Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

kimthuong

New Member
Hội viên mới
Cty A là khách hàng bên e, Cty B là bên cho vay cho bên em. Cty B nợ tiền cty A. Mà do quen biết nên giám đốc bên em đồng ý cho cấn trừ phần nợ của cty B với cty A vào họ nợ cty em. Nghĩa là giảm khoản phải thu khách hàng A, giảm khoản phải trả đối tác B. Giờ em không biết hạch toán thế nào cho rõ ràng sổ sách nội bộ. Em định hạch toán : Nợ 111/ có 131 (công ty A) phần họ chuyển trả
Phần cấn trừ : Nợ 138 ( Cty B) / Có 131( Công ty A) : số tiền cấn trừ.

Việc hạch toán vào 138 và 131 hai đối tượng khác nhau có sao không ạ?
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Mình nghĩ là không đc.!
Bạn làm như này thì tổng kết quả ra chưa sai. Nhưng khi đem ra phân tích mổ xẻ thì sẽ có vấn đề lớn, cụ thể là các mỗi quan hệ lo gíc có khả năng bị đảo lộn.
1 đối tượng với Cty ta thì còn cấn trừ đc
chứ cấn trừ kiểu 3 bên như ngoài xã hội thế này, mình nghĩ bạn nên bảo Lãnh đạo Công ty là sai nguyên tắc Chế độ kế toán!

Các bác cho thêm chúng em ý kiến đc ko ạ?

Thân!
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Phải có văn bản thỏa thuận cấn trừ công nợ của cty bạn và 2 cty kia thì mới cấn trừ được bạn ah.
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Phải có văn bản giữa 3 bên thì mới được đối trừ công nợ bạn nhé.
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Mình đồng ý với hkt88, phải có biên bản bù trừ công nợ 3 bên, có chữ ký của người có thẩm quyền, sau đó mới hạch toán/
 
Cty A là khách hàng bên e, Cty B là bên cho vay cho bên em. Cty B nợ tiền cty A. Mà do quen biết nên giám đốc bên em đồng ý cho cấn trừ phần nợ của cty B với cty A vào họ nợ cty em. Nghĩa là giảm khoản phải thu khách hàng A, giảm khoản phải trả đối tác B. Giờ em không biết hạch toán thế nào cho rõ ràng sổ sách nội bộ. Em định hạch toán : Nợ 111/ có 131 (công ty A) phần họ chuyển trả
Phần cấn trừ : Nợ 138 ( Cty B) / Có 131( Công ty A) : số tiền cấn trừ.

Việc hạch toán vào 138 và 131 hai đối tượng khác nhau có sao không ạ?

Vấn đề của bạn đối với kế toán nội bộ thì được, còn đối thuế nó liên quan đến hóa đơn chứng từ nếu bạn làm vậy thì sai nguyên tắt.
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Cty A là khách hàng bên e, Cty B là bên cho vay cho bên em. Cty B nợ tiền cty A. Mà do quen biết nên giám đốc bên em đồng ý cho cấn trừ phần nợ của cty B với cty A vào họ nợ cty em. Nghĩa là giảm khoản phải thu khách hàng A, giảm khoản phải trả đối tác B. Giờ em không biết hạch toán thế nào cho rõ ràng sổ sách nội bộ. Em định hạch toán : Nợ 111/ có 131 (công ty A) phần họ chuyển trả
Phần cấn trừ : Nợ 138 ( Cty B) / Có 131( Công ty A) : số tiền cấn trừ.

Việc hạch toán vào 138 và 131 hai đối tượng khác nhau có sao không ạ?

Làm lại hợp đồng mua bán lẫn hợp đồng vay, trong đó phần thanh toán có mở rộng cho các phương thức thanh toán (bù trừ công nợ 3 bên), sau đó thực hiện lập biên bản bù trừ 3 bên cho số nợ đó. Càng đầy đủ thủ tục càng tốt.
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Vậy là có Văn bản đồng ý 3 bên ký, nhưng lên Thuế vẫn bị coi là Sai nguyên tắc hả các bạn?
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Vậy là có Văn bản đồng ý 3 bên ký, nhưng lên Thuế vẫn bị coi là Sai nguyên tắc hả các bạn?

Không phải là sai nguyên tắc, nhưng vấn đề ở chỗ thường là người ta cứ xem hợp đồng để coi thử việc thanh toán được quy định như thế nào, nếu hợp đồng không có quy định mà mình vẫn làm thì rõ ràng là vi phạm hợp đồng rồi, mà đã vi phạm hợp đồng rồi thì cần gì đến "thuế" nữa.
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Cái này là các sếp em đồng ý mà, vấn đề là hạch toán nội bộ thôi. E hạch toán N138 ( Cty B)/ Có 131( Công ty A) không biết có được không?
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Vậy thì theo mình
- Hạch toán
N138B
C131A
số tiền bù trừ là đúng rùi, vì một số công ty giảm bớt TK bằng cách TK138 gồm (138 và 338 luôn); TK136 (gồm 136 và 336 luôn)
- Chứng từ thì cần có VB 3 bên ký.

okie??
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Bù trừ công nợ chỉ là N331,C131 còn quan trọng là mã khách hàng bạn để thế nào thôi, chứ không phải cho qua 138 làm gì cả. Thân
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Bù trừ công nợ chỉ là N331,C131 còn quan trọng là mã khách hàng bạn để thế nào thôi, chứ không phải cho qua 138 làm gì cả. Thân

Đúng đó, nếu chỉ là hạch toán theo dõi nội bộ thì bạn HT trực tiếp ntn là oki rùi, và phần diễn giải, bạn ghi rõ là đối trừ công nợ phải thu và phải trả giữa cty A và cty B là ổn. Cái này để theo dõi thôi mà. Nên làm thế này sẽ nhớ hơn là cho qua tk 138.
 
Ðề: Bù trừ giữa phải thu và phải trả - 2 đối tượng khách khác nhau

Cty A là khách hàng bên e, Cty B là bên cho vay cho bên em. Cty B nợ tiền cty A. Mà do quen biết nên giám đốc bên em đồng ý cho cấn trừ phần nợ của cty B với cty A vào họ nợ cty em. Nghĩa là giảm khoản phải thu khách hàng A, giảm khoản phải trả đối tác B. Giờ em không biết hạch toán thế nào cho rõ ràng sổ sách nội bộ. Em định hạch toán : Nợ 111/ có 131 (công ty A) phần họ chuyển trả
Phần cấn trừ : Nợ 138 ( Cty B) / Có 131( Công ty A) : số tiền cấn trừ.

Việc hạch toán vào 138 và 131 hai đối tượng khác nhau có sao không ạ?

Hi em,

Đây là nghiệp vụ cấn trừ công nợ 3 bên xảy ra thường xuyên. Để cấn trừ được thì em phải có biên bản thỏa thuận cấn trừ 3 bên (Thuế sẽ căn cứ vào biên bản này để xác nhận các hóa đơn apply với khoản cấn trừ này đã đc thanh toán khi hoàn thuế), biên bản này bắt buộc phải có nhe em.

Về hạch toán : tùy theo cty sử dụng phần mềm kế toán nào thì có giải pháp hạch toán tương ứng. Nhưng về bản chất thì vẫn hạch toán giảm nợ vay (311, hoặc 338 hoặc 331) của đối tượng B đồng thời giảm khoản phải thu (131) của đối tượng A
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top