần sau.
Kèm theo là văn bản ghi nhận sự đồng ý giảm giá.

Trường hợp này chưa thấy xẩy ra bao giờ anh ui.

Hàng bán bị trả lại: Hóa đơn của bên mua xuất trả lại hàng đã mua.
Kèm theo là các văn bản về lý do bị trả lại.

Phần VI, điểm 1.10 TT120/2002/TT-BTC
....Khi xuất hàng trả lại cho người bán, tổ chức, cá nhân mua hàng phải lập HĐ theo đúng quy định nhưng HĐ ghi rõ hàng hoá trả lại người bán, số tiền hàng, tiền thuế GTGT kèm theo phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (nếu có), làm căn cứ để bên mua bên bán điều chỉnh tiền hàng, số thuế GTGT khi kê khai.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Trường hợp này chưa thấy xẩy ra bao giờ anh ui.

Bạn đừng nhầm giữa Giảm giá hàng bán (là thoả thuận giảm giá sau khi đã bán, thường là do chất lượng hàng không đúng với hợp đồng, cam kết trước đó) với bán hàng off-sale, demodel nhé.


Giảm giá hàng bán: Hủy hóa đơn cũ + viết hóa đơn mới ; hoặc điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua hàng lần sau.


Nếu khách hàng cam đoan rằng: "Mua lần này tui sợ cty anh quá rồi. Đảm bảo không dám mua lần thứ 2 đâu".
Vậy thì lấy đâu ra hoá đơn lần sau mà điều chỉnh.
Chỉ còn nước thu hồi hoá đơn cũ và viết hoá đơn mới thôi.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Bạn đừng nhầm giữa Giảm giá hàng bán (là thoả thuận giảm giá sau khi đã bán, thường là do chất lượng hàng không đúng với hợp đồng, cam kết trước đó) với bán hàng off-sale, demodel nhé.


Giảm giá hàng bán: Hủy hóa đơn cũ + viết hóa đơn mới ; hoặc điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua hàng lần sau.


Nếu khách hàng cam đoan rằng: "Mua lần này tui sợ cty anh quá rồi. Đảm bảo không dám mua lần thứ 2 đâu".
Vậy thì lấy đâu ra hoá đơn lần sau mà điều chỉnh.
Chỉ còn nước thu hồi hoá đơn cũ và viết hoá đơn mới thôi.

Lâu rùi ko vào xem lại bài, hôm nay mới có dịp xem.

Trong trường hợp của anh. Tai sao ko chọn giải pháp xuất HĐ giảm giá.
Hai bên cùng căn cứ vào HĐ đó điều chỉnh giảm Doanh thu, giảm giá vốn, giảm thuế...
Chuyện "thu hồi hoá đơn cũ và viết HĐ mới" em chưa tìm thấy công văn nào hướng dẫn làm như vậy cả. Anh có công văn hướng dẫn ko? gửi cho em tham khảo với.

 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Lâu rùi ko vào xem lại bài, hôm nay mới có dịp xem.

Trong trường hợp của anh. Tai sao ko chọn giải pháp xuất HĐ giảm giá.
Hai bên cùng căn cứ vào HĐ đó điều chỉnh giảm Doanh thu, giảm giá vốn, giảm thuế...
Chuyện "thu hồi hoá đơn cũ và viết HĐ mới" em chưa tìm thấy công văn nào hướng dẫn làm như vậy cả. Anh có công văn hướng dẫn ko? gửi cho em tham khảo với.

Bạn cần công văn thì bạn cứ gửi công văn cho cơ quan thuế để hỏi về vấn đề này. Cơ quan thuế sẽ trả lời bạn bằng văn bản.

Còn hủy hóa đơn cũ căn cứ vào TT120:
- Hóa đơn không được phép ghi số âm.
- Hóa đơn viết sai có thể hủy và xuất hóa đơn thay thế.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

:cuccu:Cho em hỏi các anh chị chút xíu,em phụ trách nvl nhưng đang có chút rắc rối,có loại nguyên liệu thừa trong quá trình sx,theo ý kiến của gđ là tiếp tục đưa vào cho sx nhưng trong sổ em thì đã hết.Em phải ghi điều chỉnh sổ thì thải cần những thủ tục gì và điều chỉnh ghi tăng thì như thế nào vậy ạ.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Bạn cần công văn thì bạn cứ gửi công văn cho cơ quan thuế để hỏi về vấn đề này. Cơ quan thuế sẽ trả lời bạn bằng văn bản.

Còn hủy hóa đơn cũ căn cứ vào TT120:
- Hóa đơn không được phép ghi số âm.
- Hóa đơn viết sai có thể hủy và xuất hóa đơn thay thế.


Hoá đơn viết sai thì huỷ viết HĐ khác là đúng.
Trường hợp này

Giảm giá hàng bán: Hủy hóa đơn cũ + viết hóa đơn mới ; hoặc điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua hàng lần sau.
thì ko xẩy ra.



Nói như anh thì CV hướng dẫn của TCT này là sai sao?????

Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tổng cục Thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 788 TCT/PCCS

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2004

V/v lập hoá đơn điều chỉnh

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

Trả lời vướng mắc của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng nêu trong bản Báo cáo của Văn phòng Bộ Tài chính ngày 06 tháng 02 năm 2004 về việc lập hoá đơn điều chỉnh do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... nhưng thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh không cùng niên độ kế toán với hoá đơn ban đầu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điểm 5.9, Mục IV, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định: “Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán thì bên bán và bên mua lập biên bản...; đồng thời bên bán lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh không cùng niên độ kế toán với hoá đơn ban đầu thì bên bán và bên mua sẽ kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào... vào kỳ kê khai thuế của niên độ kế toán phát sinh hoá đơn điều chỉnh.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Hoá đơn viết sai thì huỷ viết HĐ khác là đúng.
Trường hợp này
thì ko xẩy ra.



Nói như anh thì CV hướng dẫn của TCT này là sai sao?????

Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tổng cục Thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 788 TCT/PCCS

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2004

V/v lập hoá đơn điều chỉnh

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

Trả lời vướng mắc của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng nêu trong bản Báo cáo của Văn phòng Bộ Tài chính ngày 06 tháng 02 năm 2004 về việc lập hoá đơn điều chỉnh do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... nhưng thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh không cùng niên độ kế toán với hoá đơn ban đầu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điểm 5.9, Mục IV, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định: “Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán thì bên bán và bên mua lập biên bản...; đồng thời bên bán lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh không cùng niên độ kế toán với hoá đơn ban đầu thì bên bán và bên mua sẽ kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào... vào kỳ kê khai thuế của niên độ kế toán phát sinh hoá đơn điều chỉnh.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện.

Tôi không hiểu ý bạn nói gì.

Theo TT120 thì:
- Lập hóa đơn mới với giá đã điều chỉnh.
Thường thì người ta hiểu lầm là số chênh lệch. (Có phải ý của bạn là thế)?
Bởi vì điều chỉnh có thể điều chỉnh lên hoặc xuống.
Mà hóa đơn không được ghi âm => hiểu theo nghĩa ghi bổ sung hay ghi số âm để giảm hóa đơn cũ là không đúng.

- Không bắt buộc phải thu hồi hóa đơn cũ.
Nhưng ở đây tôi khuyên rằng nên thu hồi hóa đơn cũ cho chắc ăn.
Đôi khi cán bộ thuế kiểm tra làm khó bạn.
Thu hồi hóa đơn cũ sẽ thuận tiện cho công ăn việc làm của bạn hơn.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Đơn giản chỉ là thấy anh ghi
Giảm giá hàng bán: Hủy hóa đơn cũ + viết hóa đơn mới ; hoặc điều chỉnh giảm trên hóa đơn mua hàng lần sau.
Trong khi CV hướng dẫn TCT : "bên bán lập HĐ để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh" (tất nhiên là HĐ ko bao giờ thể hiện số âm) nên thắc mắc thế thôi.

Anh đọc lại các bài viết của mình đi. Có lẽ anh ghi nhầm, em thì ko hiểu nhầm đâu.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

Đơn giản chỉ là thấy anh ghi

Trong khi CV hướng dẫn TCT : "bên bán lập HĐ để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh" (tất nhiên là HĐ ko bao giờ thể hiện số âm) nên thắc mắc thế thôi.

Anh đọc lại các bài viết của mình đi. Có lẽ anh ghi nhầm, em thì ko hiểu nhầm đâu.

Ở diễn đàn này tôi hướng dẫn cách thực hành cụ thể chứ không phải là nơi thay mặt Nhà nước trả lời về pháp luật.

Nếu như người hỏi thắc mắc về câu chữ trong Luật thì tôi giải thích câu chữ.
Nếu như người hỏi hỏi rằng "Làm như thế nào" thì tôi nói cách làm cụ thể, đôi khi không giải thích hoặc trích dẫn văn bản.
Lý do: về căn bản, về lý thuyết thì ai cũng học qua rồi cả, không cần phải nhắc lại.
 
Ðề: Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ.

cô giáo của mình cũng hỏi câu này
thanks nhìu nha
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top