Bị phạt rất nặng khi vi pham cạnh tranh về giá bán

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Đây là quy định mới tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh vừa được Chính phủ ban hành.

cạnh tranh k.jpg


Theo đó, phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên sẽ bị xử phạt từ 1,6 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng.

Quy định này được đánh giá là bước tiến vượt bậc nhằm chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hiện nay (theo quy định tại Nghị định 71/2014) chỉ xử phạt đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng là doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có hành vi bán hàng dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh (mức phạt tiền tối đa bằng 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm).

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên được xác định bằng 0 thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

“Không chỉ doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mới có hành vi loại bỏ đối thủ bằng việc bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ, mà cả những doanh nghiệp khác; nên việc quy định mới như trên sẽ đảm bảo tính chặt chẽ, góp phần tiêu diệt những kẻ cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo nền kinh tế được phát triển bền vững, tạo sân chơi công bằng cho mọi doanh nghiệp”

Ngoài việc bị xử phạt nêu trên, trường hợp bán hàng dưới giá thành toàn bộ mang tính chất cạnh tranh không lành mạnh còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Đồng thời, Nghị định 75/2019 cũng hướng dẫn rõ việc xác định mức tiền phạt, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.

Nghị định 75/2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.

Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật;
- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top