BTTL - Hoàn thành kiểm toán 6

Đan Thy

Member
Hội viên mới
Bài 9. Hãy cho biết trong từng tình huống độc lập dưới đây kiểm toán viên nên đưa ra ý kiến kiểm toán nào? Biết rằng ở các tình huống này kiểm toán viên đã phát hiện có sai sót trọng yếu, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đơn vị không đồng ý điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên.

1. Công ty Hồng Loan luôn sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho. Trong niên độ hiện hành, công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền nhưng không công bố thông tin có liên quan theo yêu cầu của VAS 02 - Hàng tồn kho và VAS 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

2. Trong niên độ hiện hành, công ty không tiến hành lập Dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trong khi đó, kiểm toán viên cho rằng mức dự phòng cần lập là 500 triệu đồng.

3. Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với tài khoản Nợ phải thu, Giám đốc công ty không đồng ý cho kiểm toán viên gửi thư xác nhận cho khách hàng. Kiểm toán viên cũng không thể thực hiện các thử nghiệm thay thế để xác định tính trung thực và hợp lý của số liệu này.

4. Ở năm hiện hành, công ty không trích khấu hao tài sản cố định vì cho rằng công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính.

5. Do ký hợp đồng sau ngày kết thúc niên độ nên kiểm toán viên không chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị. Khoản mục này được xác định là rất trọng yếu. Khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính của công ty đã trình bày trung thực và hợp lý, kể cả khoản mục hàng tồn kho, vì đã sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để thay thế.

6. Bốn tuần sau ngày kết thúc niên độ, một khách hàng chủ yếu của công ty Bình Minh đã tuyên bố phá sản, khoản nợ của khách hàng này đã tồn đọng rất lâu. Kiểm toán viên yêu cầu nhưng đơn vị không đồng ý xóa sổ hay lập dự phòng và từ chối công bố thông tin liên quan đến khoản nợ này. Khoản nợ của công ty này chiếm tỷ trọng khoảng 10% Nợ phải thu và khoảng 20% so với lợi nhuận trước thuế của công ty.

7. Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán để xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, kiểm toán viên phát hiện rằng một trong những nhà xưởng của công ty đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, công ty đã chịu thiệt hại đáng kể từ cơn hỏa hoạn này. Khoản đền bù của bảo hiểm là không đáng kể. Báo chí đã đăng tải chi tiết thông tin về trận hỏa hoạn, thế nhưng công ty không công bố thông tin trên báo cáo tài chính.

8. Trong năm, đơn vị đã chỉ cho công trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới là 2,500 triệu đồng, chi phí triển khai công trình này là 500 triệu đồng. Đơn vị đã ghi nhận tổng chi phí nghiên cứu và triển khai vào tài sản cố định vô hình 3,000 triệu đồng, thời điểm ghi nhận là tháng 9/200X. Đơn vị đã tính khấu hao từ tháng 9/200X với tỷ lệ 20% một năm.


Bài giải

1. Nếu Ban giám đốc không công bố thông tin thích hợp, đây là trường hợp báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, kiểm toán viên sẽ phát hành ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược tùy theo mức độ lan tỏa.

2. Công ty không tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán và không điều chỉnh theo đề nghị của kiểm toán viên, đây là trường hợp báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu. Kiểm toán viên cần đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược tùy theo mức độ lan tỏa.

3. Kiểm toán viên bị giới hạn phạm vi kiểm toán nên có thể phát hành ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối cho ý kiến tùy theo mức độ lan tỏa.

4. Công ty không tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán viên cần đưa ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược tùy theo mức độ lan tỏa.

5. Nhờ đã thu thập được bằng chứng từ các thủ tục kiểm toán thay thể, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến Chấp nhận toàn phần.

6. Mức 20% lợi nhuận trước thuế là trọng yếu, khiến kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến trái ngược. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc xét đoán của kiểm toán viên về ảnh hưởng của vấn đề có lan tỏa hay không, nếu không lan tỏa, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ.

7. Do mức độ trọng yếu của vấn đề, thông tin này phải được công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu Ban Giám đốc không công bố, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược tùy theo mức độ lan tỏa.

8. Công ty không tuân thủ yêu cầu của VSA 04 - Tài sản cố định vô hình - chi phí nghiên cứu không được vốn hóa, chỉ có chi phí triển khai thỏa mãn các điều kiện quy định mới được xem là tài sản cố định vô hình. Đây là trường hợp báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược tùy theo mức độ lan tỏa.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top